“Ba thế mạnh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam”
Ghi nhận tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) lần thứ nhất, được Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức
“Chính phủ Việt Nam tạo thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế”. Đây là khẳng định của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) lần thứ nhất, được Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức chiều 3/6.
Ngoài các diễn giả trong và ngoài nước, diễn đàn này thu hút sự tham dự của hơn 500 doanh nghiêp tư nhân trong nước.
Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Bùi Văn Quân, trong phát biểu khai mạc cho biết hiện Việt Nam có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp tư nhân, đang tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm, chiếm 51% lực lượng lao động cả nước và đóng góp trên 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Theo ông Quân, mặc dù còn non trẻ nhưng khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay đang sở hữu ba thế mạnh chính.
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có lòng yêu nước, có nhiệt huyết và nghị lực đối mặt với thách thức và rủi ro để vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân và đất nước.
Thế mạnh thứ hai là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có trí sáng tạo và năng lực cạnh tranh mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã trưởng thành và đứng vào hàng ngũ doanh nghiệp khu vực; ngày càng đông các doanh nghiệp tư nhân đã và đang vươn ra đầu tư, hoạt động ở nước ngoài.
Thế hệ doanh nhân trẻ được du học và làm việc ở nước ngoài mang về kiến thức, kinh nghiệm, các ứng dụng khoa học công nghệ và khoa học quản trị tiên tiến để giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh là thế mạnh thứ ba.
Ông Quân cũng nhìn nhận, bên cạnh những mặt mạnh, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều hạn chế về vốn, kiến thức, thị trường, đối tác quốc tế và đặc biệt là các vấn đề chính sách.
Với lần đầu tiên Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam đươc tổ chức, ông Quân nhấn mạnh mục đích của diễn đàn là thảo luận làm thế nào để giúp doanh nghiêp tư nhân Việt Nam khắc phục được yếu kém, phát huy hết nội lực để vươn lên mạnh mẽ.
Tại đây, hơn 500 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẽ cùng nhau trao đổi để đánh giá khách quan thực trạng và nội lực của khu vực kinh tế tư nhân, qua đó tìm ra tiếng nói chung về những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội và lợi thế mà khối này đã và đang đối mặt.
Trên cơ sở đó, ông Quân nói, Diễn đàn Kinh tế tư nhân sẽ tập hợp và đề xuất các giải pháp chiến lược cho phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam, cũng như thiết lập cơ chế đối thoại thường xuyên trên tinh thần hợp tác giữa khu vực kinh tế tư nhân với Chính phủ và các đối tác trong ,ngoài nước để hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Đại hội Đảng 12 đã khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ông khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi thành phần kinh tế phát triển.
Diễn đàn này, theo Phó thủ tướng là dịp quan trọng để Chính phủ lắng nghe các ý kiến trực tiếp từ đội ngũ doanh nhân để tiếp thu và trình Quốc hội những chủ trương chính sách để đến năm 2020 Việt Nam có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp.
Theo Phó thủ tướng, hiện nay Việt Nam có hơn 900 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng thực tế chỉ có hơn 500 nghìn doanh nghiệp đang hoat động. Mục tiêu của Chính phủ là 4 năm nữa, có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp.
Và để đạt được mục tiêu này thì bên cạnh chăm lo phát triển doanh nghiệp hiện có, Việt Nam sẽ đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp quốc gia. Những ý kiến thẳng thắn của các doanh nhân tại diễn đàn sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu này.
Ngoài các diễn giả trong và ngoài nước, diễn đàn này thu hút sự tham dự của hơn 500 doanh nghiêp tư nhân trong nước.
Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Bùi Văn Quân, trong phát biểu khai mạc cho biết hiện Việt Nam có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp tư nhân, đang tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm, chiếm 51% lực lượng lao động cả nước và đóng góp trên 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Theo ông Quân, mặc dù còn non trẻ nhưng khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay đang sở hữu ba thế mạnh chính.
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có lòng yêu nước, có nhiệt huyết và nghị lực đối mặt với thách thức và rủi ro để vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân và đất nước.
Thế mạnh thứ hai là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có trí sáng tạo và năng lực cạnh tranh mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã trưởng thành và đứng vào hàng ngũ doanh nghiệp khu vực; ngày càng đông các doanh nghiệp tư nhân đã và đang vươn ra đầu tư, hoạt động ở nước ngoài.
Thế hệ doanh nhân trẻ được du học và làm việc ở nước ngoài mang về kiến thức, kinh nghiệm, các ứng dụng khoa học công nghệ và khoa học quản trị tiên tiến để giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh là thế mạnh thứ ba.
Ông Quân cũng nhìn nhận, bên cạnh những mặt mạnh, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều hạn chế về vốn, kiến thức, thị trường, đối tác quốc tế và đặc biệt là các vấn đề chính sách.
Với lần đầu tiên Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam đươc tổ chức, ông Quân nhấn mạnh mục đích của diễn đàn là thảo luận làm thế nào để giúp doanh nghiêp tư nhân Việt Nam khắc phục được yếu kém, phát huy hết nội lực để vươn lên mạnh mẽ.
Tại đây, hơn 500 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẽ cùng nhau trao đổi để đánh giá khách quan thực trạng và nội lực của khu vực kinh tế tư nhân, qua đó tìm ra tiếng nói chung về những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội và lợi thế mà khối này đã và đang đối mặt.
Trên cơ sở đó, ông Quân nói, Diễn đàn Kinh tế tư nhân sẽ tập hợp và đề xuất các giải pháp chiến lược cho phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam, cũng như thiết lập cơ chế đối thoại thường xuyên trên tinh thần hợp tác giữa khu vực kinh tế tư nhân với Chính phủ và các đối tác trong ,ngoài nước để hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Đại hội Đảng 12 đã khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ông khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi thành phần kinh tế phát triển.
Diễn đàn này, theo Phó thủ tướng là dịp quan trọng để Chính phủ lắng nghe các ý kiến trực tiếp từ đội ngũ doanh nhân để tiếp thu và trình Quốc hội những chủ trương chính sách để đến năm 2020 Việt Nam có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp.
Theo Phó thủ tướng, hiện nay Việt Nam có hơn 900 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng thực tế chỉ có hơn 500 nghìn doanh nghiệp đang hoat động. Mục tiêu của Chính phủ là 4 năm nữa, có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp.
Và để đạt được mục tiêu này thì bên cạnh chăm lo phát triển doanh nghiệp hiện có, Việt Nam sẽ đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp quốc gia. Những ý kiến thẳng thắn của các doanh nhân tại diễn đàn sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu này.