Có thể thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi) vào đầu năm 2011
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011
24 dự án luật, trong đó có dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị đưa vào chương trình chính thức của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 và thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 9.
Chiều 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chương trình này.
Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ điều chỉnh và bổ sung một số nội dung cho phù hợp với tình hình thị trường và các cam kết hội nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam, đồng bộ với các luật khác để tạo ra sự thống nhất về khuôn khổ pháp lý. Cùng với Luật Chứng khoán (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cũng được đề nghị thông qua trong năm 2011. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết chỉ sửa đổi một số điều liên quan đến nghiệp vụ của hai dự luật này để đáp ứng yêu cầu hiện nay, nên “nếu cố gắng thì có thể thông qua tại một kỳ họp”.
“Đột ngột đưa vào, đột ngột rút ra”
Hầu hết không đảm bảo tiến độ, rất tùy tiện, đột ngột đưa vào, đột ngột rút ra, xáo trộn nhiều quá… là những nhận xét được nhấn mạnh tại phiên thảo luận.
Được dẫn đi dẫn lại để minh chứng cho những hạn chế trong công tác xây dựng luật là con số 8 (chiếm 22,2%) dự án luật Chính phủ xin lùi thời hạn trong năm 2009. Còn chương trình năm 2010 mới thực hiện nhưng đã phải điều chỉnh.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đánh giá, việc các dự án không được trình đúng tiến độ, không bảo đảm chất lượng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan. Thực trạng này cho thấy tình trạng không tuân thủ pháp luật và kỷ luật công vụ của một số cơ quan Nhà nước, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu một số cơ quan soạn thảo chưa cao.
Một ví dụ, dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan soạn thảo đã có 3 năm từ khi dự án được đưa vào Chương trình nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 và gần một năm từ khi dự án được đưa vào chương trình chính thức năm 2010 để chuẩn bị.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ, hiện vẫn chưa thực hiện được việc tổng kết, đánh giá tình hình thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Đáng chú ý, hầu hết các dự án dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy không bảo đảm tiến độ chuẩn bị. Theo đó, dự án Luật Thủ đô, Luật Đầu tư công đến nay vẫn chưa được trình. Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Tiếp cận thông tin được cơ quan trình xin rút khỏi chương trình để có thêm thời gian chuẩn bị; dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định rút khỏi chương trình do còn nhiều vấn đề lớn, có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan hữu quan....
Lo ngại tình trạng “quá lạm dụng sự điều chỉnh”, và “đột ngột đưa vào, đột ngột rút ra”, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng dẫn tình huống “chưa từng có trong lịch sử” khi xem xét một dự án luật dự kiến được trình Quốc hội tại kỳ họp tới, chiều 10/5. “Khi nghe đọc tờ trình thì thấy rất bức thiết phải có luật nhưng đọc xong thì xin rút”, ông Vượng nói.
“Đã kiểm điểm ai đâu”
Theo Ủy ban Pháp luật, tính đến hết ngày 30/4/2010, uỷ ban này đã nhận được đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 gồm 36 dự án luật, nghị quyết. Tuy nhiên lựa chọn dự án nào là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng cần "cân đong đo đếm" xem luật nào nên ưu tiên. Ví như Luật Bảo hiểm tiền gửi hết sức quan trọng thì không được đưa vào chương trình. Trong khi đó dự án Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá chưa thực sự cần thiết thì lại có mặt.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu, chương trình xây dựng luật xáo trộn nhiều quá, phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm. “Luật nào cũng khó, cũng phức tạp, làm luật là xung đột lợi ích nên chả luật nào mà không có ý kiến khác nhau, nhưng phá kế hoạch nhiều quá thì không hay”, Chủ tịch lưu ý.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu “phê” báo cáo của Chính phủ năm nào nguyên nhân, giải pháp cũng giống nhau nhưng trách nhiệm của ai và địa chỉ thế nào thì không đề cập.
“Nếu không chỉ rõ địa chỉ thì sẽ vẫn lặp lại sự tùy tiện, vì có kiểm điểm ai đâu”, Phó chủ tịch nói.
Ông cho rằng những hạn chế nêu trên cũng có nguyên nhân từ phía các cơ quan của Quốc hội, vì các cơ quan thẩm tra nếu kiên quyết hơn thì cũng có thể loại ra những dự án luật chuẩn bị chưa đạt yêu cầu.
Phó chủ tịch cũng yêu cầu các cơ quan hữu quan rà soát thật kỹ các dự án luật trước khi trình Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 tại kỳ họp tới.
Chiều 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chương trình này.
Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ điều chỉnh và bổ sung một số nội dung cho phù hợp với tình hình thị trường và các cam kết hội nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam, đồng bộ với các luật khác để tạo ra sự thống nhất về khuôn khổ pháp lý. Cùng với Luật Chứng khoán (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cũng được đề nghị thông qua trong năm 2011. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết chỉ sửa đổi một số điều liên quan đến nghiệp vụ của hai dự luật này để đáp ứng yêu cầu hiện nay, nên “nếu cố gắng thì có thể thông qua tại một kỳ họp”.
“Đột ngột đưa vào, đột ngột rút ra”
Hầu hết không đảm bảo tiến độ, rất tùy tiện, đột ngột đưa vào, đột ngột rút ra, xáo trộn nhiều quá… là những nhận xét được nhấn mạnh tại phiên thảo luận.
Được dẫn đi dẫn lại để minh chứng cho những hạn chế trong công tác xây dựng luật là con số 8 (chiếm 22,2%) dự án luật Chính phủ xin lùi thời hạn trong năm 2009. Còn chương trình năm 2010 mới thực hiện nhưng đã phải điều chỉnh.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đánh giá, việc các dự án không được trình đúng tiến độ, không bảo đảm chất lượng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan. Thực trạng này cho thấy tình trạng không tuân thủ pháp luật và kỷ luật công vụ của một số cơ quan Nhà nước, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu một số cơ quan soạn thảo chưa cao.
Một ví dụ, dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan soạn thảo đã có 3 năm từ khi dự án được đưa vào Chương trình nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 và gần một năm từ khi dự án được đưa vào chương trình chính thức năm 2010 để chuẩn bị.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ, hiện vẫn chưa thực hiện được việc tổng kết, đánh giá tình hình thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Đáng chú ý, hầu hết các dự án dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy không bảo đảm tiến độ chuẩn bị. Theo đó, dự án Luật Thủ đô, Luật Đầu tư công đến nay vẫn chưa được trình. Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Tiếp cận thông tin được cơ quan trình xin rút khỏi chương trình để có thêm thời gian chuẩn bị; dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định rút khỏi chương trình do còn nhiều vấn đề lớn, có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan hữu quan....
Lo ngại tình trạng “quá lạm dụng sự điều chỉnh”, và “đột ngột đưa vào, đột ngột rút ra”, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng dẫn tình huống “chưa từng có trong lịch sử” khi xem xét một dự án luật dự kiến được trình Quốc hội tại kỳ họp tới, chiều 10/5. “Khi nghe đọc tờ trình thì thấy rất bức thiết phải có luật nhưng đọc xong thì xin rút”, ông Vượng nói.
“Đã kiểm điểm ai đâu”
Theo Ủy ban Pháp luật, tính đến hết ngày 30/4/2010, uỷ ban này đã nhận được đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 gồm 36 dự án luật, nghị quyết. Tuy nhiên lựa chọn dự án nào là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng cần "cân đong đo đếm" xem luật nào nên ưu tiên. Ví như Luật Bảo hiểm tiền gửi hết sức quan trọng thì không được đưa vào chương trình. Trong khi đó dự án Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá chưa thực sự cần thiết thì lại có mặt.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu, chương trình xây dựng luật xáo trộn nhiều quá, phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm. “Luật nào cũng khó, cũng phức tạp, làm luật là xung đột lợi ích nên chả luật nào mà không có ý kiến khác nhau, nhưng phá kế hoạch nhiều quá thì không hay”, Chủ tịch lưu ý.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu “phê” báo cáo của Chính phủ năm nào nguyên nhân, giải pháp cũng giống nhau nhưng trách nhiệm của ai và địa chỉ thế nào thì không đề cập.
“Nếu không chỉ rõ địa chỉ thì sẽ vẫn lặp lại sự tùy tiện, vì có kiểm điểm ai đâu”, Phó chủ tịch nói.
Ông cho rằng những hạn chế nêu trên cũng có nguyên nhân từ phía các cơ quan của Quốc hội, vì các cơ quan thẩm tra nếu kiên quyết hơn thì cũng có thể loại ra những dự án luật chuẩn bị chưa đạt yêu cầu.
Phó chủ tịch cũng yêu cầu các cơ quan hữu quan rà soát thật kỹ các dự án luật trước khi trình Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 tại kỳ họp tới.