Bi hài quanh chuyện xuất khẩu lao động đi Đài Loan
Hiện tại, thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan vẫn đang giữ vị trí số một đối với lao động Việt Nam
Hiện tại, thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan vẫn đang giữ vị trí số một đối với lao động Việt Nam.
Thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, 8 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu được gần 59.000 lao động. Trong đó, Đài Loan vẫn đang dẫn đầu khi tiếp nhận được 22.865 người, chiếm gần 40% tổng số lao động tại tất cả các thị trường.
Tuy nhiên, xung quanh thị trường này, vẫn đang có những tồn tại đáng lưu tâm.
Tuyển lao động: “Vơ bèo vạt tép”
Chuyện xảy ra ở một công ty có trụ sở nằm trên đường Giảng Võ là một ví dụ điển hình, khi doanh nghiệp này ký với đối tác Đài Loan một đơn hàng cung cấp lao động cơ khí. Khi không thể tạo đủ nguồn cho đơn hàng lao động có nghề này, doanh nghiệp đã “chiêu” luôn cả lao động phổ thông. Kết quả là, sau khi tiếp nhận lao động, chủ sử dụng thì thiếu người, bản thân lao động lại thiếu việc.
Anh Nguyễn Viết Lục (ở Nam Sách, Hải Dương), một lao động đã tự ý bỏ về nước sau khi sang Đài Loan vì không được làm đúng việc, kể: "Khi doanh nghiệp về địa phương tạo nguồn, mặc dù chúng tôi không có tay nghề, nhưng vẫn có thể đăng ký với họ để sang Đài Loan làm về điện, cơ khí, sửa chữa ôtô… với mức lương khá hấp dẫn.
Đại diện doanh nghiệp đã nói với chúng tôi rằng, sang đấy sẽ được chủ tiếp nhận đào tạo thêm. Sang đến đất Đài Loan, chúng tôi vẫn có công ty tiếp nhận nhưng sau khi thử tay nghề không đạt yêu cầu, chúng tôi buộc phải đi làm vườn, phun thuốc trừ sâu…với mức lương rất thấp."
Điều đáng nói ở đây, chuyện “vơ bèo, vạt tép” trong khâu tuyển lao động nói trên lại xảy ra không chỉ ở một vài doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng bán rẻ thương hiệu lao động Việt Nam để chạy theo hợp đồng, số lượng.
Trao đổi với VnEconomy, nhiều chủ doanh nghiệp Đài Loan cho biết, lao động Việt Nam rất cần cù, chịu khó, nắm bắt công việc nhanh. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của lao động nước ngoài đang làm việc tại đây, chất lượng lao động Việt Nam chưa đạt yêu cầu, cụ thể là thiếu kinh nghiệm, thiếu tính chuyên nghiệp.
Đại diện một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước cũng thừa nhận, lao động Việt Nam sang Đài Loan chủ yếu làm việc trong các nhà máy vừa và nhỏ. Họ chỉ được đảm trách ở những khâu giản đơn, không đòi hỏi kỹ năng và trình độ tay nghề cao nên thu nhập cũng thấp hơn so với lao động các nước.
Chuyện về “anh nhà nghèo đứt tay”
Luật lao động tại Đài Loan quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe người lao động, đặc biệt là lao động nhập cư.
Mới đây, Ủy ban Lao động Đài Loan đã công bố nguyên tắc khám sức khỏe định kỳ đối với lao động nước ngoài. Theo đó, lao động kiểm tra sức khỏe định kỳ lần 1 không đạt yêu cầu thì chủ sử dụng không đựơc phép cho lao động về nước, hoặc đuổi lao động ra khỏi nhà, mà phải sắp xếp cho lao động chỗ ăn ở trong thời gian chữa bệnh. Sau đó, lao động sẽ được khám sức khỏe lần 2, nếu đạt yêu cầu, mới tiếp tục làm việc.
Thế nhưng, một nghịch lý xảy ra ở đây, trong khi lao động các nước như Thái Lan, Indonesia, Philipinnes rất coi trọng sức khỏe, tuân thủ nghiêm ngặt quy định thì lao động Việt Nam lại hết sức thờ ơ với sức khỏe của chính mình. Thậm chí, nhiều lao động đã không cần đến quyền lợi mà hiển nhiên mình được hưởng.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lao động kể, trong quá trình làm việc, một số lao động Việt Nam đã bị tai nạn như đứt tay, dập gối… nhưng nhất định không chịu đến bệnh viện khi chủ yêu cầu. Thậm chí có người còn trả lời hết sức "thật thà" rằng: “Không sao đâu, ở Việt Nam tôi thường xuyên bị thế này và nó tự khỏi”.
Có lẽ khi nói câu đó, người lao động Việt Nam không hề nghĩ rằng mình đã bị giảm đi mấy "bậc" trong mắt chủ sử dụng.
Khi lao động cũng thành môi giới
Anh Nguyễn Văn Hòa (Hà Tĩnh), sau khi đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan được một năm, mới đây đã về quê tuyển lao động.
Anh kể, gần đây nhiều chủ sử dụng lao động Đài Loan không muốn tuyển dụng lao động thông qua các công ty môi giới Việt Nam vì các công ty này không cung cấp được những lao động đúng yêu cầu.
Anh cũng cho biết có rất nhiều lao động sau khi làm việc một thời gian được chủ “tin tưởng” và giao cho việc về nước tạo nguồn lao động theo yêu cầu của họ.
“Làm như thế là lợi cả ba đường, chủ sử dụng thì có được lao động như ý, người có nhu cầu đi xuất khẩu thì phải bỏ ra một khoản chi phí thấp, và chúng tôi lại có thêm thu nhập”, anh Hòa nói.
Tuy nhiên, vấn đề không hề đơn giản như thế. Theo một cán bộ Hiệp hội Xuất khẩu lao động, việc lao động xuất khẩu sang Đài Loan trở thành môi giới đã trở nên phổ biến.
Vị này cũng đề xuất các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặc chẽ, điều tra và xử lý hiện tượng này. “Đây là hiện tượng vi phạm nghiêm trọng luật đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, là một trong những biến tướng của "cò" lao động, nếu không được ngăn chặn và xử lý sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác xuất khẩu lao động sang thị trường Đài Loan và quyền lợi của bản thân người lao động”, ông nói.
Còn các chuyên gia trong lĩnh vực lại đưa ra cảnh báo, nếu không sớm khắc phục những tồn tại nói trên, thị trường Đài Loan sẽ khó giữ được vị trí "quán quân" trong thời gian tới.
Thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, 8 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu được gần 59.000 lao động. Trong đó, Đài Loan vẫn đang dẫn đầu khi tiếp nhận được 22.865 người, chiếm gần 40% tổng số lao động tại tất cả các thị trường.
Tuy nhiên, xung quanh thị trường này, vẫn đang có những tồn tại đáng lưu tâm.
Tuyển lao động: “Vơ bèo vạt tép”
Chuyện xảy ra ở một công ty có trụ sở nằm trên đường Giảng Võ là một ví dụ điển hình, khi doanh nghiệp này ký với đối tác Đài Loan một đơn hàng cung cấp lao động cơ khí. Khi không thể tạo đủ nguồn cho đơn hàng lao động có nghề này, doanh nghiệp đã “chiêu” luôn cả lao động phổ thông. Kết quả là, sau khi tiếp nhận lao động, chủ sử dụng thì thiếu người, bản thân lao động lại thiếu việc.
Anh Nguyễn Viết Lục (ở Nam Sách, Hải Dương), một lao động đã tự ý bỏ về nước sau khi sang Đài Loan vì không được làm đúng việc, kể: "Khi doanh nghiệp về địa phương tạo nguồn, mặc dù chúng tôi không có tay nghề, nhưng vẫn có thể đăng ký với họ để sang Đài Loan làm về điện, cơ khí, sửa chữa ôtô… với mức lương khá hấp dẫn.
Đại diện doanh nghiệp đã nói với chúng tôi rằng, sang đấy sẽ được chủ tiếp nhận đào tạo thêm. Sang đến đất Đài Loan, chúng tôi vẫn có công ty tiếp nhận nhưng sau khi thử tay nghề không đạt yêu cầu, chúng tôi buộc phải đi làm vườn, phun thuốc trừ sâu…với mức lương rất thấp."
Điều đáng nói ở đây, chuyện “vơ bèo, vạt tép” trong khâu tuyển lao động nói trên lại xảy ra không chỉ ở một vài doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng bán rẻ thương hiệu lao động Việt Nam để chạy theo hợp đồng, số lượng.
Trao đổi với VnEconomy, nhiều chủ doanh nghiệp Đài Loan cho biết, lao động Việt Nam rất cần cù, chịu khó, nắm bắt công việc nhanh. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của lao động nước ngoài đang làm việc tại đây, chất lượng lao động Việt Nam chưa đạt yêu cầu, cụ thể là thiếu kinh nghiệm, thiếu tính chuyên nghiệp.
Đại diện một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước cũng thừa nhận, lao động Việt Nam sang Đài Loan chủ yếu làm việc trong các nhà máy vừa và nhỏ. Họ chỉ được đảm trách ở những khâu giản đơn, không đòi hỏi kỹ năng và trình độ tay nghề cao nên thu nhập cũng thấp hơn so với lao động các nước.
Chuyện về “anh nhà nghèo đứt tay”
Luật lao động tại Đài Loan quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe người lao động, đặc biệt là lao động nhập cư.
Mới đây, Ủy ban Lao động Đài Loan đã công bố nguyên tắc khám sức khỏe định kỳ đối với lao động nước ngoài. Theo đó, lao động kiểm tra sức khỏe định kỳ lần 1 không đạt yêu cầu thì chủ sử dụng không đựơc phép cho lao động về nước, hoặc đuổi lao động ra khỏi nhà, mà phải sắp xếp cho lao động chỗ ăn ở trong thời gian chữa bệnh. Sau đó, lao động sẽ được khám sức khỏe lần 2, nếu đạt yêu cầu, mới tiếp tục làm việc.
Thế nhưng, một nghịch lý xảy ra ở đây, trong khi lao động các nước như Thái Lan, Indonesia, Philipinnes rất coi trọng sức khỏe, tuân thủ nghiêm ngặt quy định thì lao động Việt Nam lại hết sức thờ ơ với sức khỏe của chính mình. Thậm chí, nhiều lao động đã không cần đến quyền lợi mà hiển nhiên mình được hưởng.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lao động kể, trong quá trình làm việc, một số lao động Việt Nam đã bị tai nạn như đứt tay, dập gối… nhưng nhất định không chịu đến bệnh viện khi chủ yêu cầu. Thậm chí có người còn trả lời hết sức "thật thà" rằng: “Không sao đâu, ở Việt Nam tôi thường xuyên bị thế này và nó tự khỏi”.
Có lẽ khi nói câu đó, người lao động Việt Nam không hề nghĩ rằng mình đã bị giảm đi mấy "bậc" trong mắt chủ sử dụng.
Khi lao động cũng thành môi giới
Anh Nguyễn Văn Hòa (Hà Tĩnh), sau khi đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan được một năm, mới đây đã về quê tuyển lao động.
Anh kể, gần đây nhiều chủ sử dụng lao động Đài Loan không muốn tuyển dụng lao động thông qua các công ty môi giới Việt Nam vì các công ty này không cung cấp được những lao động đúng yêu cầu.
Anh cũng cho biết có rất nhiều lao động sau khi làm việc một thời gian được chủ “tin tưởng” và giao cho việc về nước tạo nguồn lao động theo yêu cầu của họ.
“Làm như thế là lợi cả ba đường, chủ sử dụng thì có được lao động như ý, người có nhu cầu đi xuất khẩu thì phải bỏ ra một khoản chi phí thấp, và chúng tôi lại có thêm thu nhập”, anh Hòa nói.
Tuy nhiên, vấn đề không hề đơn giản như thế. Theo một cán bộ Hiệp hội Xuất khẩu lao động, việc lao động xuất khẩu sang Đài Loan trở thành môi giới đã trở nên phổ biến.
Vị này cũng đề xuất các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặc chẽ, điều tra và xử lý hiện tượng này. “Đây là hiện tượng vi phạm nghiêm trọng luật đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, là một trong những biến tướng của "cò" lao động, nếu không được ngăn chặn và xử lý sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác xuất khẩu lao động sang thị trường Đài Loan và quyền lợi của bản thân người lao động”, ông nói.
Còn các chuyên gia trong lĩnh vực lại đưa ra cảnh báo, nếu không sớm khắc phục những tồn tại nói trên, thị trường Đài Loan sẽ khó giữ được vị trí "quán quân" trong thời gian tới.