Cửa sáng để F&B tăng trưởng ngược dòng
Theo khảo sát trên 3940 người Việt về hành vi tiêu dùng của thực khách năm 2022, có đến 70.1% người trong số này thích các hình thức khuyến mãi. Nắm bắt tốt thị hiếu về ưu đãi của người tiêu dùng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và tìm ra giải pháp phù hợp để có hướng đi lâu dài trong tình hình kinh doanh nhiều thách thức...
KHÁCH HÀNG CÓ CÒN CẦN ƯU ĐÃI?
Theo thực tế, hầu hết người tiêu dùng đều thích đến nhà hàng, quán cà phê để được ăn ngon, trải nghiệm không gian đẹp, vệ sinh... Trong đó, người tiêu dùng đặc biệt thích ưu đãi để được dùng các sản phẩm, dịch vụ. Đó có thể là mức giá thấp hơn mức giá bình thường hoặc những quà tặng khiến người tiêu dùng cảm thấy thích thú. Điều này vẫn luôn đúng ở hiện tại.
Theo kết quả khảo sát trên 3940 người Việt (Thuộc báo cáo Thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022 được thực hiện bởi iPOS.vn) về hành vi tiêu dùng của thực khách, hai hình thức khuyến mãi ưa thích nhất của khách hàng là giảm x% và mua x tặng y với tỷ lệ lần lượt là 70.1% và 52.3%. Theo sau là các hình thức đồng giá (37.1%), giảm x% ngày đặc biệt (28.9%), tặng… VND cho hóa đơn từ … VND (28.0%) và các hình thức khác với tỷ lệ giảm dần. Trong khi đó, tỷ lệ người tham gia khảo sát không dùng hình thức ưu đãi chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ, chỉ 0.5%. Khảo sát cũng cho thấy, những ưu đãi càng đơn giản, ít điều kiện thì càng thu hút khách hàng.
F&B được đánh giá là ngành hàng có lực hấp dẫn từ ưu đãi rất cao và dễ áp dụng cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Theo đó, việc triển khai các chương trình khuyến mãi (Promotion) trong chiến dịch marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với khách hàng mới, gia tăng giá trị đơn hàng, đặc biệt còn tăng độ nhận diện thương hiệu. Ví như Highlands Coffee - một trong những chuỗi cà phê lớn và thành công bậc nhất tại Việt Nam đã “gây sốt” thời gian gần đây khi người người, nhà nhà chia sẻ và tìm kiếm voucher từ Highlands Coffee.
Tuy nhiên, song song đó là ngành hàng F&B cũng đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và sự thay đổi “điểm” tiếp cận người dùng cuối, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc áp dụng ưu đãi trong các chiến dịch marketing của mình. Cụ thể, đó là khó khăn trong việc áp dụng tiếp thị số trong ngành F&B nói chung.
"CHÌA KHÓA" CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP F&B
Để doanh nghiệp F&B triển khai một chiến dịch ưu đãi thành công cần hội tụ 2 yếu tố lớn: nội dung ưu đãi hấp dẫn, phù hợp và cách thức truyền thông hiệu quả.
Đối với yếu tố nội dung ưu đãi, doanh nghiệp cần phải “nằm lòng” những lưu ý quan trọng. “Ưu đãi” không chỉ bao gồm voucher giảm giá, mà còn có thể là quà tặng, cashback, bonus… tạo sự thích thú và lợi ích thiết thực giúp kích thích hành vi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Giá trị ưu đãi đưa ra phải phù hợp, chạm đúng insight với số lượng và thời gian sử dụng cân đối. Một yếu tố không kém phần quan trọng đó là chuẩn hóa hệ thống quản lý và theo dõi tình trạng của các chương trình này một cách sát sao.
Tiếp đến là giải pháp truyền thông, tiếp thị hiệu quả. Cost Per Promotion (CPP) - giải pháp số đánh giá dựa trên số lượt khách hàng tham gia ưu đãi thành công, được thiết kế phù hợp cho ngành F&B và các ngành hàng bán lẻ. “Cha đẻ” của giải pháp này là ACCESSTRADE - Nền tảng tăng trưởng doanh thu hàng đầu SEASIA. Ở khía cạnh Affiliate Marketing, CPP không chỉ mang lại lợi ích và trải nghiệm tuyệt hơn cho người tiêu dùng, mà còn là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng mới, tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng doanh thu.
“Chìa khóa” CPP mở ra ba hiệu quả lớn cho doanh nghiệp F&B. Thứ nhất, doanh nghiệp được quảng bá không phí nhờ 2,000,000 publisher phủ rộng mọi nền tảng. Thứ hai, nội dung quảng cáo, bán hàng sẽ được đa dạng hóa và làm mới liên tục nhờ lực lượng publisher lớn là những nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp. Thứ ba, nhờ nền tảng công nghệ được tối ưu nhiều năm, hệ thống của ACCESSTRADE (accesstrade.vn) giúp doanh nghiệp dễ dàng đo lường hiệu quả chương trình, giải quyết nỗi lo không biết các khoản đầu tư, chi phí đã “trôi” về đâu.
Theo anh Đỗ Hữu Hưng - CEO ACCESSTRADE Việt Nam, “giải pháp CPP trong ngành F&B có thể nói là “ăn chắc mặc bền”, bởi doanh nghiệp chỉ cần trả phí trên mỗi ưu đãi khi thực sự có khách hàng sử dụng, giúp đảm bảo ROI, đồng thời dễ dàng tối ưu và tính toán”.
Trong bối cảnh 2023 nhiều thách thức và cạnh tranh cao trên thị trường, doanh nghiệp F&B có thể lựa chọn CPP làm công cụ tăng trưởng hiệu quả để có hướng đi dài hạn và phát triển bền vững trong tương lai.