“Chính quyền thành phố đã cảnh báo và ứng phó quá chậm”

Minh Thúy
Chia sẻ

Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan chức năng Hà Nội, khi thành phố "chìm" trong biển nước

Hiệu quả của các công trình thoát nước tốn kém nhiều tiền của hiện vẫn là một dấu hỏi lớn - Ảnh: VNN.
Hiệu quả của các công trình thoát nước tốn kém nhiều tiền của hiện vẫn là một dấu hỏi lớn - Ảnh: VNN.
Chủ quan, chậm cảnh báo, thiếu thông tin... là những câu hỏi mà các đại biểu Quốc hội đặt ra về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc Hà Nội đã và đang "chìm" trong biển nước mấy ngày qua.

Chính quyền quá chủ quan

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai), Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

"Có hai thông điệp từ việc Hà Nội ngập lụt mấy ngày qua.

Thứ nhất, thiên tai sẽ còn diễn biến thất thường nên Hà Nội phải chuẩn bị cho mình nhiều phương án. Lũ lụt đã không còn là chuyện của vùng sâu vùng xa mà Hà Nội chỉ cần chia sẻ nữa. Có thể nói, Hà Nội đã quá chủ quan nên bị bất ngờ, không xoay sở kịp và để xảy ra hậu quả đáng tiếc như vậy.

Thứ hai là vấn đề quy hoạch. Nhà nước đã đầu tư không ít tiền bạc cho các công trình thoát nước. Chúng ta cũng nên đặt câu hỏi vì sao những khu vực xây dựng càng gần đây thì càng úng ngập nặng hơn?

Vấn đề môi trường cũng cần xem xét kỹ. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét đến từng chi tiết nhỏ trong việc bảo vệ môi trường. Nghe nói có rất nhiều túi ni lông đã làm tắc nghẽn dòng chảy. Vậy việc bảo vệ môi trường như thế nào?

Có thể nói do bất ngờ và chủ quan nên các phương án ứng xử của chính quyền Hà Nội đã không đem lại hiệu quả cao. Hà Nội đã mở rộng, vậy thì việc chuẩn bị các phương án ứng phó với thiên tai cũng cần phải được quan tâm hơn trước rất nhiều."
 
Việc cảnh báo quá chậm!

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

"Theo tôi, thiệt hại về người ở Hà Nội trong mấy ngày mưa lũ vừa qua là quá lớn, ngang với thiệt hại của một số tỉnh miền núi.

Nguyên nhân là việc cảnh báo cho người dân quá chậm. Trước cái chết của học sinh, chúng ta cần đặt câu hỏi xem ứng phó của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thế nào, của chính quyền địa phương thế nào, dân quân đâu, thanh niên tình nguyện đâu mà không cảnh báo cho dân, không cắm chốt ở những điểm nguy hiểm?

Từ trước đến nay, Hà Nội quan tâm đến bảo vệ hệ thống đê điều mà quên mất phòng chống lụt. Theo tôi, chúng ta cần tập cách ứng xử sống chung với lũ, chứ không thể ngăn cho nước không dâng lên.

Và chúng ta sẽ còn phải ứng xử với những gì chúng ta đang có, trong  khả năng của chúng ta."

Không thể nào hiểu nổi!

Đại biểu Nguyễn Đình Xuân, Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

"Ngày 31/10, đại biểu Quốc hội  bước xuống sân Khách sạn La Thành để đi họp thì thấy vài chiếc xe nhỏ chìm sâu đến quá nửa.

Xe chở đại biểu to hơn thì đã được đưa lên chỗ cao, may mà xe cảnh sát dẫn đường vẫn còn hoạt động được.

Đoàn xe phải chọn con đường cao nhất để đi nhưng vẫn tắc do các xe khác bị chết máy cản đường. 7h30 xuất phát nhưng 8h20 mới đến hội truờng. Mất gần 1 tiếng cho khoảng 4 km.

Buổi trưa về, nước còn ngập cao hơn tầng một khách sạn ngập nửa ống chân, thảm, giày dép nổi lềnh bềnh, thang máy ngưng hoạt động. Đại biểu phải lội nước đến quá đầu gối để về phòng.

Những hôm sau, sáng thức dậy, mọi người lao ra đường mà không hề biết tình trạng đoạn nào ngập, ngập bao nhiêu, có đi được không? Và rơi vào cảnh hỗn loạn, tiến thoái lưỡng nan. Rồi trẻ em có được đến trường không, dự báo mực nước như thế nào...

Thật không thể hiểu nổi giữa thời buổi công nghệ thông tin mà lại đói thông tin giữa lòng Hà Nội. Và người dân thì đói thực phẩm, dù chỉ mới mấy ngày chịu ngập.

Chúng ta có một chính quyền thủ đô đồ sộ chẳng lẽ chỉ để trả lời một câu đại loại là: thiên tai thì phải chịu, chờ ít hôm nữa nước sẽ rút?

Theo tôi, giờ là lúc cả hệ thống chính trị phải vào cuộc: ai lo nước sạch cho dân, có cách nào cung cấp thực phẩm giá rẻ đến cho những vùng ngập sâu nhất, những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt…

Và để Hà Nội đừng biến thành “Hà Lội", cũng xin đừng lấp hồ nữa, lấp sông, đừng xây tường bao quanh các hồ hay cống hoá các dòng sông, làm chậm dòng chảy thoát lũ nữa."

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con