Yêu cầu đề xuất các phương án “bán” hạ tầng giao thông
Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về vốn, mặt bằng và phương án khai thác các công trình hạ tầng giao thông
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành chỉ thị về việc tiếp tục thực hiện chủ trương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Một trong những nội dung đáng chú ý của chỉ thị là Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng danh mục và đề xuất hình thức chuyển nhượng quyền khai thác, cho thuê các dự án, hạng mục hạ tầng giao thông vận tải được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 4/2015.
Cùng với đó là chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị định số 15/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, ban hành trong quý 4/2015.
Bộ cũng phải tập trung chỉ đạo hoàn thành đúng tiến độ đối với các công trình hạ tầng giao thông như nâng cấp quốc lộ, các tuyến đường cao tốc, cảng Lạch Huyện, đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp.HCM...để sớm đưa vào khai thác, sử dụng.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư; thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư dự án đang đầu tư bằng vốn đầu tư công; hồ sơ, thủ tục phê duyệt đề xuất dự án của nhà đầu tư; hồ sơ, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
Nghiên cứu sửa đổi quy định về chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư phát triển hạ tầng, trong đó có nội dung đảm bảo việc duy tu, bảo trì các công trình trong quá trình sử dụng, vận hành, khai thác.
Phải ưu tiên vốn ODA cho các dự án đặc biệt quan trọng cấp bách, không có khả năng thu hút vốn tư nhân. Sử dụng ODA là chất xúc tác để khơi thông các nguồn vốn tư nhân qua các mô hình PPP. Nghiên cứu đánh giá tình hình huy động, sử dụng vốn từ khu vực tư nhân, bao gồm cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các dự án hạ tầng.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu đánh giá tình hình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng theo các nguồn vốn như: ngân sách nhà nước, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi, nguồn vốn từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và khai thác quỹ đất gắn liền với tài sản kết cấu hạ tầng, và dự kiến khả năng huy động vốn từ các nguồn trên cho giai đoạn 2016-2020.
Đối với điểm nghẽn mặt bằng, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu đề án và các biện pháp, cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng theo Luật Đất đai năm 2013, giải quyết các vướng mắc thực tiễn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 3/2016.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tích cực thực hiện công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng các công trình hạ tầng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu cơ chế, chính sách xã hội hoá thu hút đầu tư vào hạ tầng thuỷ lợi, đặc biệt đối với các dự án chống ngập cho các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ, báo cáo Thủ tướng vào cuối năm nay.
Theo đánh giá của Chính phủ và Thủ tướng, hiện nhiều tuyến đường cao tốc, cảng hàng không, cảng biển… đang được đẩy nhanh tiến độ thi công; hạ tầng giao thông ở các vùng kinh tế trọng điểm được ưu tiên bố trí vốn đầu tư để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như khả năng tích lũy và đầu tư của nền kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư cho các dự án trọng điểm; công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn trong triển khai các dự án đầu tư phát triển, nhất là ở các khu vực đô thị...
Một trong những nội dung đáng chú ý của chỉ thị là Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng danh mục và đề xuất hình thức chuyển nhượng quyền khai thác, cho thuê các dự án, hạng mục hạ tầng giao thông vận tải được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 4/2015.
Cùng với đó là chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị định số 15/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, ban hành trong quý 4/2015.
Bộ cũng phải tập trung chỉ đạo hoàn thành đúng tiến độ đối với các công trình hạ tầng giao thông như nâng cấp quốc lộ, các tuyến đường cao tốc, cảng Lạch Huyện, đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp.HCM...để sớm đưa vào khai thác, sử dụng.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư; thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư dự án đang đầu tư bằng vốn đầu tư công; hồ sơ, thủ tục phê duyệt đề xuất dự án của nhà đầu tư; hồ sơ, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
Nghiên cứu sửa đổi quy định về chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư phát triển hạ tầng, trong đó có nội dung đảm bảo việc duy tu, bảo trì các công trình trong quá trình sử dụng, vận hành, khai thác.
Phải ưu tiên vốn ODA cho các dự án đặc biệt quan trọng cấp bách, không có khả năng thu hút vốn tư nhân. Sử dụng ODA là chất xúc tác để khơi thông các nguồn vốn tư nhân qua các mô hình PPP. Nghiên cứu đánh giá tình hình huy động, sử dụng vốn từ khu vực tư nhân, bao gồm cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các dự án hạ tầng.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu đánh giá tình hình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng theo các nguồn vốn như: ngân sách nhà nước, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi, nguồn vốn từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và khai thác quỹ đất gắn liền với tài sản kết cấu hạ tầng, và dự kiến khả năng huy động vốn từ các nguồn trên cho giai đoạn 2016-2020.
Đối với điểm nghẽn mặt bằng, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu đề án và các biện pháp, cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng theo Luật Đất đai năm 2013, giải quyết các vướng mắc thực tiễn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 3/2016.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tích cực thực hiện công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng các công trình hạ tầng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu cơ chế, chính sách xã hội hoá thu hút đầu tư vào hạ tầng thuỷ lợi, đặc biệt đối với các dự án chống ngập cho các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ, báo cáo Thủ tướng vào cuối năm nay.
Theo đánh giá của Chính phủ và Thủ tướng, hiện nhiều tuyến đường cao tốc, cảng hàng không, cảng biển… đang được đẩy nhanh tiến độ thi công; hạ tầng giao thông ở các vùng kinh tế trọng điểm được ưu tiên bố trí vốn đầu tư để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như khả năng tích lũy và đầu tư của nền kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư cho các dự án trọng điểm; công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn trong triển khai các dự án đầu tư phát triển, nhất là ở các khu vực đô thị...