Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bỏ trốn và số phận khối tài sản kê biên

Đỗ Mến
Chia sẻ

Cơ quan tố tụng đã kê biên loạt chung cư, biệt thự và thửa đất diện tích hơn 4.000 m2 liên quan đến bà Nhàn, đồng thời phong tỏa 4 tài khoản của Công ty AIC với số tiền hơn 107 tỷ đồng. Trong quá trình tố tụng xuất hiện bên thứ ba lên tiếng về thửa đất hơn 4.000m2...

Quang cảnh phiên tòa xét xử vụ án AIC.
Quang cảnh phiên tòa xét xử vụ án AIC.

Vụ án Công ty AIC gian lận thầu tại Bệnh viện Đồng Nai đang được TAND TP Hà Nội xét xử giai đoạn sơ thẩm.

Trong vụ án này, bà  Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC và 7 bị cáo khác đang bỏ trốn nên tòa án chỉ định luật sư bào chữa. Việc xét xử các bị cáo được căn cứ vào khoản 2, Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

ĐỀ NGHỊ DUY TRÌ LỆNH KÊ BIÊN, PHONG TỎA TÀI SẢN

Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp sau: bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả; bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa; bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận. Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.

Việc xét xử vắng mặt có thể gặp trở ngại vì luật sư không được tiếp xúc với thân chủ, không biết thân chủ muốn bào chữa theo hướng nào. Mặt khác, việc đối chất giữa các bên cũng khó thực hiện.

Trước đó, trong phần luận tội, Viện kiểm sát đề nghị tuyên bà Nhàn mức án 30 năm tù về tội danh Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Về trách nhiệm dân sự, buộc bà Nhàn và hai Phó Tổng giám đốc Trần Mạnh Hà và Hoàng Thị Thúy Nga phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho UBND tỉnh Đồng Nai số tiền đã gây thiệt hại là hơn 152 tỷ đồng. 

Duy trì các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Công ty AIC để bảo đảm thi hành án. Cụ thể, đề nghị tiếp tục phong toả hơn 107 tỷ đồng là số dư 4 tài khoản của công ty.

Tiếp tục kê biên các bất động sản gồm 6 căn hộ tại chung cư ở phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội; biệt thự diện tích 453m2 tại địa chỉ phố Nguyễn Huy Tự, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đều đứng tên bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn; biệt thự diện tích 357m2 tại phố Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội của Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhờ bố đẻ đứng tên;

Hai thửa đất diện tích 4.065 m2 tại địa chỉ lô F1 và F2, thuộc Dự án đấu giá quyền sử dụng đất phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp cho Công ty Cổ phần Bất động sản AIC.

SỐ PHẬN TÀI SẢN KÊ BIÊN?

Trong quá trình tố tụng, đại diện Công ty AIC chấp nhận việc cơ quan điều tra phong tỏa 4 tài khoản của công ty với số tiền 107 tỷ đồng để bồi thường cho chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, xuất hiện tại tòa bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, ông Lê Đức Thắng, người đại diện CTCP Bất động sản AIC, cho rằng hai lô đất diện tích 4.065m2 tại địa chỉ lô F1, và F2 thuộc dự án đấu giá quyền sử đụng dất xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội từ lâu không còn là của Công ty AIC.

Theo ông Thắng, quyền sở hữu 2 lô đất trên không phải của bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cũng không thuộc về quyền quản lý và sử dụng của Công ty AIC, mà thuộc về CTCP Bất động sản AIC. “Ban lãnh đạo công ty rất ngạc nhiên khi nhận được quyết định kê biên khối tài sản trên. Đây là quyết định thiếu căn cứ pháp luật”, ông Thắng cho hay.

Về nguồn gốc đất, vị này trình bày, năm 2004, UBND TP Hà Nội có văn bản giao cho Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 25 tổ chức nghiên cứu, lập dự án xây dựng trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe kinh doanh. 4 năm sau, chủ đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn 44,4 tỷ đồng.

Năm 2009, UBND TP Hà Nội có quyết định chuyển nhượng dự án từ Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 25 sang CTCP Bất động sản AIC. Từ năm 2010, CTCP Bất động sản AIC được thuê đất với thời hạn 50 năm, trả tiền hàng năm. Năm 2012, công ty được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay, công ty là đơn vị duy nhất và hợp pháp với khu đất trên.

Còn bà Nhàn là 1 trong 12 cổ đông trước đây của CTCP Bất động sản AIC. Ngày 14/4/2021, bà Nhàn và 11 cổ đông đã chuyển nhượng 6,3 triệu cổ phần, tương đương 100% vốn điều lệ cho 3 doanh nghiệp là CTCP Bất động sản Prime Land, CTCP phát triển Thành phố Xanh và CTCP Đầu tư xây dựng Thái Sơn.

Sau đó tiếp tục có sự biến động cổ đông. Cho đến nay, công ty có 3 cổ đông gồm CTCP Bất động sản Prime Land chiếm 99% vốn, CTCP Tập đoàn T&H và bà Phạm Thị Hạnh.

Ông Thắng xác định, bà Nhàn không còn là cổ đông công ty và không còn bất cứ quyền lợi, nghĩa vụ nào liên quan đến CTCP Bất động sản AIC. Mặt khác, thời điểm chuyển nhượng cổ phần, bà Nhàn chưa bị khởi tố hình sự. Do đó, ông Thắng đề nghị tòa án hủy bỏ lệnh kê biên tài sản trên.

Kê biên tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế trong hoạt động tố tụng hình sự. Theo đó, Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Kê biên tài sản chỉ áp dụng với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại”.

Tài sản bị kê biên phải là tài sản thuộc sở hữu của bị can, bị cáo trong các vụ án về tội mà Bộ luật Hình sự quy định áp dụng hình phạt tiền hoặc bị can, bị cáo khi xét xử có thể bị tuyên tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại.

 

Theo cáo trạng, Công ty AIC và các Công ty do Công ty AIC chỉ định tham gia 16/19 gói thầu thiết bị y tế của Dự án xây dựng Bệnh viện Đồng Nai với tổng giá trị hơn 665 tỷ đồng. Trong đó, Công ty AIC đứng tên trúng 12 gói thầu giá trị hơn 477 tỷ đồng.

Ngày 3/11/2022, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai ban hành Kết luận định giá, xác định: 14/16 gói thầu trên gây thiệt hại hơn 148 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty AIC còn ký các Phụ lục hợp đồng với chủ đầu tư để điều chỉnh mức phạt hợp đồng, điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng trái quy định, gây thiệt hại số tiền hơn 3,5 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số tiền mà bà Nhàn cùng đồng phạm gây thiệt hại được xác định là hơn 152 tỷ đồng.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con