Xem xét dự án Luật Biển Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Biển Việt Nam và nhiều nội dung quan trọng khác
Theo chương trình dự kiến, tại phiên họp thứ 31, diễn ra từ ngày 6 - 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Biển Việt Nam và nhiều nội dung quan trọng khác.
Ngay trong ngày làm việc đầu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Tiếp sau đó, các dự luật sẽ được “mổ xẻ” là Luật Tố tụng hành chính và Luật Đầu tư công:
Dự án Luật Biển Việt Nam sẽ được thảo luận tại phiên họp sáng thứ Hai (10/5). Đây là dự án luật đã có thời gian chuẩn bị từ khá lâu, từng được dự kiến đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội thứ sáu nhưng sau đó đã bị gác lại do chất lượng chưa đạt yêu cầu.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi Nghị quyết 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 và năm 2010; dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp thứ sáu đến kỳ họp thứ bảy:
Trọn ngày 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành xem xét Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cùng dự án Luật Thủ đô.
Trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy tới, Báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2009, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2010 cũng sẽ được thảo luận tại phiên họp này.
Ngày làm việc cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ bảy, sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 22/6/2010 tại Thủ đô Hà Nội. Nội dung và chương trình làm việc của kỳ họp gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội đã có một số thay đổi so với Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010.
Theo đó, dự án Luật Thủ đô từ chương trình chuẩn bị được chuyển sang chương trình chính thức năm 2010 để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp này.
Ngay trong ngày làm việc đầu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Tiếp sau đó, các dự luật sẽ được “mổ xẻ” là Luật Tố tụng hành chính và Luật Đầu tư công:
Dự án Luật Biển Việt Nam sẽ được thảo luận tại phiên họp sáng thứ Hai (10/5). Đây là dự án luật đã có thời gian chuẩn bị từ khá lâu, từng được dự kiến đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội thứ sáu nhưng sau đó đã bị gác lại do chất lượng chưa đạt yêu cầu.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi Nghị quyết 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 và năm 2010; dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp thứ sáu đến kỳ họp thứ bảy:
Trọn ngày 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành xem xét Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cùng dự án Luật Thủ đô.
Trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy tới, Báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2009, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2010 cũng sẽ được thảo luận tại phiên họp này.
Ngày làm việc cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ bảy, sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 22/6/2010 tại Thủ đô Hà Nội. Nội dung và chương trình làm việc của kỳ họp gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội đã có một số thay đổi so với Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010.
Theo đó, dự án Luật Thủ đô từ chương trình chuẩn bị được chuyển sang chương trình chính thức năm 2010 để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp này.