Chứng khoán Nga tăng điểm sau lệnh trừng phạt mới
Thị trường chứng khoán Nga đã tăng điểm sau khi các lệnh trừng phạt từ Mỹ, châu Âu được công bố
Liên minh Châu Âu (EU) ngày 29/4 đã đưa Phó thủ tướng Nga Dmitry Kozak vào danh sách trừng phạt bổ sung. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Nga đã tăng điểm sau khi Mỹ và EU tung đòn trừng phạt mới nhằm vào nước này.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, danh sách các cá nhân bị EU đóng băng tài sản và hạn chế đi lại lần này bao gồm 15 quan chức Nga và Ukraine, trong đó có các nhà lãnh đạo phe ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine.
Trước đó, ngày hôm qua, Mỹ tuyên bố trừng phạt 7 quan chức và doanh nhân Nga cùng 17 công ty của nước này, bao gồm ông Igor Sechin, người đứng đầu tập đoàn dầu lửa quốc doanh OAO Rosneft.
Mỹ và EU cho rằng, Nga đã không tuân thủ thỏa thuận ký ngày 17/4 tại Geneva về giảm căng thẳng trong cuộc đối đầu giữa Chính phủ Ukraine và các phần tử ly khai thân Nga được cho là có sự hậu thuẫn của điện Kremlin. Sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3, Mỹ và châu Âu cũng đồng loạt trừng phạt các cá nhân và doanh nghiệp thân cận với Tổng thống Vladimir Putin.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Nga đã tăng điểm sau khi các lệnh trừng phạt này được công bố.
Tính đến đầu giờ chiều ngày 29/4 theo giờ Moscow, chỉ số Micex tăng 0,9%, sau khi tăng 1,5% trong phiên trước đó, chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tục. Đồng Rúp cũng có ngày tăng giá thứ hai liên tục, với mức tăng 0,3% so với đồng USD.
Lệnh trừng phạt của châu Âu “là một bước khá yếu so với những gì đang diễn ra trên thực tế ở Ukraine”, ông Jan Techau, người đứng đầu văn phòng tại Brussels của tổ chức Carnegie Endowment, nhận xét. “Đây thực sự là một phản ứng yếu ớt và mang tính thỏa hiệp”.
Một quan chức giấu tên của chính quyền Tổng thống Barack Obama cho biết, Mỹ không kỳ vọng Nga sẽ sớm thay đổi chính sách trong vấn đề Ukraine. Theo vị này, chiến lược của Mỹ là tăng dần đều các lệnh trừng phạt, theo đó gây sưc ép về kinh tế và cô lập chính trị đối với Nga.
Hầu hết các công ty Nga bị Mỹ trừng phạt lần này đều có quan hệ với tỷ phú Nga Gennady Timchenko hoặc anh em nhà Arkady và Boris Rotenberg. Các nhà tài phiệt Nga này đều có tên trong danh sách trừng phạt hôm 20/3.
Ông Sechin, 53 tuổi, Chủ tịch Rosneft, người bị Mỹ trừng phạt lần này, là đồng nghiệp của ông Putin khi hai người còn làm việc tại văn phòng thị trưởng St. Petersburg. Rosneft không có tên trong danh sách trừng phạt.
Khác với Mỹ, EU tỏ ra lưỡng lự trong vấn đề trừng phạt Nga vì lo ngại lệnh trừng phạt mạnh tay có thể ảnh hưởng bất lợi tới các quốc gia thành viên trong khối vốn phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng từ Nga. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có kim ngạch thương mại 89 tỷ USD với Nga trong năm 2012.
Tuy chưa phải là mạnh nhưng các lệnh trừng phạt của phương Tây đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế Nga. Đồng Rúp đã mất giá 8% từ đầu năm tới nay, trong khi chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga giảm 12,7%. Mới đây, hãng đánh giá tín nhiệm Standard&Poor’s đã cắt giảm điểm tín nhiệm của Nga, và Ngân hàng Trung ương nước này phải mạnh tay tăng lãi suất.
Liên quan tới tình hình Ukraine, Thủ tướng tạm quyền nước này Arseniy Yatsenyuk hôm nay tuyên bố các vùng sẽ được trao quyền tự trị lớn hơn và hiến pháp mới sẽ được thông qua trước ngày 25/5, ngày bầu cử tổng thống. Ông Yatsenyuk cho biết, theo các thay đổi được đề xuất, Tổng thống sẽ không còn quyền chỉ định thống đốc các vùng.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, danh sách các cá nhân bị EU đóng băng tài sản và hạn chế đi lại lần này bao gồm 15 quan chức Nga và Ukraine, trong đó có các nhà lãnh đạo phe ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine.
Trước đó, ngày hôm qua, Mỹ tuyên bố trừng phạt 7 quan chức và doanh nhân Nga cùng 17 công ty của nước này, bao gồm ông Igor Sechin, người đứng đầu tập đoàn dầu lửa quốc doanh OAO Rosneft.
Mỹ và EU cho rằng, Nga đã không tuân thủ thỏa thuận ký ngày 17/4 tại Geneva về giảm căng thẳng trong cuộc đối đầu giữa Chính phủ Ukraine và các phần tử ly khai thân Nga được cho là có sự hậu thuẫn của điện Kremlin. Sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3, Mỹ và châu Âu cũng đồng loạt trừng phạt các cá nhân và doanh nghiệp thân cận với Tổng thống Vladimir Putin.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Nga đã tăng điểm sau khi các lệnh trừng phạt này được công bố.
Tính đến đầu giờ chiều ngày 29/4 theo giờ Moscow, chỉ số Micex tăng 0,9%, sau khi tăng 1,5% trong phiên trước đó, chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tục. Đồng Rúp cũng có ngày tăng giá thứ hai liên tục, với mức tăng 0,3% so với đồng USD.
Lệnh trừng phạt của châu Âu “là một bước khá yếu so với những gì đang diễn ra trên thực tế ở Ukraine”, ông Jan Techau, người đứng đầu văn phòng tại Brussels của tổ chức Carnegie Endowment, nhận xét. “Đây thực sự là một phản ứng yếu ớt và mang tính thỏa hiệp”.
Một quan chức giấu tên của chính quyền Tổng thống Barack Obama cho biết, Mỹ không kỳ vọng Nga sẽ sớm thay đổi chính sách trong vấn đề Ukraine. Theo vị này, chiến lược của Mỹ là tăng dần đều các lệnh trừng phạt, theo đó gây sưc ép về kinh tế và cô lập chính trị đối với Nga.
Hầu hết các công ty Nga bị Mỹ trừng phạt lần này đều có quan hệ với tỷ phú Nga Gennady Timchenko hoặc anh em nhà Arkady và Boris Rotenberg. Các nhà tài phiệt Nga này đều có tên trong danh sách trừng phạt hôm 20/3.
Ông Sechin, 53 tuổi, Chủ tịch Rosneft, người bị Mỹ trừng phạt lần này, là đồng nghiệp của ông Putin khi hai người còn làm việc tại văn phòng thị trưởng St. Petersburg. Rosneft không có tên trong danh sách trừng phạt.
Khác với Mỹ, EU tỏ ra lưỡng lự trong vấn đề trừng phạt Nga vì lo ngại lệnh trừng phạt mạnh tay có thể ảnh hưởng bất lợi tới các quốc gia thành viên trong khối vốn phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng từ Nga. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có kim ngạch thương mại 89 tỷ USD với Nga trong năm 2012.
Tuy chưa phải là mạnh nhưng các lệnh trừng phạt của phương Tây đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế Nga. Đồng Rúp đã mất giá 8% từ đầu năm tới nay, trong khi chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga giảm 12,7%. Mới đây, hãng đánh giá tín nhiệm Standard&Poor’s đã cắt giảm điểm tín nhiệm của Nga, và Ngân hàng Trung ương nước này phải mạnh tay tăng lãi suất.
Liên quan tới tình hình Ukraine, Thủ tướng tạm quyền nước này Arseniy Yatsenyuk hôm nay tuyên bố các vùng sẽ được trao quyền tự trị lớn hơn và hiến pháp mới sẽ được thông qua trước ngày 25/5, ngày bầu cử tổng thống. Ông Yatsenyuk cho biết, theo các thay đổi được đề xuất, Tổng thống sẽ không còn quyền chỉ định thống đốc các vùng.