Ba lý do khiến Apple tránh được làn sóng sa thải nhân viên

Đức Mạnh
Chia sẻ

Google đã cùng với các công ty công nghệ khác đã sa thải gần 12.000 nhân viên. Giờ đây, Apple là công ty công nghệ lớn duy nhất chưa gặp phải “làn sóng” sa thải này…

Mô hình kinh doanh của Apple khác biệt đáng kể so với mô hình của các công ty công nghệ lớn khác
Mô hình kinh doanh của Apple khác biệt đáng kể so với mô hình của các công ty công nghệ lớn khác

Khi những “gã khổng lồ” công nghệ như Google, Amazon, Microsoft và những công ty khác tuyên bố sa thải hàng loạt nhân viên, nhiều người trong ngành công nghệ đã nín thở chờ đợi động thái của Apple. Tuy nhiên, “gã khổng lồ” này vẫn chưa sa thải nhân viên và hiện chưa có kế hoạch thực hiện điều này trong thời gian tới. 

Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook đã tuyên bố rằng sa thải nhân viên là biện pháp cuối cùng và ông sẽ tìm những cách khác để quản lý chi phí thay vì sa thải nhân sự. Ông cho rằng sẽ không thể loại trừ hoàn toàn khả năng phải sa thải, nhưng hiện tại Apple đã tránh được chúng.

Ở thời điểm hiện tại, Apple là “ông lớn” công nghệ lớn duy nhất vẫn chưa sa thải nhân viên của mình. Dưới đây là ba nguyên nhân khiến gã khổng lồ xứ Cupertino vẫn có thể trụ vững trước bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay.

CEO APPLE TỰ NGUYỆN CẮT GIẢM LƯƠNG

Vị giám đốc điều hành của Apple đã tự mình yêu cầu giảm lương vì ông cảm thấy cảm thấy rằng mức lương của mình quá cao. Trong một hồ sơ gửi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), Apple cho biết mức lương của Tim Cook sau khi điều chỉnh sẽ là 49 triệu USD trong năm 2023. Điều này bao gồm mức lương cơ bản 3 triệu USD, cùng với 6 triệu tiền thưởng và vốn đầu tư của chủ sở hữu là 40 triệu USD. Ngoài ra, tỷ lệ đơn vị cổ phiếu được trao cho Tim Cook gắn liền với hiệu suất của Apple cũng sẽ tăng lên 75% so với 50% trước đó.

Ủy ban lương thưởng của Apple cho biết họ đã thực hiện thay đổi này để đáp lại cuộc bỏ phiếu trả lương năm ngoái, trong đó chỉ 64% cổ đông chấp thuận khoản lương của Tim Cook, giảm từ 95% so với năm 2020. Theo đó vào năm ngoái, giám đốc điều hành Apple đã nhận được gói lương 99,4 triệu USD. Điều này bao gồm mức lương cơ bản tương tự là 3 triệu USD và khoảng 83 triệu USD tiền thưởng và cổ phiếu.

HẠN CHẾ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ

Lý do chính đằng sau “làn sóng” sa thải công nghệ hàng loạt gần đây là do việc tuyển dụng ồ ạt - điều mà Apple đã không làm trong đại dịch Covid-19. So với các công ty công nghệ khác, Apple đã mở rộng quy mô lực lượng lao động của mình với tốc độ chậm và cẩn trọng hơn hơn. 

Phát triển một cách thận trọng cũng là một phần văn hóa của công ty, minh chứng là lần sa thải hàng loạt gần đây nhất của họ xảy ra vào năm 1997, khi Steve Jobs trở lại Apple và sa thải 1/3 trong số 14.500 nhân viên lúc bấy giờ. Trong ba năm qua, lực lượng lao động của Apple đã tăng 20%, phù hợp với xu hướng tăng trưởng của từng năm.

Sự cạnh tranh trong thời kỳ đại dịch đã khiến các “ông lớn” thuê nhiều người hơn bao giờ hết: lực lượng lao động của Amazon tăng gấp đôi, trong khi số nhân viên của Meta tăng 94%, Microsoft và Google mỗi công ty tăng hơn 50% nhân sự. Tính từ tháng 9/2022 đến nay, gã khổng lồ Apple đã thuê gần 164.000 nhân viên toàn thời gian cho các bộ phận trong công ty cũng như lĩnh vực bán lẻ. Và thay vì phải sa thải hàng loạt nhân viên, Apple đã xoay xở bằng cách thuê ít người mới hơn. Theo một tuyên bố được đưa ra trên Wall Street Journal, ông Tom Forte, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại ngân hàng đầu tư DA Davidson & Co cho rằng gã khổng lồ Cupertino có thể không thay thế những nhân viên đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu để tránh cơn “bão” sa thải.

CUNG CẤP ÍT ĐẶC QUYỀN HƠN

Không chỉ thận trọng khi tuyển dụng nhân viên mới, công ty này cũng cung cấp tương đối ít đặc quyền hơn cho nhân viên. Trái ngược với hầu hết các “ông lớn” công nghệ khác, Apple không cung cấp bữa trưa miễn phí cho nhân viên như Google hay Meta, điều này đã giúp công ty tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Dịch vụ dọn dẹp miễn phí như công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính Stripe cũng không xuất hiện ở đây. Tương tự như vậy, tiền lương của Apple nói chung cũng không quá cao như các đối thủ cạnh tranh - điều đã trở nên phổ biến với giới công nghệ ở Thung lũng Silicon

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con