Chống tham nhũng: Cơ quan chuyên trách, báo chí thiếu tích cực?
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng cả cơ quan chuyên trách và các cơ quan truyền thông đều thiếu tích cực chống tham nhũng
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng cả cơ quan chuyên trách và các cơ quan truyền thông đều thiếu tích cực.
Cơ quan thẩm tra cũng đánh giá “tình hình tham nhũng nhìn chung vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, trong khi đó công tác phát hiện và xử lý còn ít, chưa tương xứng với tình hình và yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng”.
Nhận tiền là… đương nhiên
Ngay trang đầu tiên, cơ quan thẩm tra đã “phê” Chính phủ vẫn chưa khắc phục được một số hạn chế đã được Ủy ban chỉ ra trong năm 2009 và nhiều năm trước.
Đó chính là chưa nêu được cụ thể những bộ, ngành địa phương, đơn vị đã làm tốt hay còn để xảy ra nhiều vụ tham nhũng. Đó là chưa xác định được đầy đủ những căn cứ và tiêu chí làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đánh giá tình hình tham nhũng và hiệu quả của việc phát hiện, xử lý.
Đặc biệt, việc tuyên truyền, giáo dục chưa tạo được sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, công chức và nhân dân.
Báo cáo nêu rõ, dư luận xã hội cho rằng, người dân, doanh nghiệp khi cần cần giải quyết công việc liên quan đến người có thẩm quyền vì lợi ích của mình sẵn sàng đưa hối lộ để được việc. Cán bộ công chức Nhà nước cũng coi việc nhận tiền là chuyện đương nhiên, bình thường, nhận rồi hóa quen, không có thấy thiếu và phát sinh nhũng nhiễu.
“Qua đó người dân, doanh nghiệp cho rằng bất kỳ ở đâu, lĩnh vực nào có liên quan tới quyền và lợi ích cũng đều có tham nhũng” cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Một hạn chế chậm được khắc phục nữa là chậm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng. Theo cơ quan thẩm tra của Quốc hội dư luận băn khoăn về tính khách quan trong việc tham mưu xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật và cho rằng có biểu hiện cục bộ trong việc bảo vệ lợi ích của một nhóm người.
“Những bất cập trên đây đã được các đại biểu Quốc hội phát biểu, chất vấn tại nhiều kỳ họp, các phương tiện thông tin đại chúng nêu ra nhưng cho tới nay vẫn chưa kịp thời khắc phục”, báo cáo nêu.
Xã phường nhiều, Trung ương ít?
Trong phát hiện, xử lý tội phạm tham nhũng, Ủy ban Tư pháp đã nêu ra thực trạng cần được quan tâm đánh giá đúng mức để tìm ra nguyên nhân khắc phục. Đó là các vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu ở cấp cơ sở, bị can bị khởi tố là cán bộ xã phường chiếm tỷ lệ cao nhưng số tiền chiếm đoạt không nhiều. Trong khi số người bị phát hiện và khởi tố ở Trung ương là rất ít, song số tiến chiếm đoạt rất lớn.
Trong tổng số bị can bị khởi tố về hành vi tham nhũng, cán bộ cấp xã, phường chiếm tỷ lệ 30,9 %; cấp quận, huyện: 22,5 %; cấp tỉnh: 13,1 %; cấp Trung ương chỉ chiếm 0,3%; các tổ chức khác: 33,2%.
“Kết quả trên đã tạo cơ sở cho dư luận xã hội và cử tri cho rằng, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng còn thiếu quyết liệt, nể nang, nương nhẹ”, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Dẫn ra một số vụ việc cụ thể mà bị can đã được khởi tố nhưng sau đó đình chỉ điều tra mà lý do chủ yếu là do đã bồi thường thiệt hại và có thân nhân tốt hoặc chưa có câu trả lời rõ ràng, Ủy ban Tư pháp cho rằng phải có câu trả lời thỏa đáng, không để xã hội tự suy luận làm giảm niềm tin vào quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng.
Như, vụ Tổng giám đốc Công ty cao su Sơn La, ông Võ Nhật Duy nhận hối lộ 300 triệu đồng, đã bị bắt quả tang và tạm giữ nhưng sau 3 ngày đã tạm tha do có văn bản bảo lãnh của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Sau đó Tổng cục Cảnh sát, phòng chống tội phạm cho rằng việc bắt quả tang và tạm giữ ông Duy là “có căn cứ, niềm tin nội tâm là có nhận hối lộ” nhưng chứng cứ buộc tội nhận hối lộ chưa đủ. Vì thời gian tạm giữ đã hết, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thống nhất trước mắt trả tự do cho Võ Nhật Duy và tiếp tục điều tra củng cố tài liệu, chứng cứ làm rõ hành vi phạm tội của ông Duy…
“Trong khi đó dư luận xã hội, cử tri và các phương tiện truyền thông đang rất bức xúc về vụ việc này”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cho biết.
Báo chí “quá thận trọng”
Phân tích nguyên nhân hạn chế, yếu kém trong đấu tranh chống tham nhũng, Ủy ban Tư pháp cho rằng hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách như Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) chưa cao, thiếu tích cực. Trong những năm qua mặc dù đã được đầu tư nhiều về tổ chức, con người, trang thiết bị và kinh phí hoạt động... nhưng kết quả còn hạn chế, việc xử lý thường bị kéo dài.
Điều đáng lưu ý là năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong các cơ quan chức năng, chuyên trách về phát hiện và xử lý tham nhũng chưa cao, thiếu chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. Dư luận xã hội còn nghi ngờ tính nghiêm minh trong thanh tra, kiểm tra nội bộ, báo cáo nhấn mạnh.
Mặc dù tại 14 trang của bản báo cáo, khá nhiều lần dẫn thông tin của các cơ quan báo chí, song Ủy ban Tư pháp vẫn nhìn nhận rằng “các cơ quan truyền thông có biểu hiện quá thận trọng, thậm chí thiếu tích cực trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng”.
Trong khi đó, đại đa số người dân còn thờ ơ trong công tác này. Hầu hết cán bộ và nhân dân có tâm lý ngại tố cáo tham nhũng do sợ bị trả thù. Đã có hiện tượng người tố cáo tham nhũng, tiêu cực bị tẩy chay, gây khó khăn.
Ví dụ để minh chứng cho nhận định này lại được lấy từ chính các phương tiện truyền thông. Đó là ông Hoàng Văn Khánh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dệt may xuất khẩu Hải Phòng tố cáo việc nhận hối lộ của ông Đoàn Tiến Dũng, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng BIDV, đang bị chính ngân hàng này tiếp tục phong tỏa tài khoản, công ty đang bên bờ vực phá sản.
Hay nhà báo Phan Thị Thanh Hương (báo Người cao tuổi) tố cáo tham nhũng đã bị bạc đãi, hạ lương, rút thẻ hành nghề và mất việc làm.
Cơ quan thẩm tra cũng đánh giá “tình hình tham nhũng nhìn chung vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, trong khi đó công tác phát hiện và xử lý còn ít, chưa tương xứng với tình hình và yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng”.
Nhận tiền là… đương nhiên
Ngay trang đầu tiên, cơ quan thẩm tra đã “phê” Chính phủ vẫn chưa khắc phục được một số hạn chế đã được Ủy ban chỉ ra trong năm 2009 và nhiều năm trước.
Đó chính là chưa nêu được cụ thể những bộ, ngành địa phương, đơn vị đã làm tốt hay còn để xảy ra nhiều vụ tham nhũng. Đó là chưa xác định được đầy đủ những căn cứ và tiêu chí làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đánh giá tình hình tham nhũng và hiệu quả của việc phát hiện, xử lý.
Đặc biệt, việc tuyên truyền, giáo dục chưa tạo được sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, công chức và nhân dân.
Báo cáo nêu rõ, dư luận xã hội cho rằng, người dân, doanh nghiệp khi cần cần giải quyết công việc liên quan đến người có thẩm quyền vì lợi ích của mình sẵn sàng đưa hối lộ để được việc. Cán bộ công chức Nhà nước cũng coi việc nhận tiền là chuyện đương nhiên, bình thường, nhận rồi hóa quen, không có thấy thiếu và phát sinh nhũng nhiễu.
“Qua đó người dân, doanh nghiệp cho rằng bất kỳ ở đâu, lĩnh vực nào có liên quan tới quyền và lợi ích cũng đều có tham nhũng” cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Một hạn chế chậm được khắc phục nữa là chậm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng. Theo cơ quan thẩm tra của Quốc hội dư luận băn khoăn về tính khách quan trong việc tham mưu xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật và cho rằng có biểu hiện cục bộ trong việc bảo vệ lợi ích của một nhóm người.
“Những bất cập trên đây đã được các đại biểu Quốc hội phát biểu, chất vấn tại nhiều kỳ họp, các phương tiện thông tin đại chúng nêu ra nhưng cho tới nay vẫn chưa kịp thời khắc phục”, báo cáo nêu.
Xã phường nhiều, Trung ương ít?
Trong phát hiện, xử lý tội phạm tham nhũng, Ủy ban Tư pháp đã nêu ra thực trạng cần được quan tâm đánh giá đúng mức để tìm ra nguyên nhân khắc phục. Đó là các vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu ở cấp cơ sở, bị can bị khởi tố là cán bộ xã phường chiếm tỷ lệ cao nhưng số tiền chiếm đoạt không nhiều. Trong khi số người bị phát hiện và khởi tố ở Trung ương là rất ít, song số tiến chiếm đoạt rất lớn.
Trong tổng số bị can bị khởi tố về hành vi tham nhũng, cán bộ cấp xã, phường chiếm tỷ lệ 30,9 %; cấp quận, huyện: 22,5 %; cấp tỉnh: 13,1 %; cấp Trung ương chỉ chiếm 0,3%; các tổ chức khác: 33,2%.
“Kết quả trên đã tạo cơ sở cho dư luận xã hội và cử tri cho rằng, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng còn thiếu quyết liệt, nể nang, nương nhẹ”, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Dẫn ra một số vụ việc cụ thể mà bị can đã được khởi tố nhưng sau đó đình chỉ điều tra mà lý do chủ yếu là do đã bồi thường thiệt hại và có thân nhân tốt hoặc chưa có câu trả lời rõ ràng, Ủy ban Tư pháp cho rằng phải có câu trả lời thỏa đáng, không để xã hội tự suy luận làm giảm niềm tin vào quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng.
Như, vụ Tổng giám đốc Công ty cao su Sơn La, ông Võ Nhật Duy nhận hối lộ 300 triệu đồng, đã bị bắt quả tang và tạm giữ nhưng sau 3 ngày đã tạm tha do có văn bản bảo lãnh của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Sau đó Tổng cục Cảnh sát, phòng chống tội phạm cho rằng việc bắt quả tang và tạm giữ ông Duy là “có căn cứ, niềm tin nội tâm là có nhận hối lộ” nhưng chứng cứ buộc tội nhận hối lộ chưa đủ. Vì thời gian tạm giữ đã hết, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thống nhất trước mắt trả tự do cho Võ Nhật Duy và tiếp tục điều tra củng cố tài liệu, chứng cứ làm rõ hành vi phạm tội của ông Duy…
“Trong khi đó dư luận xã hội, cử tri và các phương tiện truyền thông đang rất bức xúc về vụ việc này”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cho biết.
Báo chí “quá thận trọng”
Phân tích nguyên nhân hạn chế, yếu kém trong đấu tranh chống tham nhũng, Ủy ban Tư pháp cho rằng hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách như Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) chưa cao, thiếu tích cực. Trong những năm qua mặc dù đã được đầu tư nhiều về tổ chức, con người, trang thiết bị và kinh phí hoạt động... nhưng kết quả còn hạn chế, việc xử lý thường bị kéo dài.
Điều đáng lưu ý là năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong các cơ quan chức năng, chuyên trách về phát hiện và xử lý tham nhũng chưa cao, thiếu chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. Dư luận xã hội còn nghi ngờ tính nghiêm minh trong thanh tra, kiểm tra nội bộ, báo cáo nhấn mạnh.
Mặc dù tại 14 trang của bản báo cáo, khá nhiều lần dẫn thông tin của các cơ quan báo chí, song Ủy ban Tư pháp vẫn nhìn nhận rằng “các cơ quan truyền thông có biểu hiện quá thận trọng, thậm chí thiếu tích cực trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng”.
Trong khi đó, đại đa số người dân còn thờ ơ trong công tác này. Hầu hết cán bộ và nhân dân có tâm lý ngại tố cáo tham nhũng do sợ bị trả thù. Đã có hiện tượng người tố cáo tham nhũng, tiêu cực bị tẩy chay, gây khó khăn.
Ví dụ để minh chứng cho nhận định này lại được lấy từ chính các phương tiện truyền thông. Đó là ông Hoàng Văn Khánh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dệt may xuất khẩu Hải Phòng tố cáo việc nhận hối lộ của ông Đoàn Tiến Dũng, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng BIDV, đang bị chính ngân hàng này tiếp tục phong tỏa tài khoản, công ty đang bên bờ vực phá sản.
Hay nhà báo Phan Thị Thanh Hương (báo Người cao tuổi) tố cáo tham nhũng đã bị bạc đãi, hạ lương, rút thẻ hành nghề và mất việc làm.