Báo Mỹ thi nhau phá sản
Chỉ trong vòng hai ngày qua, làng báo Mỹ đã chứng kiến sự phá sản của hai công ty báo chí
Chỉ trong vòng hai ngày qua, làng báo Mỹ đã chứng kiến sự phá sản của hai công ty báo chí. Doanh số lao dốc trong bối cảnh suy thoái kinh tế là lý do chính dẫn tới những vụ phá sản này.
Ngày 22/2, Philadelphia Newspapers, một công ty con của tập đoàn truyền thông Philadelphia Media Holdings, đồng thời là công ty xuất bản của các tờ báo như Philadelphia Inquirer, The Philadelphia Daily News, và The Inquirer tuyên bố nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ.
Đại diện của công ty này cho hay, các tờ báo do công ty xuất bản sẽ tiếp tục hoạt động bình thường dưới sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, lãnh đạo tờ báo sẽ đàm phán với các chủ nợ về việc điều chỉnh lại các khoản nợ cho công ty.
“Mục tiêu của chúng tôi là giảm nợ về mức phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay”, ông Brian Tierney, đại diện của Philadelphia Newspapers cho hay.
Vào năm 2006, ông Tierney cùng nhiều nhà đầu tư đã chung vốn để mua lại công ty báo chí này với giá 562 triệu USD, trong đó có 412 triệu USD là tiền đi vay. Số nợ mà các nhà đầu tư này còn mang ở thời điểm xin phá sản là 390 triệu USD.
Đáng chú ý, các nhà đầu tư này hầu như chẳng có chút kiến thức hay kinh nghiệm gì về điều hành một công ty báo chí. Thêm vào đó, trong hơn vòng hai năm qua, doanh thu của các công ty báo chí ở Mỹ đã sụt giảm 20% do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
Ngay cả tờ báo hàng đầu nước Mỹ New York Times cũng phải kêu gọi sự đầu tư tài chính từ nhà tỷ phú người Mexico, ông Carlos Slim Helu. Mới đây, tỷ phú này đã đầu tư thêm 250 triệu USD vào tờ báo này, nâng cổ phần sở hữu tại đây lên 17%.
Vụ phá sản của Philadelphia Newspapers khiến người ta nhớ lại vụ phá sản cách đây chưa lâu của một “đại gia” báo chí khác ở Mỹ là Tribune Company. Công ty này được một ông "trùm" địa ốc mua lại vào tháng 12/2007 và chưa đầy một năm sau đó đã phá sản.
Trước khi Philadelphia Newspapers xin phá sản đúng một ngày, vào ngày 21/2, một công ty báo chí khác của Mỹ có tên Journal Register cũng nộp đơn xin phá sản theo Chương 11.
Đây là công ty sở hữu 20 tờ báo ra hàng ngày và 159 tờ báo khác ở các bang Philadelphia, Michigan, Connecticut, Cleveland và New York, trong đó được chú ý nhiều nhất là tờ The New Haven Register xuất bản ở bang Connecticut.
CEO James W. Hall của công ty này tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng sẽ tái cơ cấu để trở thành một công ty mạnh hơn, gọn hơn và có tình hình tài chính tốt hơn trong môi trường hiện nay. Mọi hoạt động của chúng tôi vẫn diễn ra bình thường”.
Tính tới ngày 30/11/2008, công ty báo chí này có tài sản 596 triệu USD và số nợ 692 triệu USD. Công ty có tổng cộng 3.500 nhân viên.
(Theo New York Times, AP)
Ngày 22/2, Philadelphia Newspapers, một công ty con của tập đoàn truyền thông Philadelphia Media Holdings, đồng thời là công ty xuất bản của các tờ báo như Philadelphia Inquirer, The Philadelphia Daily News, và The Inquirer tuyên bố nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ.
Đại diện của công ty này cho hay, các tờ báo do công ty xuất bản sẽ tiếp tục hoạt động bình thường dưới sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, lãnh đạo tờ báo sẽ đàm phán với các chủ nợ về việc điều chỉnh lại các khoản nợ cho công ty.
“Mục tiêu của chúng tôi là giảm nợ về mức phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay”, ông Brian Tierney, đại diện của Philadelphia Newspapers cho hay.
Vào năm 2006, ông Tierney cùng nhiều nhà đầu tư đã chung vốn để mua lại công ty báo chí này với giá 562 triệu USD, trong đó có 412 triệu USD là tiền đi vay. Số nợ mà các nhà đầu tư này còn mang ở thời điểm xin phá sản là 390 triệu USD.
Đáng chú ý, các nhà đầu tư này hầu như chẳng có chút kiến thức hay kinh nghiệm gì về điều hành một công ty báo chí. Thêm vào đó, trong hơn vòng hai năm qua, doanh thu của các công ty báo chí ở Mỹ đã sụt giảm 20% do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
Ngay cả tờ báo hàng đầu nước Mỹ New York Times cũng phải kêu gọi sự đầu tư tài chính từ nhà tỷ phú người Mexico, ông Carlos Slim Helu. Mới đây, tỷ phú này đã đầu tư thêm 250 triệu USD vào tờ báo này, nâng cổ phần sở hữu tại đây lên 17%.
Vụ phá sản của Philadelphia Newspapers khiến người ta nhớ lại vụ phá sản cách đây chưa lâu của một “đại gia” báo chí khác ở Mỹ là Tribune Company. Công ty này được một ông "trùm" địa ốc mua lại vào tháng 12/2007 và chưa đầy một năm sau đó đã phá sản.
Trước khi Philadelphia Newspapers xin phá sản đúng một ngày, vào ngày 21/2, một công ty báo chí khác của Mỹ có tên Journal Register cũng nộp đơn xin phá sản theo Chương 11.
Đây là công ty sở hữu 20 tờ báo ra hàng ngày và 159 tờ báo khác ở các bang Philadelphia, Michigan, Connecticut, Cleveland và New York, trong đó được chú ý nhiều nhất là tờ The New Haven Register xuất bản ở bang Connecticut.
CEO James W. Hall của công ty này tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng sẽ tái cơ cấu để trở thành một công ty mạnh hơn, gọn hơn và có tình hình tài chính tốt hơn trong môi trường hiện nay. Mọi hoạt động của chúng tôi vẫn diễn ra bình thường”.
Tính tới ngày 30/11/2008, công ty báo chí này có tài sản 596 triệu USD và số nợ 692 triệu USD. Công ty có tổng cộng 3.500 nhân viên.
(Theo New York Times, AP)