Chuẩn bị sửa Hiến pháp 1992 từ năm tới
Luật Thủ đô đã được đề nghị chuyển sang cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ tám và thông qua tại kỳ họp thứ chín
Tại dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 trình Quốc hội sáng 2/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bổ sung vào chương trình chuẩn bị dự thảo nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.
Việc làm này nhằm tạo cơ sở cho việc sừa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 sau khi có chủ trương của Ban chấp hành Trung ương và việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước.
Một trong những định hướng của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 là chú trọng xây dựng và ban hành các đạo luật trực tiếp góp phần chống suy giảm kinh tế, chủ động phòng chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện bộ máy nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân…
Theo đó, 22 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết sẽ nằm trong chương trình chính thức. 12 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết thuộc chương trình chuẩn bị.
Nằm trong số các dự án luật được thông qua trong năm sau có Luật Kiểm toán độc lập, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo… Các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Quản lý giá, Bảo hiểm tiền gửi…nằm trong chương trình chuẩn bị
Về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, đáng chú ý, Luật Thủ đô từ chương trình thông qua tại kỳ họp thứ bảy đã chuyển sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám và thông qua tại kỳ họp thứ chín.
Trong khi đó, hai dự án Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp thứ tám theo quy trình một kỳ họp.
Các dự án Luật biển Việt Nam, Tiếp cận thông tin, Đầu tư công…chưa rõ khi nào sẽ được trình, dù đã nằm trong chương trình của năm 2010.
Theo đánh giá của Ủ ban Thường vụ Quốc hội, việc chuẩn bị nhiều dự án luật của chương trình năm 2010 vẫn rất chậm, không đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng. Thậm chí có trường hợp chỉ như là ghi tên, đăng ký.
“Thực trạng này cho thấy tình trạng không tuân thủ pháp luật và kỷ luật công vụ của một số cơ quan Nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan soạn thảo chưa cao”.
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ và tại hội trường trước khi thông qua tại kỳ họp này.
Việc làm này nhằm tạo cơ sở cho việc sừa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 sau khi có chủ trương của Ban chấp hành Trung ương và việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước.
Một trong những định hướng của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 là chú trọng xây dựng và ban hành các đạo luật trực tiếp góp phần chống suy giảm kinh tế, chủ động phòng chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện bộ máy nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân…
Theo đó, 22 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết sẽ nằm trong chương trình chính thức. 12 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết thuộc chương trình chuẩn bị.
Nằm trong số các dự án luật được thông qua trong năm sau có Luật Kiểm toán độc lập, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo… Các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Quản lý giá, Bảo hiểm tiền gửi…nằm trong chương trình chuẩn bị
Về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, đáng chú ý, Luật Thủ đô từ chương trình thông qua tại kỳ họp thứ bảy đã chuyển sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám và thông qua tại kỳ họp thứ chín.
Trong khi đó, hai dự án Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp thứ tám theo quy trình một kỳ họp.
Các dự án Luật biển Việt Nam, Tiếp cận thông tin, Đầu tư công…chưa rõ khi nào sẽ được trình, dù đã nằm trong chương trình của năm 2010.
Theo đánh giá của Ủ ban Thường vụ Quốc hội, việc chuẩn bị nhiều dự án luật của chương trình năm 2010 vẫn rất chậm, không đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng. Thậm chí có trường hợp chỉ như là ghi tên, đăng ký.
“Thực trạng này cho thấy tình trạng không tuân thủ pháp luật và kỷ luật công vụ của một số cơ quan Nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan soạn thảo chưa cao”.
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ và tại hội trường trước khi thông qua tại kỳ họp này.