10 điểm chính kinh tế 7 tháng
Điểm lại những số liệu kinh tế vĩ mô đáng chú ý của Việt Nam trong bảy tháng qua
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội bảy tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu tiếp tục khả quan.
Những căng thẳng về nhập siêu, lạm phát… đã giảm so với trước, trong khi đó, các lĩnh vực sản xuất nông - lâm - thủy sản và công nghiệp, đầu tư nước ngoài, thu ngân sách, dịch vụ bưu chính viên thông… tiếp tục có bước phát triển ngoạn mục.
Theo số liệu ước tính được công bố, tình hình kinh tế đất nước trong bảy tháng qua có những điểm đáng chú ý như sau:
1. Sản xuất nông - lâm - thủy sản và công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá. Tính đến trung tuần tháng bảy, diện tích gieo cấy lúa mùa tại các tỉnh phía Nam tăng hơn so với cùng kỳ 8,9%, diện tích gieo cấy lúa hè thu tăng 5,5%.
Trong khi đó, điều kiện sâu hại, thiếu nước và giảm quỹ đất nông nghiệp khiến diện tích gieo trồng tại khu vực phía Bắc chỉ đạt 82,7% so với cùng kỳ.
Diện tích rừng tập trung trong bảy tháng qua đạt 117,9 ngàn ha, tăng 0,5% so với cùng kỳ; sản lượng gỗ khai thác đạt 1684,4 ngàn m3, tăng 1,1%
Nuôi trồng thủy sản, trái lại, đang gặp khó khăn do giá thức ăn tăng cao trong khi giá xuất bán sản phẩm lại giảm, lượng tồn đọng nhiều. Thủy sản nuôi trồng đạt 1296 ngàn tấn, tăng 25% so với cùng kỳ, trong khi khai thác chỉ tăng thêm 0,1% và đạt 1255,5 ngàn tấn.
Tính chung trong bảy tháng qua, sản lượng thủy sản ước tính đạt 2551,5 ngàn tấn, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước trong đó sản lượng các loại cá đạt 1986,4 ngàn tấn, tăng 14,1%; sản lượng tôm đạt 231,6 ngàn tấn, tăng 1,5%.
Về sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp trong bảy tháng qua (theo giá so sánh 1994) ước đạt 238,3 ngàn tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong con số tăng trưởng ngành công nghiệp, lĩnh vực chế biến đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước với xe tải tăng 96,2%, xe chở khách tăng 78,6%, máy giặt tăng 54,2%, tivi tăng 34,4%, tủ lạnh - tủ đá tăng 27%...
Trái lại, các ngành khai thác mỏ, năng lượng lại không giữ được vai trò động lực cho tăng trưởng công nghiệp khi đạt tốc độ tăng trưởng thấp, một số lĩnh vực giảm sản lượng như điện chỉ tăng 13,8%, nước máy thương phẩm tăng 13,3%, than sạch tăng 4,9%, dầu thô giảm 6%, khí đốt thiên nhiên giảm 0,2%
2. Thu chi ngân sách đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách Nhà nước tính đến ngày 15/7 ước tính bằng 66,7% dự toán năm (con số tương ứng của năm 2007 là 50,2%).
Đóng góp vào tốc độ tăng thu ngân sách Nhà nước là do 3 nguồn thu chính đều tăng khá: các khoản thu nội địa bằng 61,9%, thu từ dầu thô bằng 71,2% và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 75,8%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước đến 15/7 ước tính bằng 56,8% dự toán năm (cùng kỳ năm ngoái là 49,6%), trong đó chi đầu tư phát triển bằng 48,7%.
3. Vốn đầu tư vào nền kinh tế phân nhánh thành hai hướng: đầu tư nước ngoài tăng, trong khi đầu tư khu vực nhà nước lại giảm đáng kể do chính sách thắt chặt đầu tư để kiềm chế lạm phát của Chính phủ.
Tính đến 22/7, cả nước đã tiếp nhận đầu tư 654 dự án với tổng số vốn đăng ký 44,5 tỷ USD. Cùng với 788,6 triệu USD vốn đăng ký bổ sung của 188 lượt dự án thì vốn FDI đăng ký trong bảy tháng đầu năm nay đã đạt 45,3 tỷ USD.
Vốn FDI thực hiện trong cùng thời gian này đạt 6 tỷ USD, tuy cách xã con số ấn tượng của vốn đăng ký nhưng cũng tăng tới 42,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trái lại, khu vực Nhà nước lại giảm mạnh vốn đầu tư do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên do không thu xếp được vốn và giảm đầu tư để kìm chế lạm phát.
Theo báo cáo được 11 đoàn kiểm tra đầu tư công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập hợp, đến 15/7 đã có 1.968 dự án sử dụng 5.992 tỷ đồng vốn ngân sách đề nghị ngừng triển khai, giãn tiến độ thực hiện.
Riêng kết quả kiểm tra tại 15 tập đoàn, tổng công ty đã xác định 1003 dự án với tổng số vốn 29.366 tỷ đồng thuộc diện cắt giảm, hoãn khởi công và giãn tiến độ.
4. Thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng trưởng cho dù giá cả tăng cao. Trong 7 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế ước tính đạt 527,5 ngàn tỷ đồng, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2007.
Thương nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (82,4%) trong doanh thu thương mại dịch vụ, đạt 434,8 ngàn tỷ đồng và tăng 30,2% so với cùng kỳ. Lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đạt 59,5 ngàn tỷ đồng, tăng 24,9%. Dịch vụ đạt 26 ngàn tỷ đồng, tăng 30%. Du lịch đạt 7,2 ngàn tỷ đồng, tăng 47,6%.
5. Giá tiêu dùng đã có dấu hiệu giảm tốc khi đạt tốc độ tăng 1,13% so với tháng trước đó và là tháng có tốc độ tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Tuy nhiên, giá tiêu dùng tính chung bảy tháng qua đã tăng 21,28% so với cùng khoảng thời gian này của năm 2007.
Những đợt tăng giá được khởi đầu bởi lương thực, xi măng, sắt thép… đã qua đi là tác nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng tạo thành xu hướng giảm trong vài tháng gần đây. Tuy nhiên đợt tăng giá xăng ngày 21/7, tuy không ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng này, có thể tác động mạnh đến giá cả hàng hóa dịch vụ các tháng còn lại trong năm.
6. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh và tạo sự cách biệt lớn so với con số tương ứng của cùng thời kỳ các năm trước đây.
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 7 tháng qua đạt 36,88 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 16,47 tỷ USD, tăng 40,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô đạt 13,6 tỷ USD, tăng 28,9%.
Trong 7 tháng qua có 8 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD là: dầu thô 6,8 tỷ USD, tăng 52,2% (lượng giảm 12,1%); hàng dệt may 5,1 tỷ USD, tăng 20,5%; giày dép 2,8 tỷ USD, tăng 18,4%; thuỷ sản 2,3 tỷ USD, tăng 17,7%; gạo 1,8 tỷ USD, tăng 87,6% (lượng giảm 6,8%); sản phẩm gỗ 1,6 tỷ USD, tăng 21,3%; điện tử, máy tính 1,4 tỷ USD, tăng 29,4%; cà phê 1,4 tỷ USD, tăng 3,8% (lượng giảm 25,9%).
Giá trị hàng hoá nhập khẩu đến tháng 7 ước tính đạt 51,89 tỷ USD, tăng 56,8% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 35,47 tỷ USD, tăng 70,4%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng 40,5%.
Kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước một phần do giá nhập khẩu tăng, trong đó giá của 4 mặt hàng: xăng dầu, sắt thép, phân bón và chất dẻo tăng đã đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng thêm 5,14 tỷ USD.
Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của 4 mặt hàng trên thì kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm nay là 46,75 tỷ USD, tăng 41,3%.
Nhập siêu 7 tháng đầu năm ước tính 15,01 tỷ USD, tăng 137,7% so với 7 tháng năm 2007 và bằng 40,7% kim ngạch xuất khẩu.
7. Vận chuyển hành khách 7 tháng năm 2008 ước tính đạt 1.076,3 triệu lượt khách và 49 tỷ lượt khách/km, tăng 11,8% về lượt khách và tăng 9,4% về lượt khách/km so với cùng kỳ năm trước.
Trong các ngành vận tải, vận chuyển hành khách đường bộ có tốc độ tăng trưởng lớn nhất với 970,7 triệu lượt khách và 35,8 tỷ lượt khách/km, tăng 12,7% về lượt khách và tăng 11,6% về lượt khách/km so với cùng kỳ năm trước. Đường hàng không tăng 10% về lượt khách và tăng 6,4% về lượt khách/km. Riêng vận chuyển hành khách bằng đường sắt giảm 2,5% về số lượt khách và giảm 4,3% về số lượt khách/km.
Vận chuyển hàng hóa 7 tháng đầu năm nay ước tính đạt 297,8 triệu tấn và đạt 98,6 tỷ tấn/km, tăng 10,1% về số tấn và tăng 38,7% về số tấn/km so với cùng kỳ năm 2007.
8. Việt Nam vẫn được chọn là điểm đến ưa thích của khách du lịch quốc tế. Trong 7 tháng đầu năm, cả nước đã đón 2,6 triệu lượt du khách quốc tế, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khách đến với mục đích du lịch có số lượng lớn nhất với trên 1,6 triệu lượt người, tăng 3,1%. Khách đến vì công việc đạt 505,5 ngàn lượt người, tăng 38,4%. Riêng khách thăm thân nhân đạt trên 348,8 ngàn lượt người, giảm 3%.
Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không với trên 2 triệu lượt người, chiếm 77,6% tổng số và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2007.
9. Lĩnh vực bưu chính viễn thông có tốc độ tăng trưởng cao. Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông 7 tháng ước tính đạt 39,2 ngàn tỷ đồng, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước.
Số thuê bao điện thoại phát triển mới 7 tháng đầu năm ước tính đạt 12,9 triệu thuê bao, tăng 14,1% so với 7 tháng năm 2007. Tính đến hết tháng 7/2008, trên cả nước có 64,8 triệu thuê bao điện thoại (riêng trong tháng 7 phát triển thêm khoảng 3 triệu thuê bao mới).
Số thuê bao Internet phát triển mới trong 7 tháng ước tính đạt 815,3 ngàn thuê bao, nâng tổng số thuê bao đến hết tháng 7/2008 lên hơn 6 triệu thuê bao.
10. Đến tháng bảy này, cả nước còn 43,7 ngàn hộ với 198,7 ngàn nhân khẩu thiếu đói. Do vụ đông xuân đã thu hoạch xong và cho sản lượng cao, số hộ thiếu đói đến thời điểm này đã giảm 57,3% so với con số 102,3 ngàn lượt hộ của con số 6 tháng đầu năm; số nhân khẩu thiếu đói giảm 56,1% từ 452,5 ngàn lượt nhân khẩu bị thiếu đói của con số 6 tháng trước đó.
Tính từ đầu năm đến nay, các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân đã trợ giúp hơn 30 ngàn tấn lương thực và trên 10 tỷ đồng, riêng tháng 7 hỗ trợ 3,6 ngàn tấn lương thực và 90 triệu đồng.
Những căng thẳng về nhập siêu, lạm phát… đã giảm so với trước, trong khi đó, các lĩnh vực sản xuất nông - lâm - thủy sản và công nghiệp, đầu tư nước ngoài, thu ngân sách, dịch vụ bưu chính viên thông… tiếp tục có bước phát triển ngoạn mục.
Theo số liệu ước tính được công bố, tình hình kinh tế đất nước trong bảy tháng qua có những điểm đáng chú ý như sau:
1. Sản xuất nông - lâm - thủy sản và công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá. Tính đến trung tuần tháng bảy, diện tích gieo cấy lúa mùa tại các tỉnh phía Nam tăng hơn so với cùng kỳ 8,9%, diện tích gieo cấy lúa hè thu tăng 5,5%.
Trong khi đó, điều kiện sâu hại, thiếu nước và giảm quỹ đất nông nghiệp khiến diện tích gieo trồng tại khu vực phía Bắc chỉ đạt 82,7% so với cùng kỳ.
Diện tích rừng tập trung trong bảy tháng qua đạt 117,9 ngàn ha, tăng 0,5% so với cùng kỳ; sản lượng gỗ khai thác đạt 1684,4 ngàn m3, tăng 1,1%
Nuôi trồng thủy sản, trái lại, đang gặp khó khăn do giá thức ăn tăng cao trong khi giá xuất bán sản phẩm lại giảm, lượng tồn đọng nhiều. Thủy sản nuôi trồng đạt 1296 ngàn tấn, tăng 25% so với cùng kỳ, trong khi khai thác chỉ tăng thêm 0,1% và đạt 1255,5 ngàn tấn.
Tính chung trong bảy tháng qua, sản lượng thủy sản ước tính đạt 2551,5 ngàn tấn, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước trong đó sản lượng các loại cá đạt 1986,4 ngàn tấn, tăng 14,1%; sản lượng tôm đạt 231,6 ngàn tấn, tăng 1,5%.
Về sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp trong bảy tháng qua (theo giá so sánh 1994) ước đạt 238,3 ngàn tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong con số tăng trưởng ngành công nghiệp, lĩnh vực chế biến đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước với xe tải tăng 96,2%, xe chở khách tăng 78,6%, máy giặt tăng 54,2%, tivi tăng 34,4%, tủ lạnh - tủ đá tăng 27%...
Trái lại, các ngành khai thác mỏ, năng lượng lại không giữ được vai trò động lực cho tăng trưởng công nghiệp khi đạt tốc độ tăng trưởng thấp, một số lĩnh vực giảm sản lượng như điện chỉ tăng 13,8%, nước máy thương phẩm tăng 13,3%, than sạch tăng 4,9%, dầu thô giảm 6%, khí đốt thiên nhiên giảm 0,2%
2. Thu chi ngân sách đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách Nhà nước tính đến ngày 15/7 ước tính bằng 66,7% dự toán năm (con số tương ứng của năm 2007 là 50,2%).
Đóng góp vào tốc độ tăng thu ngân sách Nhà nước là do 3 nguồn thu chính đều tăng khá: các khoản thu nội địa bằng 61,9%, thu từ dầu thô bằng 71,2% và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 75,8%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước đến 15/7 ước tính bằng 56,8% dự toán năm (cùng kỳ năm ngoái là 49,6%), trong đó chi đầu tư phát triển bằng 48,7%.
3. Vốn đầu tư vào nền kinh tế phân nhánh thành hai hướng: đầu tư nước ngoài tăng, trong khi đầu tư khu vực nhà nước lại giảm đáng kể do chính sách thắt chặt đầu tư để kiềm chế lạm phát của Chính phủ.
Tính đến 22/7, cả nước đã tiếp nhận đầu tư 654 dự án với tổng số vốn đăng ký 44,5 tỷ USD. Cùng với 788,6 triệu USD vốn đăng ký bổ sung của 188 lượt dự án thì vốn FDI đăng ký trong bảy tháng đầu năm nay đã đạt 45,3 tỷ USD.
Vốn FDI thực hiện trong cùng thời gian này đạt 6 tỷ USD, tuy cách xã con số ấn tượng của vốn đăng ký nhưng cũng tăng tới 42,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trái lại, khu vực Nhà nước lại giảm mạnh vốn đầu tư do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên do không thu xếp được vốn và giảm đầu tư để kìm chế lạm phát.
Theo báo cáo được 11 đoàn kiểm tra đầu tư công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập hợp, đến 15/7 đã có 1.968 dự án sử dụng 5.992 tỷ đồng vốn ngân sách đề nghị ngừng triển khai, giãn tiến độ thực hiện.
Riêng kết quả kiểm tra tại 15 tập đoàn, tổng công ty đã xác định 1003 dự án với tổng số vốn 29.366 tỷ đồng thuộc diện cắt giảm, hoãn khởi công và giãn tiến độ.
4. Thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng trưởng cho dù giá cả tăng cao. Trong 7 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế ước tính đạt 527,5 ngàn tỷ đồng, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2007.
Thương nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (82,4%) trong doanh thu thương mại dịch vụ, đạt 434,8 ngàn tỷ đồng và tăng 30,2% so với cùng kỳ. Lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đạt 59,5 ngàn tỷ đồng, tăng 24,9%. Dịch vụ đạt 26 ngàn tỷ đồng, tăng 30%. Du lịch đạt 7,2 ngàn tỷ đồng, tăng 47,6%.
5. Giá tiêu dùng đã có dấu hiệu giảm tốc khi đạt tốc độ tăng 1,13% so với tháng trước đó và là tháng có tốc độ tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Tuy nhiên, giá tiêu dùng tính chung bảy tháng qua đã tăng 21,28% so với cùng khoảng thời gian này của năm 2007.
Những đợt tăng giá được khởi đầu bởi lương thực, xi măng, sắt thép… đã qua đi là tác nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng tạo thành xu hướng giảm trong vài tháng gần đây. Tuy nhiên đợt tăng giá xăng ngày 21/7, tuy không ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng này, có thể tác động mạnh đến giá cả hàng hóa dịch vụ các tháng còn lại trong năm.
6. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh và tạo sự cách biệt lớn so với con số tương ứng của cùng thời kỳ các năm trước đây.
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 7 tháng qua đạt 36,88 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 16,47 tỷ USD, tăng 40,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô đạt 13,6 tỷ USD, tăng 28,9%.
Trong 7 tháng qua có 8 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD là: dầu thô 6,8 tỷ USD, tăng 52,2% (lượng giảm 12,1%); hàng dệt may 5,1 tỷ USD, tăng 20,5%; giày dép 2,8 tỷ USD, tăng 18,4%; thuỷ sản 2,3 tỷ USD, tăng 17,7%; gạo 1,8 tỷ USD, tăng 87,6% (lượng giảm 6,8%); sản phẩm gỗ 1,6 tỷ USD, tăng 21,3%; điện tử, máy tính 1,4 tỷ USD, tăng 29,4%; cà phê 1,4 tỷ USD, tăng 3,8% (lượng giảm 25,9%).
Giá trị hàng hoá nhập khẩu đến tháng 7 ước tính đạt 51,89 tỷ USD, tăng 56,8% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 35,47 tỷ USD, tăng 70,4%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng 40,5%.
Kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước một phần do giá nhập khẩu tăng, trong đó giá của 4 mặt hàng: xăng dầu, sắt thép, phân bón và chất dẻo tăng đã đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng thêm 5,14 tỷ USD.
Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của 4 mặt hàng trên thì kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm nay là 46,75 tỷ USD, tăng 41,3%.
Nhập siêu 7 tháng đầu năm ước tính 15,01 tỷ USD, tăng 137,7% so với 7 tháng năm 2007 và bằng 40,7% kim ngạch xuất khẩu.
7. Vận chuyển hành khách 7 tháng năm 2008 ước tính đạt 1.076,3 triệu lượt khách và 49 tỷ lượt khách/km, tăng 11,8% về lượt khách và tăng 9,4% về lượt khách/km so với cùng kỳ năm trước.
Trong các ngành vận tải, vận chuyển hành khách đường bộ có tốc độ tăng trưởng lớn nhất với 970,7 triệu lượt khách và 35,8 tỷ lượt khách/km, tăng 12,7% về lượt khách và tăng 11,6% về lượt khách/km so với cùng kỳ năm trước. Đường hàng không tăng 10% về lượt khách và tăng 6,4% về lượt khách/km. Riêng vận chuyển hành khách bằng đường sắt giảm 2,5% về số lượt khách và giảm 4,3% về số lượt khách/km.
Vận chuyển hàng hóa 7 tháng đầu năm nay ước tính đạt 297,8 triệu tấn và đạt 98,6 tỷ tấn/km, tăng 10,1% về số tấn và tăng 38,7% về số tấn/km so với cùng kỳ năm 2007.
8. Việt Nam vẫn được chọn là điểm đến ưa thích của khách du lịch quốc tế. Trong 7 tháng đầu năm, cả nước đã đón 2,6 triệu lượt du khách quốc tế, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khách đến với mục đích du lịch có số lượng lớn nhất với trên 1,6 triệu lượt người, tăng 3,1%. Khách đến vì công việc đạt 505,5 ngàn lượt người, tăng 38,4%. Riêng khách thăm thân nhân đạt trên 348,8 ngàn lượt người, giảm 3%.
Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không với trên 2 triệu lượt người, chiếm 77,6% tổng số và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2007.
9. Lĩnh vực bưu chính viễn thông có tốc độ tăng trưởng cao. Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông 7 tháng ước tính đạt 39,2 ngàn tỷ đồng, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước.
Số thuê bao điện thoại phát triển mới 7 tháng đầu năm ước tính đạt 12,9 triệu thuê bao, tăng 14,1% so với 7 tháng năm 2007. Tính đến hết tháng 7/2008, trên cả nước có 64,8 triệu thuê bao điện thoại (riêng trong tháng 7 phát triển thêm khoảng 3 triệu thuê bao mới).
Số thuê bao Internet phát triển mới trong 7 tháng ước tính đạt 815,3 ngàn thuê bao, nâng tổng số thuê bao đến hết tháng 7/2008 lên hơn 6 triệu thuê bao.
10. Đến tháng bảy này, cả nước còn 43,7 ngàn hộ với 198,7 ngàn nhân khẩu thiếu đói. Do vụ đông xuân đã thu hoạch xong và cho sản lượng cao, số hộ thiếu đói đến thời điểm này đã giảm 57,3% so với con số 102,3 ngàn lượt hộ của con số 6 tháng đầu năm; số nhân khẩu thiếu đói giảm 56,1% từ 452,5 ngàn lượt nhân khẩu bị thiếu đói của con số 6 tháng trước đó.
Tính từ đầu năm đến nay, các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân đã trợ giúp hơn 30 ngàn tấn lương thực và trên 10 tỷ đồng, riêng tháng 7 hỗ trợ 3,6 ngàn tấn lương thực và 90 triệu đồng.