Crimea về Nga: Ukraine tuyên bố rút quân
Ukraine hôm qua tuyên bố đang chuẩn bị cho việc rút toàn bộ quân đội khỏi Crimea
Ukraine tuyên bố sẽ trả nợ đúng hạn số tiền 3 tỷ USD trái phiếu cho Nga, bất chấp những khó khăn tài chính mà Kiev đang đối mặt. Cùng với đó, nước này cũng chuẩn bị cho việc rút quân khỏi Crimea - một động thái được cho là “chấp nhận thất bại” trước việc vùng này gia nhập vào Nga.
“Ukraine sẽ trả nợ như vẫn làm từ trước tới nay”, ông Denis Khristoforov, một quan chức thuộc bộ phận nợ quốc gia trong Bộ Tài chính Ukraine, tuyên bố khi được hỏi về số trái phiếu bán cho Nga. “Nếu không trả số này, chúng tôi sẽ bị coi là vỡ nợ. Chúng tôi không muốn điều đó”.
“Nga sẽ không đòi nợ sớm”
Theo Bloomberg, năm nay, Ukraine phải trả số nợ nước ngoài tổng cộng 10 tỷ USD. Trong khi đó, khi lên nắm quyền ở Kiev vào cuối tháng 2 vừa rồi, Chính phủ lâm thời của nước này nói quốc khố đã trống rỗng. Hiện Ukraine đang đàm phán để xin viện trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Nga đã mua 3 tỷ USD trái phiếu bằng đồng USD do Ukraine phát hành vào tháng 12 năm ngoái, một phần trong gói hỗ trợ 15 tỷ USD mà Moscow dự định dành cho Kiev. Tuy nhiên, các đợt mua trái phiếu sau đó đã bị hủy do Tổng thống thân Nga của Ukraine, ông Viktor Yanukovych, bị lật đổ hồi tháng 2.
Số trái phiếu nói trên hiện vẫn chưa đáo hạn, nhưng theo thỏa thuận giữa hai bên, Nga hoàn toàn có thể đòi nợ sớm hơn thời hạn trong điều kiện kỹ thuật mà ở đó, nợ công của Ukraine vượt quá 60% GDP. Hôm qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, ông Sergey Storchak, tuyên bố, Nga sẽ không đòi nợ sớm đối với Ukraine về số trái phiếu này, cho dù các điều kiện có thể đã cho phép đòi nợ trước thời hạn.
Năm ngoái, nợ công của Ukraine tương đương 40% GDP. Tuy nhiên, khi Crimea về Nga, GDP của nước này sẽ bị giảm khoảng 3,7%, đẩy tỷ lệ nợ công lên cao hơn.
Kế hoạch rút quân
Theo tờ Wall Street Journal, trong một diễn biến khác, Ukraine hôm qua tuyên bố đang chuẩn bị cho việc rút toàn bộ quân đội khỏi Crimea. Trước đó cùng ngày, các lực lượng ủng hộ Nga đã chiếm các trụ sở hải quân của Ukraine ở Sevastopol và bắt giữ tư lệnh của căn cứ này.
“Chúng tôi đang lên kế hoạch rút toàn bộ binh sỹ và gia đình họ ở Crimea về đại lục Ukraine”, ông Andriy Parubiy, thư ký Hội đồng Quốc phòng và an ninh Quốc gia Ukraine, tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Kiev. Tuy nhiên, ông Parubiy không nêu chi tiết cơ chế hay thời điểm cho kế hoạch rút quân.
Giới chức Ukraine nói rằng, hiện có khoảng 15.000 binh sỹ nước này ở Crimea, trong khi số quân Nga tại đây là hơn 20.000. Đến tối ngày hôm qua theo giờ địa phương, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Ukraine ở Crimea nói vẫn chưa nhận được lệnh rút quân.
Theo ông Parubiy, Ukraine đã gửi một đề nghị lên Liên hiệp quốc để Crimea được công bố là một vùng phi quân sự hóa nhằm ngăn chặn xung đột leo thang. Tuy nhiên, với Hạm đội Biển Đen đặt tại Crimea, Nga khó lòng chấp nhận một đề xuất như vậy.
Trong khi đó, theo hãng tin RIA Novosti, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Duma quốc gia Nga, ông Vladimir Komoyedov, tuyên bố khoảng 20 tàu chiến và tàu hỗ trợ của hải quân Ukraine sẽ trở thành một phần trong Hạm đội Biển Đen của Nga sau khi Crimea sáp nhập vào Nga. Số tàu này tương đương với một nửa số tàu chiến của Ukraine, bởi nước này có khoảng 40 tàu chiến.
“Mỹ không muốn chiến tranh”
Đến hiện tại, việc thất bại trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho xung đột Đông-Tây ở Ukraine đang dẫn tới những rủi ro khác. Hôm qua, lần đầu tiên Nga lên tiếng cảnh báo rằng, cuộc đàm phán đa phương về chương trình hạt nhân của Iran có thể bị phá hủy bởi sự chia rẽ giữa Nga với Mỹ và châu Âu.
Hiện Quốc hội Nga vẫn đang xúc tiến quy trình pháp lý để chính thức sáp nhập Crimea vào Nga, bất chấp lệnh trừng phạt và đe dọa trừng phạt bổ sung của phương Tây.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua nói rõ rằng, ông không muốn có một cuộc chiến tranh ở Crimea. “Chúng tôi sẽ không can thiệp quân sự vào Ukraine”, ông Obama nói trong cuộc phỏng vấn trên kênh NBC. “Điều chúng tôi sẽ làm là huy động tất cả mọi nguồn lực ngoại giao để đảm bảo có được một liên minh quốc tế hùng mạnh gửi đi một thông điệp rõ ràng”.
Một nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters rằng, nội các Đức đã phê chuẩn các kế hoạch của EU về hợp tác chính trị chặt chẽ hơn với Ukraine. Động thái này mở đường cho Thủ tướng Đức Angela Merkel ký một phần của thỏa thuận hợp tác giữa EU với Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh của khối trong tuần này. EU đang dự kiến sẽ ký một thỏa thuận thương mại với Ukraine.
“Ukraine sẽ trả nợ như vẫn làm từ trước tới nay”, ông Denis Khristoforov, một quan chức thuộc bộ phận nợ quốc gia trong Bộ Tài chính Ukraine, tuyên bố khi được hỏi về số trái phiếu bán cho Nga. “Nếu không trả số này, chúng tôi sẽ bị coi là vỡ nợ. Chúng tôi không muốn điều đó”.
“Nga sẽ không đòi nợ sớm”
Theo Bloomberg, năm nay, Ukraine phải trả số nợ nước ngoài tổng cộng 10 tỷ USD. Trong khi đó, khi lên nắm quyền ở Kiev vào cuối tháng 2 vừa rồi, Chính phủ lâm thời của nước này nói quốc khố đã trống rỗng. Hiện Ukraine đang đàm phán để xin viện trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Nga đã mua 3 tỷ USD trái phiếu bằng đồng USD do Ukraine phát hành vào tháng 12 năm ngoái, một phần trong gói hỗ trợ 15 tỷ USD mà Moscow dự định dành cho Kiev. Tuy nhiên, các đợt mua trái phiếu sau đó đã bị hủy do Tổng thống thân Nga của Ukraine, ông Viktor Yanukovych, bị lật đổ hồi tháng 2.
Số trái phiếu nói trên hiện vẫn chưa đáo hạn, nhưng theo thỏa thuận giữa hai bên, Nga hoàn toàn có thể đòi nợ sớm hơn thời hạn trong điều kiện kỹ thuật mà ở đó, nợ công của Ukraine vượt quá 60% GDP. Hôm qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, ông Sergey Storchak, tuyên bố, Nga sẽ không đòi nợ sớm đối với Ukraine về số trái phiếu này, cho dù các điều kiện có thể đã cho phép đòi nợ trước thời hạn.
Năm ngoái, nợ công của Ukraine tương đương 40% GDP. Tuy nhiên, khi Crimea về Nga, GDP của nước này sẽ bị giảm khoảng 3,7%, đẩy tỷ lệ nợ công lên cao hơn.
Kế hoạch rút quân
Theo tờ Wall Street Journal, trong một diễn biến khác, Ukraine hôm qua tuyên bố đang chuẩn bị cho việc rút toàn bộ quân đội khỏi Crimea. Trước đó cùng ngày, các lực lượng ủng hộ Nga đã chiếm các trụ sở hải quân của Ukraine ở Sevastopol và bắt giữ tư lệnh của căn cứ này.
“Chúng tôi đang lên kế hoạch rút toàn bộ binh sỹ và gia đình họ ở Crimea về đại lục Ukraine”, ông Andriy Parubiy, thư ký Hội đồng Quốc phòng và an ninh Quốc gia Ukraine, tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Kiev. Tuy nhiên, ông Parubiy không nêu chi tiết cơ chế hay thời điểm cho kế hoạch rút quân.
Giới chức Ukraine nói rằng, hiện có khoảng 15.000 binh sỹ nước này ở Crimea, trong khi số quân Nga tại đây là hơn 20.000. Đến tối ngày hôm qua theo giờ địa phương, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Ukraine ở Crimea nói vẫn chưa nhận được lệnh rút quân.
Theo ông Parubiy, Ukraine đã gửi một đề nghị lên Liên hiệp quốc để Crimea được công bố là một vùng phi quân sự hóa nhằm ngăn chặn xung đột leo thang. Tuy nhiên, với Hạm đội Biển Đen đặt tại Crimea, Nga khó lòng chấp nhận một đề xuất như vậy.
Trong khi đó, theo hãng tin RIA Novosti, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Duma quốc gia Nga, ông Vladimir Komoyedov, tuyên bố khoảng 20 tàu chiến và tàu hỗ trợ của hải quân Ukraine sẽ trở thành một phần trong Hạm đội Biển Đen của Nga sau khi Crimea sáp nhập vào Nga. Số tàu này tương đương với một nửa số tàu chiến của Ukraine, bởi nước này có khoảng 40 tàu chiến.
“Mỹ không muốn chiến tranh”
Đến hiện tại, việc thất bại trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho xung đột Đông-Tây ở Ukraine đang dẫn tới những rủi ro khác. Hôm qua, lần đầu tiên Nga lên tiếng cảnh báo rằng, cuộc đàm phán đa phương về chương trình hạt nhân của Iran có thể bị phá hủy bởi sự chia rẽ giữa Nga với Mỹ và châu Âu.
Hiện Quốc hội Nga vẫn đang xúc tiến quy trình pháp lý để chính thức sáp nhập Crimea vào Nga, bất chấp lệnh trừng phạt và đe dọa trừng phạt bổ sung của phương Tây.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua nói rõ rằng, ông không muốn có một cuộc chiến tranh ở Crimea. “Chúng tôi sẽ không can thiệp quân sự vào Ukraine”, ông Obama nói trong cuộc phỏng vấn trên kênh NBC. “Điều chúng tôi sẽ làm là huy động tất cả mọi nguồn lực ngoại giao để đảm bảo có được một liên minh quốc tế hùng mạnh gửi đi một thông điệp rõ ràng”.
Một nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters rằng, nội các Đức đã phê chuẩn các kế hoạch của EU về hợp tác chính trị chặt chẽ hơn với Ukraine. Động thái này mở đường cho Thủ tướng Đức Angela Merkel ký một phần của thỏa thuận hợp tác giữa EU với Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh của khối trong tuần này. EU đang dự kiến sẽ ký một thỏa thuận thương mại với Ukraine.