Chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte sẽ dẫn tới thay đổi gì?
Việc Tổng thống Philippines Duterte xích lại gần Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh hai nước có tranh chấp lãnh thổ căng thẳng trên biển Đông
Chuyến thăm Trung Quốc vào tháng tới của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể làm thay đổi các mối quan hệ liên minh ở khu vực Đông Á, bởi từ khi lên cầm quyền ông Duterte đã có hàng loạt phát ngôn gây tranh cãi nhằm vào Washington và tỏ ý “làm thân” với Bắc Kinh - hãng tin Reuters nhận định.
Mối quan hệ giữa Philippines và Mỹ vốn là một trụ cột trong chiến lược tái cân bằng quân sự của Mỹ về phía châu Á dưới thời Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, liên minh này đã chịu sức ép lớn kể từ khi ông Duterte lên cầm quyền cách đây 3 tháng. Trước sự chỉ trích của Mỹ nhằm vào chiến dịch chống ma túy khiến hàng nghìn nghi phạm thiệt mạng của Philippines, Duterte phản ứng mạnh, thậm chí buông lời xúc phạm cả Tổng thống Mỹ.
Nhà lãnh đạo Philippines cũng đã tuyên bố sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập hơn, đồng thời bày tỏ mong muốn lập liên minh với Nga và Trung Quốc, hai đối thủ của Mỹ trên trường quốc tế.
Hôm Chủ nhật vừa rồi, Duterte nói ông nhận được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc khi ông phàn nàn với hai nước này về Mỹ. Duterte cho biết trong một cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh ở Lào hồi tháng trước, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đồng tình với ông khi ông chỉ trích Mỹ.
“Tôi đã gặp Medvedev và tôi nói với ông ấy rằng: ‘Họ [Mỹ] đang làm khó tôi, họ chẳng hề tôn trọng tôi, họ chẳng biết xấu hổ gì cả’. Ông ấy đáp: ‘Người Mỹ là thế. Tôi sẽ giúp ông’”.
Đáng chú ý, việc Duterte xích lại gần Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh hai nước có tranh chấp lãnh thổ căng thẳng trên biển Đông.
“Kể từ khi ông Duterte lên cầm quyền, Trung Quốc và Philippines đã có nhiều tương tác thân mật, đem lại một loạt kết quả tích cực”, đại sứ Trung Quốc tại Manila Zhao Jianhua phát biểu. “Những đám mây đang tan dần. Mặt trời đang mọc lên ở phía chân trời, và sẽ chiếu ánh sáng đẹp đẽ trong chương mới của mối quan hệ song phương”.
Theo dự kiến, Duterte sẽ thăm Bắc Kinh từ ngày 19-21/10 và sẽ có các cuộc hội đàm với cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường.
Các nguồn tin ngoại giao và kinh doanh ở Manila cho hay tháp tùng ông Duterte trong chuyến thăm này sẽ có khoảng hơn 20 doanh nhân Philippines. Bởi vậy, hai bên kỳ vọng nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng sẽ được ký kết, thúc đẩy thêm mối quan hệ giữa hai nước.
Vấn đề biển Đông
Tuy nhiên, nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của chuyến thăm vẫn nằm ở việc hai bên sẽ xử lý ra sao tranh chấp trên biển Đông. Trung Quốc đã quyết liệt phủ nhận phán quyết mà tòa án quốc tế đưa ra hồi tháng 7 phủ nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề này.
Duterte muốn Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài và cho phép đi vào khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Tuy nhiên, ông không nhất quyết đòi Trung Quốc thực thi phán quyết và tuyên bố muốn đàm phán với Bắc Kinh về tranh chấp trên biển Đông.
“Thái độ của Duterte đồng nghĩa với việc chúng tôi phải cân nhắc lại chính sách của mình”, một nguồn tin quan chức Trung Quốc nói với Reuters. “Chúng tôi phải đáp lại thái độ lịch sự của ông ấy”.
Nếu ngư dân Philippines có thể quay trở lại đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, thì đó sẽ là một thắng lợi lớn đối với Duterte và tỷ lệ ủng hộ của người dân Philippines dành cho ông vốn dĩ đã cao có thể còn tăng thêm. Theo một cuộc thăm dò mới đây, tỷ lệ cử tri Philippines ủng hộ Tổng thống Duterte đang ở mức cao kỷ lục 92%, bất chấp ông vấp phải sự phản đối của quốc tế về chiến dịch chống ma túy đẫm máu.
“Khi Duterte thăm Trung Quốc vào tháng tới, lịch trình của ông ấy sẽ tập trung vào các lĩnh vực thương mại, đầu tư và hợp tác nghề cá với Trung Quốc, bao gồm việc tiếp cận Scarborough”, một quan chức Bộ Ngoại giao Philippines đề nghị giấu tên nói.
“Chương mới” quan hệ Mỹ-Philippines?
Một bài viết mới đây của tờ Thời báo Hoàn cầu nói chuyến thăm của ông Duterte tới Trung Quốc có thể mở ra một chương mới trong mối quan hệ song phương.
“Một sự tương tác mới và tích cực giữa Trung Quốc và Philippines, trái ngược hẳn với thời [Tổng thống Benigno] Aquino, có thể sẽ được mở ra”, bài báo viết. “Duterte có chính sách ngoại giao và phong cách khác hẳn với người tiền nhiệm. Ông ấy có vẻ muốn cân bằng quan hệ ngoại giao với các nước khác thay vì quá phụ thuộc vào Mỹ”.
Thời gian gần đây, Duterte đã có hàng loạt tuyên bố “dằn mặt” Mỹ. Ông nói hai nước sẽ không có cuộc tuần tra hải quân chung nào trong 6 năm nhiệm kỳ của ông và kêu gọi Mỹ rút lực lượng đặc nhiệm khỏi miền Nam Philippines.
Giới chức Mỹ vẫn khẳng định mối quan hệ liên minh với Manila là bền chặt. Nhưng các nhà phân tích cho rằng mối quan hệ đó đã chịu tác động xấu từ những phát ngôn như vậy của Tổng thống Philippines.
“Giờ là lúc các quan chức ở Washington cần phải lo ngại thực sự về tương lai mối quan hệ Mỹ-Philippines”, ông Ian Storey, chuyên gia về biển Đông thuộc viện nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak Institute của Singapore, phát biểu. “Nhất là về những vấn đề quân sự như tập trận chung và quyền tiếp cận của Mỹ với các căn cứ của Philippines, và liệu Duterte có tìm cách đạt thỏa thuận với Bắc Kinh về biển Đông theo đó cho phép Trung Quốc thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này”.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến từ Trung Quốc tỏ ra thận trọng với Duterte bởi sự khó lường của nhà lãnh đạo này. Dù tỏ ý “làm thân” với Trung Quốc, tháng trước Philippines tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Lào rằng Manila “vô cùng quan ngại” về việc Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị cho hoạt động xây dựng ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
“Phải chờ xem ông ấy thực sự sẽ làm gì. Dù những tín hiệu từ Duterte là tốt, chúng tôi vẫn nên chờ xem”, nhà nghiên cứu Luo Liang thuộc Học viện Quốc gia về Nghiên cứu biển Đông ở Trung Quốc, phát biểu.
Mối quan hệ giữa Philippines và Mỹ vốn là một trụ cột trong chiến lược tái cân bằng quân sự của Mỹ về phía châu Á dưới thời Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, liên minh này đã chịu sức ép lớn kể từ khi ông Duterte lên cầm quyền cách đây 3 tháng. Trước sự chỉ trích của Mỹ nhằm vào chiến dịch chống ma túy khiến hàng nghìn nghi phạm thiệt mạng của Philippines, Duterte phản ứng mạnh, thậm chí buông lời xúc phạm cả Tổng thống Mỹ.
Nhà lãnh đạo Philippines cũng đã tuyên bố sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập hơn, đồng thời bày tỏ mong muốn lập liên minh với Nga và Trung Quốc, hai đối thủ của Mỹ trên trường quốc tế.
Hôm Chủ nhật vừa rồi, Duterte nói ông nhận được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc khi ông phàn nàn với hai nước này về Mỹ. Duterte cho biết trong một cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh ở Lào hồi tháng trước, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đồng tình với ông khi ông chỉ trích Mỹ.
“Tôi đã gặp Medvedev và tôi nói với ông ấy rằng: ‘Họ [Mỹ] đang làm khó tôi, họ chẳng hề tôn trọng tôi, họ chẳng biết xấu hổ gì cả’. Ông ấy đáp: ‘Người Mỹ là thế. Tôi sẽ giúp ông’”.
Đáng chú ý, việc Duterte xích lại gần Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh hai nước có tranh chấp lãnh thổ căng thẳng trên biển Đông.
“Kể từ khi ông Duterte lên cầm quyền, Trung Quốc và Philippines đã có nhiều tương tác thân mật, đem lại một loạt kết quả tích cực”, đại sứ Trung Quốc tại Manila Zhao Jianhua phát biểu. “Những đám mây đang tan dần. Mặt trời đang mọc lên ở phía chân trời, và sẽ chiếu ánh sáng đẹp đẽ trong chương mới của mối quan hệ song phương”.
Theo dự kiến, Duterte sẽ thăm Bắc Kinh từ ngày 19-21/10 và sẽ có các cuộc hội đàm với cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường.
Các nguồn tin ngoại giao và kinh doanh ở Manila cho hay tháp tùng ông Duterte trong chuyến thăm này sẽ có khoảng hơn 20 doanh nhân Philippines. Bởi vậy, hai bên kỳ vọng nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng sẽ được ký kết, thúc đẩy thêm mối quan hệ giữa hai nước.
Vấn đề biển Đông
Tuy nhiên, nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của chuyến thăm vẫn nằm ở việc hai bên sẽ xử lý ra sao tranh chấp trên biển Đông. Trung Quốc đã quyết liệt phủ nhận phán quyết mà tòa án quốc tế đưa ra hồi tháng 7 phủ nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề này.
Duterte muốn Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài và cho phép đi vào khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Tuy nhiên, ông không nhất quyết đòi Trung Quốc thực thi phán quyết và tuyên bố muốn đàm phán với Bắc Kinh về tranh chấp trên biển Đông.
“Thái độ của Duterte đồng nghĩa với việc chúng tôi phải cân nhắc lại chính sách của mình”, một nguồn tin quan chức Trung Quốc nói với Reuters. “Chúng tôi phải đáp lại thái độ lịch sự của ông ấy”.
Nếu ngư dân Philippines có thể quay trở lại đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, thì đó sẽ là một thắng lợi lớn đối với Duterte và tỷ lệ ủng hộ của người dân Philippines dành cho ông vốn dĩ đã cao có thể còn tăng thêm. Theo một cuộc thăm dò mới đây, tỷ lệ cử tri Philippines ủng hộ Tổng thống Duterte đang ở mức cao kỷ lục 92%, bất chấp ông vấp phải sự phản đối của quốc tế về chiến dịch chống ma túy đẫm máu.
“Khi Duterte thăm Trung Quốc vào tháng tới, lịch trình của ông ấy sẽ tập trung vào các lĩnh vực thương mại, đầu tư và hợp tác nghề cá với Trung Quốc, bao gồm việc tiếp cận Scarborough”, một quan chức Bộ Ngoại giao Philippines đề nghị giấu tên nói.
“Chương mới” quan hệ Mỹ-Philippines?
Một bài viết mới đây của tờ Thời báo Hoàn cầu nói chuyến thăm của ông Duterte tới Trung Quốc có thể mở ra một chương mới trong mối quan hệ song phương.
“Một sự tương tác mới và tích cực giữa Trung Quốc và Philippines, trái ngược hẳn với thời [Tổng thống Benigno] Aquino, có thể sẽ được mở ra”, bài báo viết. “Duterte có chính sách ngoại giao và phong cách khác hẳn với người tiền nhiệm. Ông ấy có vẻ muốn cân bằng quan hệ ngoại giao với các nước khác thay vì quá phụ thuộc vào Mỹ”.
Thời gian gần đây, Duterte đã có hàng loạt tuyên bố “dằn mặt” Mỹ. Ông nói hai nước sẽ không có cuộc tuần tra hải quân chung nào trong 6 năm nhiệm kỳ của ông và kêu gọi Mỹ rút lực lượng đặc nhiệm khỏi miền Nam Philippines.
Giới chức Mỹ vẫn khẳng định mối quan hệ liên minh với Manila là bền chặt. Nhưng các nhà phân tích cho rằng mối quan hệ đó đã chịu tác động xấu từ những phát ngôn như vậy của Tổng thống Philippines.
“Giờ là lúc các quan chức ở Washington cần phải lo ngại thực sự về tương lai mối quan hệ Mỹ-Philippines”, ông Ian Storey, chuyên gia về biển Đông thuộc viện nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak Institute của Singapore, phát biểu. “Nhất là về những vấn đề quân sự như tập trận chung và quyền tiếp cận của Mỹ với các căn cứ của Philippines, và liệu Duterte có tìm cách đạt thỏa thuận với Bắc Kinh về biển Đông theo đó cho phép Trung Quốc thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này”.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến từ Trung Quốc tỏ ra thận trọng với Duterte bởi sự khó lường của nhà lãnh đạo này. Dù tỏ ý “làm thân” với Trung Quốc, tháng trước Philippines tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Lào rằng Manila “vô cùng quan ngại” về việc Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị cho hoạt động xây dựng ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
“Phải chờ xem ông ấy thực sự sẽ làm gì. Dù những tín hiệu từ Duterte là tốt, chúng tôi vẫn nên chờ xem”, nhà nghiên cứu Luo Liang thuộc Học viện Quốc gia về Nghiên cứu biển Đông ở Trung Quốc, phát biểu.