Đại gia công nghệ Trung Quốc Honor quyết tâm quay trở lại thị trường Ấn Độ

Bảo Ngọc
Chia sẻ

Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Ấn Độ sau cuộc đụng độ quân sự vào năm 2020 ở biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya…

Kể từ đó, Ấn Độ đã cấm hơn 250 ứng dụng Trung Quốc và thường xuyên mở cuộc điều tra các công ty điện thoại thông minh đến từ quốc gia này. Tình trạng nghiêm trọng đến nỗi thương hiệu smartphone nổi tiếng Honor có trụ sở tại Trung Quốc, trước đây thuộc phân khúc giá rẻ của Huawei Technologies, đã rút lui khỏi Ấn Độ khoảng một năm trước, theo Tech Wire Asia.

Honor quyết định rút lui khỏi Ấn Độ ngay sau khi chính quyền nước này tiến hành điều tra kỹ lưỡng một số thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc. Quá trình bắt đầu vào tháng Hai năm ngoái, khi các quan chức thuế Ấn Độ tiến hành khám xét văn phòng Huawei. Sau đó, vào tháng 5/2023, chính phủ Ấn Độ đã tịch thu 725 triệu USD từ Xiaomi với cáo buộc hãng này chuyển tiền bất hợp pháp sau khi quan chức địa phương yêu cầu trả khoảng 87,8 triệu USD thuế nhập khẩu quá hạn.

Đến tháng 7/2023, Cơ quan Phòng chống Tội phạm Tài chính Ấn Độ đã “đánh úp” văn phòng của Vivo và đóng băng tài khoản ngân hàng công ty do nghi ngờ rửa tiền. Trước đó, Bộ Tài chính Ấn Độ khám xét trụ sở thương hiệu chị em Oppo của Vivo, cáo buộc hãng này trốn thuế hải quan khoảng 550 triệu USD.

Chính quyền Ấn Độ không quan tâm đến việc người dân địa phương yêu thích điện thoại Trung Quốc, thay vào đó vẫn tăng cường giám sát ba công ty hàng đầu - Xiaomi, Vivo và Oppo. Chỉ riêng ba gã khổng lồ này đã kiểm soát hơn 60% thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ, theo dữ liệu từ Counterpoint vào giữa năm ngoái.

Mặc khác, nhiều nhà sản xuất smartphone Trung Quốc tại thị trường Ấn Độ đã tung ra các thương hiệu phụ hoặc thương hiệu thứ hai nhằm thu hút nhóm khách hàng mới. Ngay cả Honor cũng phủ nhận tuyên bố hoàn toàn rời khỏi Ấn Độ, công ty chỉ đang tạm thời rút lui đội ngũ vận hành để bảo vệ lợi ích và tránh những rắc rối chính trị.

Ngay cả Giám đốc điều hành Zhao Ming cũng khẳng định rằng Honor rút đội ngũ ra khỏi đất nước vì “những lý do rõ ràng”. Ông nhấn mạnh công ty vẫn tiếp tục hoạt động, được quản lý bởi đối tác địa phương trong khi tìm ra "phương pháp tiếp cận an toàn". Ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp Ấn đã cố gắng phát triển điện thoại thông minh giá cả phải chăng trong vài năm qua nhưng hầu như không tạo được nhiều tiếng vang trên thị trường.

CHINH PHỤC ẤN ĐỘ MỘT LẦN NỮA

Không thể phủ nhận mức độ yêu thích của người dân đối với điện thoại thông minh Trung Quốc vượt qua mọi căng thẳng chính trị, chủ yếu vì Ấn Độ là thị trường nhạy cảm về giá. Đó có thể là lý do tại sao các thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc không từ bỏ “mảnh đất màu mỡ” này một cách nhanh chóng, họ có lợi thế về giá so với các thương hiệu nổi bật hơn như Samsung và Apple.

"Ấn Độ chưa bao giờ là thị trường trọng tâm của Honor (gian đoạn còn là công ty con của Huawei) cho đến năm 2020 - khi hai bên buộc phải tách thương hiệu và đánh giá lại chiến lược", ông Neil Shah, Phó chủ tịch Counterpoint Research cho biết. Thực tế, Honor vẫn có mặt tại thị trường Ấn Độ thông qua đối tác PSAV Global dành cho máy tính xách tay, máy tính bảng và thiết bị đeo.

Việc “tái xuất” chỉ tập trung vào dòng sản phẩm điện thoại thông minh, chính xác là điện thoại Honor 90 đã ra mắt ở một số quốc gia khác. Theo Reuters, sự trở lại của Honor dựa trên thỏa thuận cấp phép với công ty mới thành lập đặt trụ sở tại Gurugram, HonorTech. "Chi phí thỏa thuận" không được tiết lộ gắn liền với nhiệm vụ chuyển giao công nghệ và phần cứng.

Honor sẽ tung ra ba phiên bản điện thoại mới tại Ấn Độ, với dòng Number tầm trung dự kiến ra mắt vào tháng 9/2023. "Tất cả các điện thoại cuối cùng sẽ được sản xuất tại Ấn Độ", CEO HonorTech, ông Madhav Sheth, khẳng định với Reuters nhưng không tiết lộ thêm chi tiết. Vị CEO cho rằng thách thức lớn nhất vẫn là chính phủ Ấn Độ.

Có thể nói, sự gia nhập của các nhà cung cấp Trung Quốc đã mở ra thị trường điện thoại thông minh đầy tiềm năng tại Ấn Độ, giúp phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, từ đó thúc đẩy ngành sản xuất địa phương. Giờ đây, Ấn Độ đã trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai thế giới.

Hồi đầu năm nay, Thời báo Kinh tế Ấn Độ đưa tin, chính phủ nước này đã yêu cầu các nhà sản xuất Trung Quốc, bao gồm Xiaomi, Oppo, Realme và Vivo, bổ nhiệm người dân địa phương vào những vị trí quan trọng của hãng, chẳng hạn như Giám đốc Điều hành, Giám đốc Vận hành, Giám đốc Tài chính và Giám đốc Kỹ thuật. 

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con