2014, năm thăng trầm chưa từng có của chứng khoán Việt Nam
10 sự kiện chứng khoán tiêu biểu của Việt Nam năm 2014, qua bình chọn của các nhà báo viết về chứng khoán
Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán vừa tổ chức công bố bình chọn 10 sự kiện chứng khoán tiêu biểu của năm 2014. Một năm thị trường chứng kiến nhiều thăng trầm chưa từng có, khi những tác động từ bên ngoài đã tạo ra những biến động lớn…
1. Nhiều phiên sụt giảm hiếm thấy
Năm 2014 là năm thị trường chứng khoán chịu nhiều các tác động từ những yếu tố bên ngoài, mà tiêu biểu nhất là sự kiện biển Đông và những đột biến của giá dầu thế giới.
Thị trường lần đầu tiên phải đối diện với những rủi ro như vậy. "Sự kiện biển Đông" bắt đầu tác động đến thị trường từ cuối tháng 4, đúng vào giai đoạn điều chỉnh sau chu kỳ tăng trưởng tốt 3 tháng đầu năm. Chỉ trong vòng 7 phiên, VN-Index đã sụt giảm hơn 11%, rơi xuống mức thấp nhất 508,51 điểm, HNX-Index giảm hơn 13%, còn 68,74 điểm.
Đây là những phiên sụt giảm liên tục cấp kỳ mạnh nhất kể từ tháng 8/2012.
Sự kiện giá dầu thế giới giảm chủ yếu tác động đến thị trường thông qua quá trình định giá lại triển vọng của các cổ phiếu dầu khí và ảnh hưởng từ quy mô vốn hóa rất lớn của các cổ phiếu này. VN-Index chỉ trong 15 phiên cuối tháng 11 và đầu tháng 12 đã sụt giảm 27,8% và HNX-Index sụt giảm 6,7%, trong đó những cổ phiếu tiêu biểu như GAS sụt giảm tới 30,4%, PVD giảm 27,8%, PVS giảm 32,6%...
2. Thông tư 36 minh bạch dòng tiền vào chứng khoán
Ngày 20/11/2014, Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36) quy định giới hạn cho vay và tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó các quy định sẽ khắt khe hơn bắt buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ, có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
Tinh thần chính của Thông tư 36 là làm minh bạch dòng tiền chảy vào chứng khoán và gỡ vướng trong các xử lý về sở hữu chéo. Những quy định tác động trực tiếp lên thị trường chứng khoán bao gồm: Giới hạn cho vay 5% vốn điều lệ đối với đầu tư kinh doanh chứng khoán; Điều kiện cho vay phải đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 3% cùng các quy định liên chặt chẽ quan đến cho vay công ty con, công ty liên kết, người có liên quan…
Ngoài ra, cũng trong tháng 11/2014, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 78 trong đó có quy định từ năm 2015 sẽ không phát hành trái phiếu kỳ hạn dưới 5 năm. Điều này được dự báo sẽ có tác động không nhỏ tới dòng tiền vào thị trường trái phiếu chính phủ.
3. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán bám sát mục tiêu
Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán là 1 trong 4 trụ cột chính của công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán: Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa, cơ sở nhà đầu tư, tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán và tái cấu trúc hệ thống thị trường.
Trong đó, nổi bật là lĩnh vực tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán đã bám sát được mục tiêu đề ra và có được kết quả thực tế cụ thể, từng bước thu hẹp số lượng, nâng cao chất lượng hoạt động.
Theo đó, từ 105 công ty chứng khoán trước đây, hiện đã thu hẹp còn 81 công ty (giảm 24 công ty). Riêng từ đầu năm 2014 đến tháng 10/2014, Ủy ban Chứng khoán đã thực hiện cho giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc sáp nhật 8 công ty chứng khoán; đình chỉ, cho tạm ngừng hoạt động 3 công ty và đưa 13 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát, kiểm soát đặc biệt hoặc rút bớt nghiệp vụ.
Đối với công ty quản lý quỹ, thì hiện tại còn 42 công ty, trong đó 10 tháng năm 2014 đã cho giải thể, chấm dứt hoạt động 2 công ty, đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động 4 công ty, đưa 1 công ty vào diện kiểm soát và kiểm soát đặc biệt.
4. Tiến trình cổ phần hóa và đưa doanh nghiệp lên sàn tiến một bước dài
Quyết tâm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước được hiện thực bằng Nghị quyết Nghị quyết 15/NQ-CP và Quyết định 51/2014/QĐ-TTg với những giải pháp cụ thể và đột phá.
Những quyết tâm trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn được thể hiện qua việc: quy trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước trong việc không hoàn thành nhiệm vụ; tháo gỡ trong việc bán cổ phần dưới mệnh giá; sự tham gia của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) khi các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn; quy định chi tiết về đăng ký giao dịch và niêm yết trên công khai trên sàn chứng khoán trong thời hạn 90 ngày…
Những giải pháp này đã tạo nên sự sôi động chưa từng có với việc IPO hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn như: Vietnam Airlines, Vinatex… Trong 10 tháng đầu năm cả nước đã cổ phần hóa 100 doanh nghiệp nhà nước; thoái vốn đầu tư ngoài ngành đạt trên 3.500 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cả năm 2013.
Tại HNX, trong năm 2014 tổ chức 51 cuộc đấu giá, riêng tháng 12 số lượng đấu giá khá nhiều. Tại sàn HOSE, trong 2 tháng cuối năm (11 và 12), cứ trung bình 1,5 ngày có 1 cuộc đấu giá tại HOSE.
5. Việt Nam có quỹ ETF nội đầu tiên
Năm 2014 thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận hình thức quỹ hoán đổi danh mục (ETF) nội đầu tiên với sự ra đời của Quỹ E1VFMVN30 ngày 4/7/2014, mô phỏng chỉ số HSX30. Quỹ đã chính thức giao dịch chứng chỉ tại sàn HSX ngày 6/10/2014 với quy mô ban đầu 202 tỷ đồng.
Ngày 14/10/2014, quỹ ETF thứ hai mô phỏng chỉ số HNX30 cũng đã được cấp phép chào bán chứng chỉ ra công chúng. Thị trường đã có thêm sự lựa chọn cho dòng vốn đầu tư dài hạn ưa thích chiến lược đầu tư thụ động. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có cơ hội gián tiếp đầu tư vào các cổ phiếu đã hết room thông qua hình thức quỹ này.
6. Trái phiếu Chính phủ ghi nhận nhiều “kỷ lục”
Trong năm 2014, thị trường trái phiếu Chính phủ có mức tăng trưởng tốt cả về huy động và giao dịch thứ cấp. Tính từ đầu năm đến 15/12, tổng khối lượng trúng thầu trái phiếu qua đấu giá tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đạt 214.344 tỷ đồng.
Trong đó, Kho bạc Nhà nước đấu thầu thành công hơn 195.038 tỷ đồng (đạt 70,67% so với kế hoạch mới nhất); Ngân hàng Phát triển Việt Nam đấu thầu thành công 10.703 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đấu thầu thành công 4.502 tỷ đồng; Kho bạc Nhà nước Hà Nội đấu thầu thành công 3.000 tỷ đồng, Quỹ Đầu tư Phát triển thành phố Đà Nẵng đấu thầu thành công 1.100 tỷ đồng.
Như vậy, so với năm 2013, khối lượng huy động trái phiếu chính phủ từ đấu thầu đã cao hơn nhiều con số lập kỷ lục năm ngoái - 143.000 tỷ đồng. Trên thị trường thứ cấp, tính từ 1/1/2014 đến nay, giá trị giao dịch của trái phiếu chính phủ đạt 810,937 nghìn tỷ đồng, cao gấp đôi so với năm 2013. Thêm một kỷ lục khác là bình quân giao dịch từng phiên cũng đã tăng mạnh.
Tới thời điểm 12/12, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt gần 3.465,54 tỷ đồng/phiên, cao hơn gấp đôi so với năm 2013 (1.668 tỷ đồng/phiên).
Kỳ hạn trái phiếu trúng thầu cũng đã có sự chuyển biến lớn khi lượng trái phiếu kỳ hạn dài đã chiếm tỷ lệ lớn hơn, trong đó đặc biệt có sự góp công rất lớn từ việc huy động trái phiếu chính phủ kỳ hạn 15 năm. Kỳ hạn bình quân trái phiếu trúng thầu đã được kéo dài lên mức 4,8 - 4,9 năm thay vì 2013 là 3,0 -3,5 năm. Lãi suất của 2014 giảm mạnh với mức giảm bình quân từ 1,3% -1,4%/năm.
7. Chứng khoán phái sinh chính thức khởi động
Ngày 11/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 366/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.
Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam là một thị trường bậc cao, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sự phức tạp và rủi ro của thị trường này là một trong những nguyên nhân gây ra những bất ổn trên thị trường tài chính.
Đó chính là lý do mà trong quyết định phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành thể hiện rõ quan điểm thận trọng, định hướng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh từ đơn giản đến phức tạp, bảo đảm được khả năng quản lý, giám sát đối với những rủi ro trên thị trường.
Hiện tại, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã trình Chính phủ nghị định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
8. Chuẩn bị nâng hạn thị trường chứng khoán từ “cận biên” lên “mới nổi”
Từ đầu năm 2014, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư tại các thị trường lớn tại châu Á, châu Âu và dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức tại Mỹ.
Đồng thời đang triển khai các bước đi nhằm để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng cận biên (frontier market) lên thành thị trường mới nổi (emerging market) của chỉ số MSCI.
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO) và đã thực hiện ký kết ghi nhớ đa phương (MMoU) với 25 quốc gia châu Âu. Đây là những bước đi tích cực nhằm tăng cường vị thế trên thị trường tài chính quốc tế và là bước đi quan trọng để tiến hành các bước cho việc nâng hạng thị trường.
Nếu thực hiện thành công việc nâng hạng này, hạn mức phân bổ vốn cho thị trường Việt Nam của các quĩ đầu tư quốc tế sẽ được mở rộng mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi để động viên các dòng vốn quốc tế vào Việt Nam.
9. Ấn tượng về giao dịch của FLC, KLF
Năm 2014 nổi lên nhiều cổ phiếu có mức thanh khoản khổng lồ thu hút chú ý đặc biệt của thị trường mà tiêu biểu là hai mã KLF, FLC. Quy mô thanh khoản cực lớn được đo lường bằng khối lượng khớp lệnh và giá trị khớp lệnh liên tục trong 3 phiên so với lượng lưu hành của cổ phiếu đó.
FLC đạt kỷ lục về khối lượng tích lũy liên tiếp 3 phiên vào trung tuần tháng 11/2014 với trên 113,6 triệu cổ phiếu, chiếm 36% tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành.
KLF cũng đạt khối lượng tích lũy cao nhất 78,8 triệu cổ phiếu vào giữa tháng 11/2014, chiếm 52% tổng khối lượng lưu hành.
Giá trị khớp lệnh tương ứng cùng thời điểm ở FLC là 1.442,7 tỷ đồng và ở FLC là 1.060,5 tỷ đồng.
10. Lần đầu tiên có quy chế vay và cho vay của VSD
Tháng 8/2014, Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) ký quyết định ban hành quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại VSD.
Hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại VSD nhằm hỗ trợ thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp thành viên lưu ký tạm thời thiếu hụt chứng khoán để thanh toán, hoặc hỗ trợ thành viên lập quỹ ETF có đủ chứng khoán để góp vốn và thực hiện giao dịch hoán đổi danh mục với quỹ ETF theo quy định hiện hành.
Dù có cơ chế vay và cho vay chứng khoán, nhưng đối tượng áp dụng còn khá hẹp. Nhà đầu tư có chứng khoán lưu ký tại VSD có thể cho vay số chứng khoán này, nhưng không được đi vay chứng khoán. Đối tượng được vay chỉ là các thành viên lưu ký hoặc các tổ chức được công nhận là thành viên lập quỹ ETF mà thôi.
1. Nhiều phiên sụt giảm hiếm thấy
Năm 2014 là năm thị trường chứng khoán chịu nhiều các tác động từ những yếu tố bên ngoài, mà tiêu biểu nhất là sự kiện biển Đông và những đột biến của giá dầu thế giới.
Thị trường lần đầu tiên phải đối diện với những rủi ro như vậy. "Sự kiện biển Đông" bắt đầu tác động đến thị trường từ cuối tháng 4, đúng vào giai đoạn điều chỉnh sau chu kỳ tăng trưởng tốt 3 tháng đầu năm. Chỉ trong vòng 7 phiên, VN-Index đã sụt giảm hơn 11%, rơi xuống mức thấp nhất 508,51 điểm, HNX-Index giảm hơn 13%, còn 68,74 điểm.
Đây là những phiên sụt giảm liên tục cấp kỳ mạnh nhất kể từ tháng 8/2012.
Sự kiện giá dầu thế giới giảm chủ yếu tác động đến thị trường thông qua quá trình định giá lại triển vọng của các cổ phiếu dầu khí và ảnh hưởng từ quy mô vốn hóa rất lớn của các cổ phiếu này. VN-Index chỉ trong 15 phiên cuối tháng 11 và đầu tháng 12 đã sụt giảm 27,8% và HNX-Index sụt giảm 6,7%, trong đó những cổ phiếu tiêu biểu như GAS sụt giảm tới 30,4%, PVD giảm 27,8%, PVS giảm 32,6%...
2. Thông tư 36 minh bạch dòng tiền vào chứng khoán
Ngày 20/11/2014, Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36) quy định giới hạn cho vay và tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó các quy định sẽ khắt khe hơn bắt buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ, có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
Tinh thần chính của Thông tư 36 là làm minh bạch dòng tiền chảy vào chứng khoán và gỡ vướng trong các xử lý về sở hữu chéo. Những quy định tác động trực tiếp lên thị trường chứng khoán bao gồm: Giới hạn cho vay 5% vốn điều lệ đối với đầu tư kinh doanh chứng khoán; Điều kiện cho vay phải đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 3% cùng các quy định liên chặt chẽ quan đến cho vay công ty con, công ty liên kết, người có liên quan…
Ngoài ra, cũng trong tháng 11/2014, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 78 trong đó có quy định từ năm 2015 sẽ không phát hành trái phiếu kỳ hạn dưới 5 năm. Điều này được dự báo sẽ có tác động không nhỏ tới dòng tiền vào thị trường trái phiếu chính phủ.
3. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán bám sát mục tiêu
Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán là 1 trong 4 trụ cột chính của công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán: Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa, cơ sở nhà đầu tư, tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán và tái cấu trúc hệ thống thị trường.
Trong đó, nổi bật là lĩnh vực tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán đã bám sát được mục tiêu đề ra và có được kết quả thực tế cụ thể, từng bước thu hẹp số lượng, nâng cao chất lượng hoạt động.
Theo đó, từ 105 công ty chứng khoán trước đây, hiện đã thu hẹp còn 81 công ty (giảm 24 công ty). Riêng từ đầu năm 2014 đến tháng 10/2014, Ủy ban Chứng khoán đã thực hiện cho giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc sáp nhật 8 công ty chứng khoán; đình chỉ, cho tạm ngừng hoạt động 3 công ty và đưa 13 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát, kiểm soát đặc biệt hoặc rút bớt nghiệp vụ.
Đối với công ty quản lý quỹ, thì hiện tại còn 42 công ty, trong đó 10 tháng năm 2014 đã cho giải thể, chấm dứt hoạt động 2 công ty, đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động 4 công ty, đưa 1 công ty vào diện kiểm soát và kiểm soát đặc biệt.
4. Tiến trình cổ phần hóa và đưa doanh nghiệp lên sàn tiến một bước dài
Quyết tâm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước được hiện thực bằng Nghị quyết Nghị quyết 15/NQ-CP và Quyết định 51/2014/QĐ-TTg với những giải pháp cụ thể và đột phá.
Những quyết tâm trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn được thể hiện qua việc: quy trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước trong việc không hoàn thành nhiệm vụ; tháo gỡ trong việc bán cổ phần dưới mệnh giá; sự tham gia của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) khi các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn; quy định chi tiết về đăng ký giao dịch và niêm yết trên công khai trên sàn chứng khoán trong thời hạn 90 ngày…
Những giải pháp này đã tạo nên sự sôi động chưa từng có với việc IPO hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn như: Vietnam Airlines, Vinatex… Trong 10 tháng đầu năm cả nước đã cổ phần hóa 100 doanh nghiệp nhà nước; thoái vốn đầu tư ngoài ngành đạt trên 3.500 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cả năm 2013.
Tại HNX, trong năm 2014 tổ chức 51 cuộc đấu giá, riêng tháng 12 số lượng đấu giá khá nhiều. Tại sàn HOSE, trong 2 tháng cuối năm (11 và 12), cứ trung bình 1,5 ngày có 1 cuộc đấu giá tại HOSE.
5. Việt Nam có quỹ ETF nội đầu tiên
Năm 2014 thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận hình thức quỹ hoán đổi danh mục (ETF) nội đầu tiên với sự ra đời của Quỹ E1VFMVN30 ngày 4/7/2014, mô phỏng chỉ số HSX30. Quỹ đã chính thức giao dịch chứng chỉ tại sàn HSX ngày 6/10/2014 với quy mô ban đầu 202 tỷ đồng.
Ngày 14/10/2014, quỹ ETF thứ hai mô phỏng chỉ số HNX30 cũng đã được cấp phép chào bán chứng chỉ ra công chúng. Thị trường đã có thêm sự lựa chọn cho dòng vốn đầu tư dài hạn ưa thích chiến lược đầu tư thụ động. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có cơ hội gián tiếp đầu tư vào các cổ phiếu đã hết room thông qua hình thức quỹ này.
6. Trái phiếu Chính phủ ghi nhận nhiều “kỷ lục”
Trong năm 2014, thị trường trái phiếu Chính phủ có mức tăng trưởng tốt cả về huy động và giao dịch thứ cấp. Tính từ đầu năm đến 15/12, tổng khối lượng trúng thầu trái phiếu qua đấu giá tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đạt 214.344 tỷ đồng.
Trong đó, Kho bạc Nhà nước đấu thầu thành công hơn 195.038 tỷ đồng (đạt 70,67% so với kế hoạch mới nhất); Ngân hàng Phát triển Việt Nam đấu thầu thành công 10.703 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đấu thầu thành công 4.502 tỷ đồng; Kho bạc Nhà nước Hà Nội đấu thầu thành công 3.000 tỷ đồng, Quỹ Đầu tư Phát triển thành phố Đà Nẵng đấu thầu thành công 1.100 tỷ đồng.
Như vậy, so với năm 2013, khối lượng huy động trái phiếu chính phủ từ đấu thầu đã cao hơn nhiều con số lập kỷ lục năm ngoái - 143.000 tỷ đồng. Trên thị trường thứ cấp, tính từ 1/1/2014 đến nay, giá trị giao dịch của trái phiếu chính phủ đạt 810,937 nghìn tỷ đồng, cao gấp đôi so với năm 2013. Thêm một kỷ lục khác là bình quân giao dịch từng phiên cũng đã tăng mạnh.
Tới thời điểm 12/12, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt gần 3.465,54 tỷ đồng/phiên, cao hơn gấp đôi so với năm 2013 (1.668 tỷ đồng/phiên).
Kỳ hạn trái phiếu trúng thầu cũng đã có sự chuyển biến lớn khi lượng trái phiếu kỳ hạn dài đã chiếm tỷ lệ lớn hơn, trong đó đặc biệt có sự góp công rất lớn từ việc huy động trái phiếu chính phủ kỳ hạn 15 năm. Kỳ hạn bình quân trái phiếu trúng thầu đã được kéo dài lên mức 4,8 - 4,9 năm thay vì 2013 là 3,0 -3,5 năm. Lãi suất của 2014 giảm mạnh với mức giảm bình quân từ 1,3% -1,4%/năm.
7. Chứng khoán phái sinh chính thức khởi động
Ngày 11/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 366/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.
Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam là một thị trường bậc cao, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sự phức tạp và rủi ro của thị trường này là một trong những nguyên nhân gây ra những bất ổn trên thị trường tài chính.
Đó chính là lý do mà trong quyết định phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành thể hiện rõ quan điểm thận trọng, định hướng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh từ đơn giản đến phức tạp, bảo đảm được khả năng quản lý, giám sát đối với những rủi ro trên thị trường.
Hiện tại, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã trình Chính phủ nghị định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
8. Chuẩn bị nâng hạn thị trường chứng khoán từ “cận biên” lên “mới nổi”
Từ đầu năm 2014, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư tại các thị trường lớn tại châu Á, châu Âu và dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức tại Mỹ.
Đồng thời đang triển khai các bước đi nhằm để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng cận biên (frontier market) lên thành thị trường mới nổi (emerging market) của chỉ số MSCI.
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO) và đã thực hiện ký kết ghi nhớ đa phương (MMoU) với 25 quốc gia châu Âu. Đây là những bước đi tích cực nhằm tăng cường vị thế trên thị trường tài chính quốc tế và là bước đi quan trọng để tiến hành các bước cho việc nâng hạng thị trường.
Nếu thực hiện thành công việc nâng hạng này, hạn mức phân bổ vốn cho thị trường Việt Nam của các quĩ đầu tư quốc tế sẽ được mở rộng mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi để động viên các dòng vốn quốc tế vào Việt Nam.
9. Ấn tượng về giao dịch của FLC, KLF
Năm 2014 nổi lên nhiều cổ phiếu có mức thanh khoản khổng lồ thu hút chú ý đặc biệt của thị trường mà tiêu biểu là hai mã KLF, FLC. Quy mô thanh khoản cực lớn được đo lường bằng khối lượng khớp lệnh và giá trị khớp lệnh liên tục trong 3 phiên so với lượng lưu hành của cổ phiếu đó.
FLC đạt kỷ lục về khối lượng tích lũy liên tiếp 3 phiên vào trung tuần tháng 11/2014 với trên 113,6 triệu cổ phiếu, chiếm 36% tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành.
KLF cũng đạt khối lượng tích lũy cao nhất 78,8 triệu cổ phiếu vào giữa tháng 11/2014, chiếm 52% tổng khối lượng lưu hành.
Giá trị khớp lệnh tương ứng cùng thời điểm ở FLC là 1.442,7 tỷ đồng và ở FLC là 1.060,5 tỷ đồng.
10. Lần đầu tiên có quy chế vay và cho vay của VSD
Tháng 8/2014, Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) ký quyết định ban hành quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại VSD.
Hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại VSD nhằm hỗ trợ thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp thành viên lưu ký tạm thời thiếu hụt chứng khoán để thanh toán, hoặc hỗ trợ thành viên lập quỹ ETF có đủ chứng khoán để góp vốn và thực hiện giao dịch hoán đổi danh mục với quỹ ETF theo quy định hiện hành.
Dù có cơ chế vay và cho vay chứng khoán, nhưng đối tượng áp dụng còn khá hẹp. Nhà đầu tư có chứng khoán lưu ký tại VSD có thể cho vay số chứng khoán này, nhưng không được đi vay chứng khoán. Đối tượng được vay chỉ là các thành viên lưu ký hoặc các tổ chức được công nhận là thành viên lập quỹ ETF mà thôi.