Crimea tách khỏi Ukraine, căng thẳng leo thang
Cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 cho kết quả, ước có 95,5% người Crimea lựa chọn gia nhập Nga
Trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ngày 16/3, người dân Crimea đã bỏ phiếu với tỷ lệ áp đảo ủng hộ việc bán đảo này tách khỏi Ukraine và gia nhập Nga. Kiev cảnh báo các nhà lãnh đạo ly khai của Crimea rằng, “đất sẽ cháy dưới chân họ”, trong khi Washington dọa sẽ “ra đòn” trừng phạt không nhẹ tay đối với Moscow.
Hãng tin Reuters cho biết, theo kết quả sơ bộ, với một nửa số phiếu được kiểm, có 95,5% người Crimea lựa chọn gia nhập Nga. Kết quả này được người đứng đầu Ủy ban Trưng cầu dân ý của Crimea, ông Mikhail Malyshev, công bố rạng sáng nay (17/3) theo giờ Việt Nam vào thời điểm hai giờ trước khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa.
Phản ứng trước kết quả trên, các cường quốc phương Tây và Chính phủ mới của Ukraine tại Kiev đều đưa ra những lời cảnh báo và tuyên bố không công nhận.
Điện đàm Putin-Obama
“Cuộc trưng cầu dân ý này trái với hiến pháp Ukraine”, một phát ngôn viên của Nhà Trắng nói. “Cộng đồng quốc tế sẽ không công nhận kết quả của một cuộc bỏ phiếu được tiến hành dưới sự đe dọa bạo lực từ quân Nga đang chiếm đóng Crimea - một điều vi phạm luật pháp quốc tế”.
Trong một diễn biến cho thấy căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraine đã lên tới mức được so sánh với cuộc đối đầu Đông-Tây thời chiến tranh lạnh, điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Barack Obama đã có một cuộc điện đàm trong ngày 16/3. Cả hai đã nhất trí cần có sự hợp tác để bình ổn vấn đề Ukraine.
Theo điện Kremlin, trong cuộc điện đàm này, ông Putin nói với ông Obama rằng, cuộc trưng cầu dân ý của Crimea là hợp pháp, đồng thời bày tỏ sự quan ngại về thất bại của Chính phủ Ukraine trong vấn đề ngăn chặn bạo lực nhằm vào người nói tiếng Nga ở nước này.
“Tổng thống Putin đã thu hút sự chú ý tới việc chính quyền hiện nay ở Kiev không đủ khả năng và không sẵn sàng ngăn chặn tình trạng bạo lực gia tăng của các nhóm dân tộc chủ nghĩa cực đoan gây mất ổn định tình hình và có hành động khủng bố với dân lành, bao gồm cộng đồng người nói tiếng Nga”, điện Kremlin nói về nội dung cuộc điện đàm Putin-Obama.
Theo điện Kremlin, trong cuộc điện đàm này, ông Putin đã đề xuất các nhà giám sát châu Âu được cử tới toàn bộ các khu vực của Ukraine để giải quyết tình trạng bạo lực nói trên.
Kiev: “Đất sẽ cháy dưới chân họ”
Cũng trong ngày 16/3, ông Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Trong cuộc nói chuyện với nhà lãnh đạo Đức, ông Putin nói, cuộc trưng cầu dân ý của Crimea là phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Điều 1 của Hiến chương Liên hiệp quốc về nguyên tắc tự quyết của người dân.
“Một điều được nhấn mạnh là Nga sẽ tôn trọng sự lựa chọn của người dân Crimea”, một tuyên bố của điện Kremlin viết.
Về phần mình, Kiev nói, việc Moscow tăng cường quân ở Crimea là “sự vi phạm quá đáng” hiệp ước đã ký giữa hai bên, đồng thời công bố kế hoạch cung cấp vũ khí và đào tạo 20.000 thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia mới được thành lập.
Theo một hiệp ước ký sau khi Ukraine tách khỏi Liên xô cũ vào năm 1991, Nga có quyền duy trì lực lượng ở Crimea, bao gồm căn cứ hải quân ở Sevastopol. Tuy nhiên, theo quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, ông Ihor Tenyukh, số quân Nga ở Crimea hiện đã vượt quá mức giới hạn được thỏa thuận cho năm 2014 là 12.500 quân. Theo ông Tenyukh, số quân Nga ở Crimea hiện đã nhanh chóng tăng lên 22.000 từ con số 18.400 quân vào hôm thứ Sáu tuần trước.
Tại Kiev, Thủ tướng Arseny Yatseniuk đe dọa những hậu quả sẽ xảy ra với các chính trị gia Crimea đã kêu gọi cuộc trưng cầu dân ý. Ông Yatseniuk gọi các nhà lãnh đạo ly khai của Crimea là “những kẻ đầu sỏ” muốn phá hủy sự độc lập của Ukraine “dưới vỏ bọc của lính Nga”.
“Chúng tôi sẽ tìm tất cả bọn họ, cho dù mất 1 năm hay 2 năm, và đưa họ ra trước công lý, xét xử họ tại tòa án của Ukraine và quốc tế. Đất sẽ cháy dưới chân họ”, ông Yatsenyuk phát biểu trước một cuộc họp nội các. Ông Yatsenyuk vừa trở về sau chuyến thăm Mỹ, nơi ông nhận được sự ủng hộ bằng lời nói của Washington, nhưng bị từ chối viện trợ vũ khí.
Đe dọa cô lập
Nhà Trắng cho biết, trong cuộc điện đàm thứ hai trong vòng hai ngày giữa Ngoại trưởng Mỹ Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, ông Kerry nói, Mỹ sẽ không chấp nhận kết quả trưng cầu dân ý ở Crimea và Nga buộc phải rút quân khỏi các căn cứ ở đây. Tuy nhiên, theo điện Kremlin, ông Lavrov và ông Kerry nhất trí sẽ tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng thông qua cải cách hiến pháp ở Ukraine.
Nhà Trắng cũng đã cảnh báo Nga sẽ phải đối mặt với sự cô lập quốc tế, và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nga. “Nga có thể đối mặt với các kế hoạch trừng phạt trong những ngày tới”, cố vấn cao cấp của Nhà Trắng Dan Pfeiffer phát biểu trên kênh NBC. Hiện Nhà Trắng đang xác định đâu là những công dân Nga sẽ chịu lệnh cấm visa và đóng băng tài sản như Tổng thống Obama đã ra lệnh trừng phạt mới đây.
Các ngoại trưởng từ Liên minh châu Âu (EU) dự kiến cũng sẽ ra cảnh báo tương tự khi nhóm họp tại Brussels trong ngày hôm nay (17/3). Tuy nhiên, việc “ra đòn” trừng phạt Nga có thể sẽ là điều mà EU phải cân nhắc nhiều, bởi mối ràng buộc kinh tế song phương rất chặt chẽ, và chính châu Âu cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu trừng phạt Nga.
Hy vọng của người Crimea
Ngay từ khi mới bắt đầu, cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea đã cho thấy sự ủng hộ áp đảo của người dân ở đây với nước Nga. Tại một điểm bỏ phiếu ở trường học thuộc Simferopol, thủ phủ Crimea, hàng chục người đã xếp hàng chờ tới lượt bỏ phiếu từ sáng sớm.
“Tôi đã bỏ phiếu cho nước Nga. Đây là điều mà tôi đã chờ đợi từ lâu”, cô Svetlana Vasilyeva, một y tá 27 tuổi người dân tộc Nga, nói. “Chúng tôi muốn tách khỏi Ukraine vì người Ukraine nói với chúng tôi rằng, chúng tôi là những người thuộc đẳng cấp thấp hơn họ. Làm sao chúng tôi có thể ở lại một đất nước như vậy”.
Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý đã bị người dân tộc Tatar theo đạo Hồi dòng Sunni chiếm 12% dân số Crimea tẩy chay, bất chấp chính quyền Crimea hứa sẽ cho họ hỗ trợ tài chính và quyền đất đai tốt hơn. “Đây là đất của tôi, của tổ tiên tôi. Tôi sẽ không công nhận cuộc trưng cầu dân ý này. Tôi nguyền rủa bọn họ”, bà Shevkaye Assanova, một người Tatar trung niên, nói.
Nhiều người Crimea hy vọng, việc gia nhập Nga sẽ đem đến cho họ mức lương cao hơn, và địa vị công dân của một quốc gia có khả năng khẳng định mình trên trường quốc tế.
Phần đông cư dân Crimea là người dân tộc Nga. Vùng này vốn là một phần của nước Nga cho tới năm 1954, khi được nhà lãnh đạo Liên xô Nikita Khrushchev tặng cho Ukraine.
Hãng tin Reuters cho biết, theo kết quả sơ bộ, với một nửa số phiếu được kiểm, có 95,5% người Crimea lựa chọn gia nhập Nga. Kết quả này được người đứng đầu Ủy ban Trưng cầu dân ý của Crimea, ông Mikhail Malyshev, công bố rạng sáng nay (17/3) theo giờ Việt Nam vào thời điểm hai giờ trước khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa.
Phản ứng trước kết quả trên, các cường quốc phương Tây và Chính phủ mới của Ukraine tại Kiev đều đưa ra những lời cảnh báo và tuyên bố không công nhận.
Điện đàm Putin-Obama
“Cuộc trưng cầu dân ý này trái với hiến pháp Ukraine”, một phát ngôn viên của Nhà Trắng nói. “Cộng đồng quốc tế sẽ không công nhận kết quả của một cuộc bỏ phiếu được tiến hành dưới sự đe dọa bạo lực từ quân Nga đang chiếm đóng Crimea - một điều vi phạm luật pháp quốc tế”.
Trong một diễn biến cho thấy căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraine đã lên tới mức được so sánh với cuộc đối đầu Đông-Tây thời chiến tranh lạnh, điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Barack Obama đã có một cuộc điện đàm trong ngày 16/3. Cả hai đã nhất trí cần có sự hợp tác để bình ổn vấn đề Ukraine.
Theo điện Kremlin, trong cuộc điện đàm này, ông Putin nói với ông Obama rằng, cuộc trưng cầu dân ý của Crimea là hợp pháp, đồng thời bày tỏ sự quan ngại về thất bại của Chính phủ Ukraine trong vấn đề ngăn chặn bạo lực nhằm vào người nói tiếng Nga ở nước này.
“Tổng thống Putin đã thu hút sự chú ý tới việc chính quyền hiện nay ở Kiev không đủ khả năng và không sẵn sàng ngăn chặn tình trạng bạo lực gia tăng của các nhóm dân tộc chủ nghĩa cực đoan gây mất ổn định tình hình và có hành động khủng bố với dân lành, bao gồm cộng đồng người nói tiếng Nga”, điện Kremlin nói về nội dung cuộc điện đàm Putin-Obama.
Theo điện Kremlin, trong cuộc điện đàm này, ông Putin đã đề xuất các nhà giám sát châu Âu được cử tới toàn bộ các khu vực của Ukraine để giải quyết tình trạng bạo lực nói trên.
Kiev: “Đất sẽ cháy dưới chân họ”
Cũng trong ngày 16/3, ông Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Trong cuộc nói chuyện với nhà lãnh đạo Đức, ông Putin nói, cuộc trưng cầu dân ý của Crimea là phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Điều 1 của Hiến chương Liên hiệp quốc về nguyên tắc tự quyết của người dân.
“Một điều được nhấn mạnh là Nga sẽ tôn trọng sự lựa chọn của người dân Crimea”, một tuyên bố của điện Kremlin viết.
Về phần mình, Kiev nói, việc Moscow tăng cường quân ở Crimea là “sự vi phạm quá đáng” hiệp ước đã ký giữa hai bên, đồng thời công bố kế hoạch cung cấp vũ khí và đào tạo 20.000 thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia mới được thành lập.
Theo một hiệp ước ký sau khi Ukraine tách khỏi Liên xô cũ vào năm 1991, Nga có quyền duy trì lực lượng ở Crimea, bao gồm căn cứ hải quân ở Sevastopol. Tuy nhiên, theo quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, ông Ihor Tenyukh, số quân Nga ở Crimea hiện đã vượt quá mức giới hạn được thỏa thuận cho năm 2014 là 12.500 quân. Theo ông Tenyukh, số quân Nga ở Crimea hiện đã nhanh chóng tăng lên 22.000 từ con số 18.400 quân vào hôm thứ Sáu tuần trước.
Tại Kiev, Thủ tướng Arseny Yatseniuk đe dọa những hậu quả sẽ xảy ra với các chính trị gia Crimea đã kêu gọi cuộc trưng cầu dân ý. Ông Yatseniuk gọi các nhà lãnh đạo ly khai của Crimea là “những kẻ đầu sỏ” muốn phá hủy sự độc lập của Ukraine “dưới vỏ bọc của lính Nga”.
“Chúng tôi sẽ tìm tất cả bọn họ, cho dù mất 1 năm hay 2 năm, và đưa họ ra trước công lý, xét xử họ tại tòa án của Ukraine và quốc tế. Đất sẽ cháy dưới chân họ”, ông Yatsenyuk phát biểu trước một cuộc họp nội các. Ông Yatsenyuk vừa trở về sau chuyến thăm Mỹ, nơi ông nhận được sự ủng hộ bằng lời nói của Washington, nhưng bị từ chối viện trợ vũ khí.
Đe dọa cô lập
Nhà Trắng cho biết, trong cuộc điện đàm thứ hai trong vòng hai ngày giữa Ngoại trưởng Mỹ Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, ông Kerry nói, Mỹ sẽ không chấp nhận kết quả trưng cầu dân ý ở Crimea và Nga buộc phải rút quân khỏi các căn cứ ở đây. Tuy nhiên, theo điện Kremlin, ông Lavrov và ông Kerry nhất trí sẽ tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng thông qua cải cách hiến pháp ở Ukraine.
Nhà Trắng cũng đã cảnh báo Nga sẽ phải đối mặt với sự cô lập quốc tế, và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nga. “Nga có thể đối mặt với các kế hoạch trừng phạt trong những ngày tới”, cố vấn cao cấp của Nhà Trắng Dan Pfeiffer phát biểu trên kênh NBC. Hiện Nhà Trắng đang xác định đâu là những công dân Nga sẽ chịu lệnh cấm visa và đóng băng tài sản như Tổng thống Obama đã ra lệnh trừng phạt mới đây.
Các ngoại trưởng từ Liên minh châu Âu (EU) dự kiến cũng sẽ ra cảnh báo tương tự khi nhóm họp tại Brussels trong ngày hôm nay (17/3). Tuy nhiên, việc “ra đòn” trừng phạt Nga có thể sẽ là điều mà EU phải cân nhắc nhiều, bởi mối ràng buộc kinh tế song phương rất chặt chẽ, và chính châu Âu cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu trừng phạt Nga.
Hy vọng của người Crimea
Ngay từ khi mới bắt đầu, cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea đã cho thấy sự ủng hộ áp đảo của người dân ở đây với nước Nga. Tại một điểm bỏ phiếu ở trường học thuộc Simferopol, thủ phủ Crimea, hàng chục người đã xếp hàng chờ tới lượt bỏ phiếu từ sáng sớm.
“Tôi đã bỏ phiếu cho nước Nga. Đây là điều mà tôi đã chờ đợi từ lâu”, cô Svetlana Vasilyeva, một y tá 27 tuổi người dân tộc Nga, nói. “Chúng tôi muốn tách khỏi Ukraine vì người Ukraine nói với chúng tôi rằng, chúng tôi là những người thuộc đẳng cấp thấp hơn họ. Làm sao chúng tôi có thể ở lại một đất nước như vậy”.
Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý đã bị người dân tộc Tatar theo đạo Hồi dòng Sunni chiếm 12% dân số Crimea tẩy chay, bất chấp chính quyền Crimea hứa sẽ cho họ hỗ trợ tài chính và quyền đất đai tốt hơn. “Đây là đất của tôi, của tổ tiên tôi. Tôi sẽ không công nhận cuộc trưng cầu dân ý này. Tôi nguyền rủa bọn họ”, bà Shevkaye Assanova, một người Tatar trung niên, nói.
Nhiều người Crimea hy vọng, việc gia nhập Nga sẽ đem đến cho họ mức lương cao hơn, và địa vị công dân của một quốc gia có khả năng khẳng định mình trên trường quốc tế.
Phần đông cư dân Crimea là người dân tộc Nga. Vùng này vốn là một phần của nước Nga cho tới năm 1954, khi được nhà lãnh đạo Liên xô Nikita Khrushchev tặng cho Ukraine.