Chính phủ Mỹ bơm thêm 6 tỷ USD để cứu General Motors
Bộ Tài chính Mỹ vừa cam kết bơm 6 tỷ USD cho GMAC - bộ phận dịch vụ tài chính của “đại gia” General Motors
Trong một nỗ lực giải cứu mới nhất dành cho ngành công nghiệp xe hơi, Bộ Tài chính Mỹ vừa cam kết bơm 6 tỷ USD cho GMAC - bộ phận dịch vụ tài chính của “đại gia” General Motors (GM).
Động thái này diễn ra chỉ ít ngày sau khi GMAC được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho phép chuyển đổi thành một ngân hàng. Trước đó, Chính phủ Mỹ đã cam kết dùng số tiền 13,4 tỷ USD để hỗ trợ GM và một hãng xe hàng đầu khác của nước này là Chrysler.
Đây là những bước tiến liên tục của Chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn sự đổ vỡ của ngành ô tô nước này sau khi Thượng viện bác bỏ gói giải cứu trị giá 15 tỷ USD mà Nhà Trắng đề xuất dành cho các hãng xe hơi.
Theo cam kết mới nhất nói trên, Bộ Tài chính Mỹ sẽ mua lượng cổ phần ưu đãi trị giá 5 tỷ USD trong GMAC, đồng thời cho GM vay 1 tỷ USD để hãng xe này có thể tham gia vào việc cải tổ bộ phận này trở thành một ngân hàng. Số tiền 6 tỷ USD nói trên nằm ngoài khoản vay 13,4 tỷ USD mà Chính phủ cam kết dành cho GM và Chrysler trước đó.
Điểm chung giữa các khoản vốn này là đều được rút ra từ số tiền 700 tỷ USD của chương trình giải tỏa tài sản xấu có dự định ban đầu là dành cho ngành tài chính. Với việc hỗ trợ GMAC, Bộ Tài chính Mỹ đã tiêu quá số tiền 350 tỷ USD của kế hoạch 700 tỷ USD mà Quốc hội nước này đã thông qua trong giai đoạn 1. Hiện Bộ này đang đề xuất Quốc hội cấp tiếp 350 tỷ USD của kế hoạch nói trên.
Để được bơm số vốn này, GMAC sẽ trả cho lượng cổ phần của Chính phủ mức cổ tức 8%/năm, đồng thời sẽ phát hành cho Chính phủ một lượng chứng quyền với mức cổ tức 9%.
Ngoài ra, GMAC phải hạn chế lương thưởng của các lãnh đạo cao cấp. Lãnh đạo GMAC không được phép nhận tiền bồi thường thôi việc, đồng thời, tổng số tiền thưởng dành cho 25% lãnh đạo hàng đầu sẽ không được vượt quá mức 40% tiền thưởng của năm 2007.
Giới quan sát cho rằng, việc hỗ trợ cho GMAC sẽ góp phần vào việc vực GM dậy khỏi nguy cơ đổ vỡ. Năm ngoái, GMAC đã cho vay mua xe đối với khoảng 35% khách hàng mua lẻ của GM. Một phần do GMAC gặp khó khăn về tài chính và hạn chế cho vay đối với khách hàng, doanh số của GM tại Mỹ đã sụt giảm tới 22% trong tháng 11 năm nay.
Sau khi tuyên bố hỗ trợ vốn trên được Bộ Tài chính Mỹ công bố, GMAC cho biết, công ty với 26.700 nhân viên này “dự kiến sẽ hành động nhanh chóng để nối lại hoạt động cho vay mua xe đối với khách hàng trên diện rộng hơn”.
(Theo Bloomberg, CNN)
Động thái này diễn ra chỉ ít ngày sau khi GMAC được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho phép chuyển đổi thành một ngân hàng. Trước đó, Chính phủ Mỹ đã cam kết dùng số tiền 13,4 tỷ USD để hỗ trợ GM và một hãng xe hàng đầu khác của nước này là Chrysler.
Đây là những bước tiến liên tục của Chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn sự đổ vỡ của ngành ô tô nước này sau khi Thượng viện bác bỏ gói giải cứu trị giá 15 tỷ USD mà Nhà Trắng đề xuất dành cho các hãng xe hơi.
Theo cam kết mới nhất nói trên, Bộ Tài chính Mỹ sẽ mua lượng cổ phần ưu đãi trị giá 5 tỷ USD trong GMAC, đồng thời cho GM vay 1 tỷ USD để hãng xe này có thể tham gia vào việc cải tổ bộ phận này trở thành một ngân hàng. Số tiền 6 tỷ USD nói trên nằm ngoài khoản vay 13,4 tỷ USD mà Chính phủ cam kết dành cho GM và Chrysler trước đó.
Điểm chung giữa các khoản vốn này là đều được rút ra từ số tiền 700 tỷ USD của chương trình giải tỏa tài sản xấu có dự định ban đầu là dành cho ngành tài chính. Với việc hỗ trợ GMAC, Bộ Tài chính Mỹ đã tiêu quá số tiền 350 tỷ USD của kế hoạch 700 tỷ USD mà Quốc hội nước này đã thông qua trong giai đoạn 1. Hiện Bộ này đang đề xuất Quốc hội cấp tiếp 350 tỷ USD của kế hoạch nói trên.
Để được bơm số vốn này, GMAC sẽ trả cho lượng cổ phần của Chính phủ mức cổ tức 8%/năm, đồng thời sẽ phát hành cho Chính phủ một lượng chứng quyền với mức cổ tức 9%.
Ngoài ra, GMAC phải hạn chế lương thưởng của các lãnh đạo cao cấp. Lãnh đạo GMAC không được phép nhận tiền bồi thường thôi việc, đồng thời, tổng số tiền thưởng dành cho 25% lãnh đạo hàng đầu sẽ không được vượt quá mức 40% tiền thưởng của năm 2007.
Giới quan sát cho rằng, việc hỗ trợ cho GMAC sẽ góp phần vào việc vực GM dậy khỏi nguy cơ đổ vỡ. Năm ngoái, GMAC đã cho vay mua xe đối với khoảng 35% khách hàng mua lẻ của GM. Một phần do GMAC gặp khó khăn về tài chính và hạn chế cho vay đối với khách hàng, doanh số của GM tại Mỹ đã sụt giảm tới 22% trong tháng 11 năm nay.
Sau khi tuyên bố hỗ trợ vốn trên được Bộ Tài chính Mỹ công bố, GMAC cho biết, công ty với 26.700 nhân viên này “dự kiến sẽ hành động nhanh chóng để nối lại hoạt động cho vay mua xe đối với khách hàng trên diện rộng hơn”.
(Theo Bloomberg, CNN)