Cú đạp thốc ga trên thị trường ôtô
Tổng sản lượng bán hàng trên toàn thị trường tháng 11/2015 tăng đến 33% so với tháng liền trước
Tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường vừa có cú bứt tốc kỷ lục, khi đạt tỷ lệ tăng trưởng theo tháng đến 33%.
Cụ thể, theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng sản lượng bán hàng trên toàn thị trường tháng 11/2015 đạt 29.706 chiếc, tăng đến 33% so với tháng liền trước và tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, phân khúc xe du lịch đạt 18.611 chiếc, tăng 42% so với tháng liền trước; phân khúc xe thương mại đạt 9.723 chiếc, tăng 18,4%; phân khúc xe chuyên dụng đạt 1.372 chiếc, tăng 31,2%.
Cho dù không khí sôi động trên thị trường đã được dự báo ngay từ cú tăng tốc của tháng 10, song đây vẫn là tỷ lệ tăng trưởng theo tháng đầy bất ngờ, giống như một cú đạp ga mạnh, song song với việc kích hoạt chế độ tăng áp của một chiếc xe thể thao.
Điểm đáng chú ý là trong cú bứt tốc kỷ lục này, sức mạnh lại chủ yếu đến từ các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU).
So với các loại xe lắp ráp trong nước (CKD), lượng xe CBU nhập khẩu trong tháng 11/2015 vẫn thấp hơn đáng kể so với sản lượng bán hàng xe CKD. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng lại hoàn toàn khác biệt.
Báo cáo của VAMA cho biết, tính riêng trong tháng 11 vừa qua đã có tổng cộng 12.577 xe CBU được nhập khẩu về nước, tăng đến 95% so với tháng liền trước. Trong khi đó, sản lượng bán hàng xe CKD đạt 17.129 chiếc, không những không tăng mà thậm chí còn giảm 7,6%.
Nếu như sự sụt giảm sản lượng xe CKD là khá bất ngờ trong bối cảnh sức mua tăng mạnh vào giai đoạn cuối năm thì cú bật vọt của xe CBU lại không nằm ngoài dự đoán.
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã có đà tăng trưởng liên tục. Song đáng lưu ý là gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108 trong đó quy định về cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với ôtô nhập khẩu kể từ ngày 1/1/2016.
Với cách tính trên giá bán buôn (tức bao gồm một loạt thuế, phí và cả chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp) thay cho cách tính giá CIF + thuế nhập khẩu trước đây, các doanh nghiệp gần như bắt buộc phải lao vào một cuộc chạy đua với cách tính thuế mới.
Do vậy, có thể coi chính việc thay đổi cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt như chế độ tăng táp tức thời của “cỗ xe” CBU giai đoạn cuối năm nay.
Trở lại với các con số. Cũng theo báo cáo của VAMA, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường cộng dồn 11 tháng năm 2015 đã đạt 215.517 chiếc, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời chính thức vượt mốc 200.000 chiếc.
Trong đó, phân khúc xe du lịch đạt 126.597 chiếc, tăng 45% có với cùng kỳ; phân khúc xe thương mại đạt 77.880 chiếc, tăng 73%; và phân khúc xe chuyên dụng đạt 11.040 chiếc, tăng 109%.
Cụ thể, theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng sản lượng bán hàng trên toàn thị trường tháng 11/2015 đạt 29.706 chiếc, tăng đến 33% so với tháng liền trước và tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, phân khúc xe du lịch đạt 18.611 chiếc, tăng 42% so với tháng liền trước; phân khúc xe thương mại đạt 9.723 chiếc, tăng 18,4%; phân khúc xe chuyên dụng đạt 1.372 chiếc, tăng 31,2%.
Cho dù không khí sôi động trên thị trường đã được dự báo ngay từ cú tăng tốc của tháng 10, song đây vẫn là tỷ lệ tăng trưởng theo tháng đầy bất ngờ, giống như một cú đạp ga mạnh, song song với việc kích hoạt chế độ tăng áp của một chiếc xe thể thao.
Điểm đáng chú ý là trong cú bứt tốc kỷ lục này, sức mạnh lại chủ yếu đến từ các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU).
So với các loại xe lắp ráp trong nước (CKD), lượng xe CBU nhập khẩu trong tháng 11/2015 vẫn thấp hơn đáng kể so với sản lượng bán hàng xe CKD. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng lại hoàn toàn khác biệt.
Báo cáo của VAMA cho biết, tính riêng trong tháng 11 vừa qua đã có tổng cộng 12.577 xe CBU được nhập khẩu về nước, tăng đến 95% so với tháng liền trước. Trong khi đó, sản lượng bán hàng xe CKD đạt 17.129 chiếc, không những không tăng mà thậm chí còn giảm 7,6%.
Nếu như sự sụt giảm sản lượng xe CKD là khá bất ngờ trong bối cảnh sức mua tăng mạnh vào giai đoạn cuối năm thì cú bật vọt của xe CBU lại không nằm ngoài dự đoán.
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã có đà tăng trưởng liên tục. Song đáng lưu ý là gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108 trong đó quy định về cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với ôtô nhập khẩu kể từ ngày 1/1/2016.
Với cách tính trên giá bán buôn (tức bao gồm một loạt thuế, phí và cả chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp) thay cho cách tính giá CIF + thuế nhập khẩu trước đây, các doanh nghiệp gần như bắt buộc phải lao vào một cuộc chạy đua với cách tính thuế mới.
Do vậy, có thể coi chính việc thay đổi cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt như chế độ tăng táp tức thời của “cỗ xe” CBU giai đoạn cuối năm nay.
Trở lại với các con số. Cũng theo báo cáo của VAMA, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường cộng dồn 11 tháng năm 2015 đã đạt 215.517 chiếc, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời chính thức vượt mốc 200.000 chiếc.
Trong đó, phân khúc xe du lịch đạt 126.597 chiếc, tăng 45% có với cùng kỳ; phân khúc xe thương mại đạt 77.880 chiếc, tăng 73%; và phân khúc xe chuyên dụng đạt 11.040 chiếc, tăng 109%.
Sản lượng bán hàng ôtô của VAMA các tháng gần đây | ||
Phân khúc | Tháng 11/2015 | Tháng 10/2015 |
Xe du lịch | 11.654 | 10.604 |
Xe thương mại | 8.409 | 7.648 |
Xe chuyên dụng | 858 | 929 |
Tổng | 20.921 | 19.181 |
So sánh tháng | 11/2015 | 11/2014 | 10/2015 | 11/2015 so 11/2014 | 11/2015 so 10/2015 |
Xe du lịch | 11.654 | 7.898 | 10.615 | 48% | 10% |
Xe thương mại | 8.409 | 5.203 | 7.648 | 62% | 10% |
Xe chuyên dụng | 858 | 588 | 929 | 46% | -8% |
Tổng | 20.921 | 13.689 | 19.192 | 53% | 9%% |
So sánh năm | 2015 | 2014 | Tăng/ giảm |
Xe du lịch | 103.503 | 70.080 | 48% |
Xe thương mại | 72.138 | 42.846 | 68% |
Xe chuyên dụng | 9.146 | 4.226 | 116% |
Tổng | 184.787 | 117.152 | 58% |