Cước vận tải biển toàn cầu rục rịch tăng sau vụ Hanjin phá sản

Thăng Điệp
Chia sẻ

Một tin tốt với Hanjin là Mỹ đã chấp thuận đơn xin bảo hộ phá sản của hãng này

Một tàu container của Hanjing đậu gần cảng Port of Long Beach của Mỹ hôm 4/9 - Ảnh: Bloomberg.<br>
Một tàu container của Hanjing đậu gần cảng Port of Long Beach của Mỹ hôm 4/9 - Ảnh: Bloomberg.<br>
Hãng vận tải biển lớn nhất thế giới Maersk Line dự báo cước vận tải hàng hóa bằng đường biển sẽ tăng trong ngắn hạn và hãng sẽ có thêm khách hàng mới sau vụ phá sản của đối thủ Hàn Quốc Hanjin Shipping Co..

“Chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến phản ứng của thị trường thể hiện qua giá cước”, ông Klaus Rud Sejling, người phụ trách mạng lưới Đông-Tây của Maersk, nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters. “Vấn đề nằm ở chỗ điều gì sẽ xảy ra với giá cước trong dài hạn. Trong ngắn hạn, giá cước sẽ tăng, nhưng có nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởng tới giá cước trong trung và dài hạn”.

Hanjin, hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc với 97 tàu, mới đây đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Nhiều tàu của Hanjin đã bị các cảng biển ở Mỹ, châu Á và châu Âu từ chối, khiến những con tàu này buộc phải “vật vờ” ngoài khơi.

Tuy nhiên, một tin tốt với Hanjin là Mỹ đã chấp thuận đơn xin bảo hộ phá sản của hãng này, đồng nghĩa với việc tàu của Hanjin sẽ không bị các chủ nợ bắt tại Mỹ. Ngoài ra, nhà chức trách Mỹ cũng đã cho phép tàu Hanjin vào cảng Port of Long Beach ở California để dỡ hàng.

Trong một diễn biến khác, cổ đông lớn nhất của Hanjin, hãng hàng không Korean Air Lines hôm thứ Bảy vừa rồi đã nhất trí cung cấp số vốn 60 tỷ Won, tương đương 54 triệu USD, để giúp Hanjin trả chi phí dỡ hàng khỏi tàu container.

Theo nhà phân tích Lars Heindorff thuộc công ty SEB, việc giá cước vận tải biển tăng sau vụ phá sản của Hanjin có thể giúp lợi nhuận ròng của Maersk Line trong năm 2016 tăng thêm tới 760 triệu USD. Tuy nhiên, do việc tăng giá cước này khó có thể kéo dài, nên nhiều khả năng lợi nhuận ròng của hãng vận tải biển Đan Mạch này sẽ chỉ tăng thêm dưới 200 triệu USD.

Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ hôm thứ Năm tuần trước cho biết giá cước vận tải container đã tăng gấp đôi kể từ tháng 5 và có thể tiếp tục tăng cao hơn. Tháng 9 này, giá cước vận tải container loại 40 feet (hơn 12 mét) từ Bờ Tây của Mỹ sang châu Á là 1.700 USD, từ mức 788 USD hồi tháng 5.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con