AWS và Microsoft cạnh tranh không hồi kết trong lĩnh vực đám mây

Bảo Ngọc
Chia sẻ

Amazon là động lực ngăn chặn tham vọng ngày càng tăng của Microsoft trong việc trở thành nhà thầu điện toán đám mây lớn nhất cho chính phủ các nước, Bloomberg đưa tin…

CISPE là liên minh các tổ chức hàng đầu về điện toán đám mây, phục vụ hàng triệu khách hàng tại thị trường châu Âu. Được biệt, CISPE, Liên minh Cấp phép Phần mềm Công bằng (CFSL) và Liên minh Đổi mới Kỹ thuật số (ADI) đều đang cố gắng thuyết phục các nhà hoạch định chính sách địa phương rằng Microsoft đã điều hướng khách hàng không đúng cách khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây Azure của hãng cố tình lấn át đối thủ và cản trở tiến bộ công nghệ trong chính phủ.

Các tổ chức này có hàng chục thành viên, nhưng Amazon là nhà tài trợ lớn nhất và công ty có quy mô lớn nhất, được đo bằng doanh thu.

Người phát ngôn của các nhóm nhấn mạnh không có công ty nào quyết định chương trình nghị sự chung. Nhưng theo đánh giá của Bloomberg về hồ sơ thuế, tài liệu và phỏng vấn kín với nhân viên nội bộ, Amazon Web Services đóng vai trò trực tiếp trong việc định hình hoạt động tổ chức theo hướng “có lợi” cho gã khổng lồ đám mây.

Rõ ràng, các liên minh này muốn đảm bảo rằng khách hàng có thể sử dụng dòng sản phẩm phổ biến của Microsoft như Office Suite hoặc Windows trên bất kỳ hệ thống điện toán đám mây nào - đặc biệt là trên Amazon Web Services, nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây hàng đầu thế giới và là động lực lợi nhuận lớn nhất của đại gia TMĐT Amazon.

AWS và Microsoft cạnh tranh không hồi kết trong lĩnh vực đám mây - Ảnh 1

Để nhấn mạnh thông điệp, nhóm đã đệ đơn khiếu nại, vận động hành lang đội ngũ quản lý và tìm cách định hình quan điểm các nhà hoạch định chính sách cho thị trường đám mây. Amazon phủ nhận công ty là tác giả của những tuyên bố trên.

"Hầu hết doanh nghiệp trong mọi ngành công nghiệp lớn từ lâu đã làm việc với rất nhiều hiệp hội thương mại", ông Shannon Kellogg, phát ngôn viên đến từ Amazon, chia sẻ với Bloomberg, đồng thời cho biết thêm rằng, ngoài CISPE, AWS hỗ trợ hàng chục hiệp hội thương mại cũng như liên minh khác. "Sự hợp tác của chúng tôi với các hiệp hội thương mại hoàn toàn phục vụ mục tiêu làm những gì tốt nhất cho khách hàng. Những quan điểm mục đích khác hoàn toàn sai lệch", ông Kellogg nói thêm.

CUỘC CHIẾN GIỮA MICROSOFT VÀ AWS

Trong những tháng gần đây, các nhà quản lý ở EU và Anh đã điều tra liệu Microsoft có tham gia vào hành vi chống cạnh tranh trên thị trường đám mây hay không. Tại Mỹ, FTC dự kiến sẽ công bố những phát hiện ban đầu về đánh giá cạnh tranh toàn diện của ngành công nghiệp điện toán đám mây - có thể ảnh hưởng trực tiếp tới AWS.

"Chúng tôi đang đầu tư và làm việc để đáp ứng, thậm chí vượt xa kỳ vọng khách hàng, trong khi Amazon dành thời gian và nguồn lực để tham gia vào các nhóm vận động chính phủ", bà Becca Dougherty, phát ngôn viên của Microsoft, bày tỏ.

Cả Amazon và Microsoft đều đang đặt cược rằng điện toán đám mây hành chính công sẽ là “cỗ máy kiếm tiền” trong tương lai gần. Bloomberg Intelligence ước tính thị trường đám mây Hoa Kỳ có thể đạt 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2027, tăng từ 532 tỷ USD năm 2022.

Thế mạnh của Microsoft chính là bộ Office và hệ điều hành Windows. Hơn 80% nhân viên chính phủ liên bang sử dụng phần mềm của Microsoft. Giống như Amazon, Microsoft cũng tài trợ cho một số liên minh bên ngoài vận động hành lang các nhà hoạch định chính sách.

Trong khi đó, Amazon thu hút khách hàng chính phủ nhờ AWS, sử dụng để lưu trữ thông tin và vận hành nhiều ứng dụng liên quan. Trong lĩnh vực này, AWS sở hữu gần gấp đôi thị phần so với đối thủ gần nhất, dịch vụ đám mây Azure của Microsoft, theo ước tính từ Gartner.

AWS và Microsoft cạnh tranh không hồi kết trong lĩnh vực đám mây - Ảnh 2

CISPE VÀO CUỘC TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Kể từ khi thành lập CISPE vào năm 2016, các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây tại châu Âu đã coi đây là động lực ủng hộ ngành công nghiệp hiệu quả. Theo tài liệu của CISPE, nhóm thành viên sáng lập bao gồm OVHcloud, Aruba và Amazon Europe (thành viên sáng lập lớn nhất dựa trên doanh thu). Microsoft không phải là thành viên tổ chức.

Công ty có doanh thu hàng năm trên 500 triệu USD như AWS và Aruba phải chi trả khoảng 30.000 USD phí thành viên, theo phát ngôn viên Ben Maynard (OVHcloud không còn là thành viên liên minh). Bởi vì nhóm đưa ra quyết định dựa trên bỏ phiếu, "bất kỳ tổ chức nào cũng không thể ra lệnh cho các luồng công việc của CISPE", ông nhấn mạnh.

Vào tháng 4/2021, CISPE đã xuất bản sách trắng kêu gọi Microsoft cho phép khách hàng sử dụng phần mềm Office trên nhiều nền tảng đám mây hơn.

CISPE gia tăng áp lực vào năm sau, khi đệ đơn khiếu nại chống độc quyền chống lại Microsoft lên cơ quan quản lý cạnh tranh hàng đầu châu Âu, cáo buộc hãng gây khó khăn cho khách hàng trong việc thay đổi nhà cung cấp đám mây bằng cách ràng buộc các phần mềm kinh doanh với đám mây Azure.

Đầu năm 2022, CISPE tuyên bố chiến thắng, công bố thỏa thuận tiềm năng với Microsoft sẽ cho phép khách hàng chuyển đổi dễ dàng hơn sang một số nhà cung cấp đám mây khác bao gồm Amazon.

FTC ĐIỀU PHỐI SÂN CHƠI HOA KỲ

Tại Hoa Kỳ, FTC đang xem xét liệu các công ty có cạnh tranh công bằng và bảo vệ khách hàng trong ngành công nghiệp điện toán đám mây hay không.

Amazon cũng là nhà tài trợ chính cho Liên minh Cấp phép Phần mềm Công bằng (CFSL) có trụ sở tại Washington, theo nguồn tin thân cận. Công ty trước đây cũng đã tiết lộ tham gia vào nhóm.

Vào tháng 9/2022, liên minh này công bố bộ quy tắc cấp phép phần mềm mới, có vẻ gần giống với các quy tắc do CISPE ban hành một năm trước đó. Google và một loạt liên minh thương mại khác đều tán thành đề xuất.

Amazon cũng là nhà tài trợ chính của Liên minh Đổi mới Kỹ thuật số (ADI), một nhóm thương mại có 27 thành viên bao gồm Google và Salesforce; Microsoft không phải là thành viên. Liên minh đang cố gắng vận động chính phủ Hoa Kỳ dịch chuyển toàn bộ hoạt động lên đám mây.

Ông Jeff Kratz, Phó chủ tịch AWS, nằm trong Ban Điều hành liên minh. Trong một tuyên bố, Amazon phủ nhận bất kỳ vai trò nào trong việc tạo ra đề xuất mới từ các nhóm.

"Quan điểm chính sách của Liên minh và tài liệu liên quan được phát triển, viết và chỉnh sửa bởi đội ngũ nhân viên nội bộ", phát ngôn viên khẳng định. "Các thành viên Liên minh có cơ hội xem xét, nhận xét và đóng góp cho dự thảo, và sản phẩm cuối cùng phải có mức độ đồng thuận cao từ toàn bộ thành viên".

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con