Câu hỏi đau đáu về doanh nghiệp xã hội

Nguyên Vũ
Chia sẻ

Doanh nghiệp xã hội đã tồn tại ngay cả khi khái niệm này chưa được đưa vào Luật Doanh nghiệp 2014, vậy sau khi luật này có hiệu lực thì đã giúp ích gì cho họ chưa?

Bà Tẩn Thị Su, Giám đốc doanh nghiệp xã hội du lịch Sapa O'Chau phát biểu tại hội thảo
Bà Tẩn Thị Su, Giám đốc doanh nghiệp xã hội du lịch Sapa O'Chau phát biểu tại hội thảo

Doanh nghiệp xã hội đã tồn tại ngay cả khi khái niệm này chưa được đưa vào Luật Doanh nghiệp 2014, vậy sau khi luật này có hiệu lực thì đã giúp ích gì cho họ chưa?

Đó là câu hỏi đau đáu được ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh tại hội thảo doanh nghiệp xã hội cộng đồng: thực trạng và giải pháp do CIEM tổ chức chiều 5/3.

Ông Hiếu nói rằng, Viện trưởng CIEM, TS. Nguyễn Đình Cung là người rất nỗ lực đưa khái niệm doanh nghiệp xã hội vào Luật Doanh nghiệp 2014, và khi đó nhiều người coi đây là thành công lớn.

Nhưng trên thực tế thì trước đó, Tần Thị Su, một phụ nữ người Mông ở Sapa, cũng là một vị khách mời của hội thảo, đã có mô hình như khái niệm doanh nghiệp xã hội được quy định tại điều 10 của Luật Doanh nghiệp rồi.

Nhìn lại hơn 3 năm Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì câu hỏi đau đáu, theo ông Hiếu chính là việc đưa khái niệm doanh nghiệp xã hội vào luật có giúp ích gì cho họ chưa, trong khi một điều chắc chắn là họ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Thông tin từ hội thảo cho thấy, đến nay mới có 54 doanh nghiệp chính thức đăng ký là doanh nghiệp xã hội theo điều 10 Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Nhưng số lượng thực tế thì lớn hơn rất nhiều.

Trình bày những phát hiện ban đầu về doanh nghiệp xã hội ở hai tỉnh Hòa Bình và Lào Cai sau đó, đại diện CIEM phản ánh, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xã hội cái gì cũng có, từ tiếp cận tín dụng, mặt bằng cho đến thị trường...nhưng cái gì cũng chung chung, vì thế không thể nào thực hiện được.

Khảo sát ở Hoà Bình và Lào Cai thì địa phương có ban hành kế hoạch hành động thực hiện các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xã hội nhưng cũnh chỉ nhắc lại quy định của luật, không biết hỗ trợ cho ai và hỗ trợ như thế nào, đại diện CIEM nhận xét.

Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM cho rằng cần sửa đổi khái niệm, tiêu chí xác định doanh nghiệp xã hội tại Luật Doanh nghiệp, mở rộng khái niệm doanh nghiệp sang các pháp luật kinh doanh khác.

Nói tiếng Anh nhoay nhoáy và sử dụng máy chiếu thành thạo, Tẩn Thị Su, Giám đốc doanh nghiệp xã hội du lịch Sapa O'Chau nói lý do thành lập doanh nghiệp là muốn nhìn thấy những mảnh đời trên quê hương mình thay đổi, muốn đi với họ một đoạn đường để họ đỡ cô đơn. Bởi nhiều năm trước, cô bé Su sinh ra trong gia đình rất nghèo, phải nghỉ học rất sớm để đi bán hàng với mẹ.

Và đến nay, doanh nghiệp xã hội đầu tiên tại Lào Cai của Giám đốc Su đã hỗ trợ hơn 500 học sinh dân tộc thiểu số được đi học và công ăn việc làm. Sapa O'Chau đang tạo việc làm cho hơn 50 người, chủ yếu là bà con dân tộc địa phương.

Nhưng để được như ngày hôm nay, Giám đốc Su đã nhiều lần "bó tay" vì rào cản ngôn ngữ, vì trình độ quá thấp, đặc biệt là thủ tục pháp lý rắc rối và không biết tìm đến đâu để được giải thích rõ ràng.

Những khó khăn được Giám đốc Su nhấn mạnh còn khó tiếp cận đất đai để phát triển. Hiện nay doanh nghiệp vẫn phải đi thuê nhà, trên chính mảnh đất của mình nhưng mình không có nhà, đó là điều rất khó để an cư lạc nghiệp, Tẩn Thị Su nói.

Khó khăn nữa theo giám đốc Su là nguồn vốn. Nếu chỉ được vay 50 triệu như hiện nay thì doanh nghiệp chỉ làm được nhà vệ sinh chứ không thể làm cái nhà đẹp để đón khách được, Tẩn Thị Su phản ánh.

Doanh nghiệp xã hội có mỗi thuận lợi là sự tự tin và khát vọng, còn khó khăn thì vô vàn, Phó viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu bình luận sau nghi chăm chú nghe câu chuyện của Giám đốc Su.

Ông Hiếu cho rằng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thì cải cách điều kiện kinh doanh là vấn đề sống còn. Chỉ lấy ngay lĩnh vực du lịch mà cụ thể là giấc mơ kinh doanh lữ hành của Giám đốc Su thì rào cản pháp lý cũng còn vô cùng lớn. 

Chẳng hạn muốn kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế thì phải ký quỹ 250 triệu trong khi đi vay vốn thì chỉ được 50 triệu như giám đốc Su phản ánh. Rồi còn phải có bốn năm kinh nghiệm ở những lĩnh vực mà một người phải nghỉ học rất sớm để bán hàng như cô bé Su ngày trước thì không thể nghĩ tới.

Với những điều kiện như thế thì kinh doanh lữ hành nội địa còn quá xa vời chứ chưa nói đến lữ hành quốc tế, ông Hiếu nói.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con