Bốn nguyên nhân của nhập siêu
Bộ Công Thương đã nêu ra 4 nguyên nhân khiến cho mức nhập siêu của cả năm 2007 tăng trên 70% so với năm 2006
Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 ước đạt 59 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2006.
Trong đó doanh nghiệp có vốn trong nước nhập khẩu 38 tỷ USD, tăng 33,8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21 tỷ USD, tăng 27,4%.
Nhập siêu của Việt Nam năm 2007 đã tăng trên 70% so với năm 2006.
Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2006 gồm ôtô nguyên chiếc, linh kiện ô tô, thép, phôi thép, phân bón, chất dẻo nguyên liệu, sợi các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, tân dược, điện tử, máy tính và linh kiện, vải, dầu mỡ động thực vật, sản phẩm hoá chất, gỗ và nguyên liệu, sữa, thức ăn gia súc và nguyên liệu.
Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu (không kể xăng dầu) và chiếm 58% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Về thị trường nhập khẩu, do cùng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (nông sản, tiêu dùng, dệt may, da) với các nước trong khu vực và sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam thấp nên mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Á chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ các nước này.
Mức nhập siêu cao đặc biệt từ Trung Quốc - 6,8 tỷ USD, Đài Loan - 4,4 tỷ USD và Hàn Quốc - 3,2 tỷ USD (10 tháng đầu năm 2007).
Ngoài ra, lợi thế về vận tải, giá cả và tính phù hợp nên đa số nguyên nhiên phụ liệu và vật tư phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, phôi thép, xăng dầu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và gia công hàng xuất khẩu được nhập chủ yếu từ các nền kinh tế trong khu vực, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan. Nhập khẩu từ các khu vực phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU chủ yếu là một số máy móc thiết bị công nghệ nguồn, một số nguyên vật liệu phụ trợ.
Bộ Công Thương đã nêu ra 4 nguyên nhân khiến cho mức nhập siêu của cả năm 2007 tăng trên 70% so với năm 2006 (12,7%).
Thứ nhất là do nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Ngoài ra, việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cho các công trình trọng điểm quốc gia cũng ở mức cao như máy bay, máy móc cho tổ hợp khí điện đạm Cà Mau, thiết bị dầu khí, thiết bị cho các nhà máy xi măng, đóng tàu.
Thứ hai là do giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng (giá thép thành phẩm tăng bình quân 93 USD/ tấn, phôi thép tăng 105 USD/ tấn, phân bón tăng 21 USD/ tấn, chất dẻo tăng 144 USD/ tấn, sợi các loại tăng 151 USD/ tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD/ tấn).
Lượng nhập khẩu một số mặt hàng cũng tăng đáng kể như xăng dầu tăng 8%, thép thành phẩm tăng 35,6%, phân bón tăng 12,2%, sợi các loại tăng 26,8%... Nhìn chung, trị giá kim ngạch nhập khẩu tăng đều tập trung vào các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Tổng giá trị tăng thêm do giá và lượng ước tính khoảng 7,5 tỷ USD.
Thứ ba là do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 20,5% so với năm 2006 được đánh giá là tốt nhưng mức tăng vẫn thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ 2006 là 22,8%. Nguyên nhân là do khối lượng và trị giá xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực đã có xu hướng chững lại và thậm chí giảm dần do những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, thời tiết không thuận lợi, yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ tư là do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu trong năm 2007 cũng đã góp phần làm cho kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như nguyên liệu dệt may, giày dép, ô tô và linh kiện ô tô, điện tử, nông sản thực phẩm... tăng. Ngoài các nước ASEAN, Việt Nam cũng nhập siêu lớn từ các nền kinh tế châu Á, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ.
Các mặt hàng nhập siêu như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng đều là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác. Một thực tế là nhập siêu ở thị trường này sẽ tạo ra xuất siêu vào các thị trường khác và trong một số trường hợp góp phần thu hẹp tổng giá trị nhập siêu của các thị trường.
Mặc dù Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế nhiều mặt hàng, nhưng nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ tăng với giá trị tuyệt đối nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu do đa số các mặt hàng tiêu dùng phổ thông đã được sản xuất trong nước, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 3% kim ngạch nhập khẩu.
Trong đó doanh nghiệp có vốn trong nước nhập khẩu 38 tỷ USD, tăng 33,8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21 tỷ USD, tăng 27,4%.
Nhập siêu của Việt Nam năm 2007 đã tăng trên 70% so với năm 2006.
Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2006 gồm ôtô nguyên chiếc, linh kiện ô tô, thép, phôi thép, phân bón, chất dẻo nguyên liệu, sợi các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, tân dược, điện tử, máy tính và linh kiện, vải, dầu mỡ động thực vật, sản phẩm hoá chất, gỗ và nguyên liệu, sữa, thức ăn gia súc và nguyên liệu.
Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu (không kể xăng dầu) và chiếm 58% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Về thị trường nhập khẩu, do cùng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (nông sản, tiêu dùng, dệt may, da) với các nước trong khu vực và sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam thấp nên mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Á chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ các nước này.
Mức nhập siêu cao đặc biệt từ Trung Quốc - 6,8 tỷ USD, Đài Loan - 4,4 tỷ USD và Hàn Quốc - 3,2 tỷ USD (10 tháng đầu năm 2007).
Ngoài ra, lợi thế về vận tải, giá cả và tính phù hợp nên đa số nguyên nhiên phụ liệu và vật tư phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, phôi thép, xăng dầu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và gia công hàng xuất khẩu được nhập chủ yếu từ các nền kinh tế trong khu vực, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan. Nhập khẩu từ các khu vực phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU chủ yếu là một số máy móc thiết bị công nghệ nguồn, một số nguyên vật liệu phụ trợ.
Bộ Công Thương đã nêu ra 4 nguyên nhân khiến cho mức nhập siêu của cả năm 2007 tăng trên 70% so với năm 2006 (12,7%).
Thứ nhất là do nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Ngoài ra, việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cho các công trình trọng điểm quốc gia cũng ở mức cao như máy bay, máy móc cho tổ hợp khí điện đạm Cà Mau, thiết bị dầu khí, thiết bị cho các nhà máy xi măng, đóng tàu.
Thứ hai là do giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng (giá thép thành phẩm tăng bình quân 93 USD/ tấn, phôi thép tăng 105 USD/ tấn, phân bón tăng 21 USD/ tấn, chất dẻo tăng 144 USD/ tấn, sợi các loại tăng 151 USD/ tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD/ tấn).
Lượng nhập khẩu một số mặt hàng cũng tăng đáng kể như xăng dầu tăng 8%, thép thành phẩm tăng 35,6%, phân bón tăng 12,2%, sợi các loại tăng 26,8%... Nhìn chung, trị giá kim ngạch nhập khẩu tăng đều tập trung vào các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Tổng giá trị tăng thêm do giá và lượng ước tính khoảng 7,5 tỷ USD.
Thứ ba là do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 20,5% so với năm 2006 được đánh giá là tốt nhưng mức tăng vẫn thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ 2006 là 22,8%. Nguyên nhân là do khối lượng và trị giá xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực đã có xu hướng chững lại và thậm chí giảm dần do những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, thời tiết không thuận lợi, yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ tư là do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu trong năm 2007 cũng đã góp phần làm cho kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như nguyên liệu dệt may, giày dép, ô tô và linh kiện ô tô, điện tử, nông sản thực phẩm... tăng. Ngoài các nước ASEAN, Việt Nam cũng nhập siêu lớn từ các nền kinh tế châu Á, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ.
Các mặt hàng nhập siêu như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng đều là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác. Một thực tế là nhập siêu ở thị trường này sẽ tạo ra xuất siêu vào các thị trường khác và trong một số trường hợp góp phần thu hẹp tổng giá trị nhập siêu của các thị trường.
Mặc dù Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế nhiều mặt hàng, nhưng nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ tăng với giá trị tuyệt đối nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu do đa số các mặt hàng tiêu dùng phổ thông đã được sản xuất trong nước, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 3% kim ngạch nhập khẩu.