Đề nghị làm rõ vốn đầu tư cho tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị rà soát làm rõ một số khoản chi tại phương án phân bổ ngân sách Trung ương
Chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2009, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2010.
Theo đó, về tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2010, Chính phủ dự kiến là 456.400 tỷ đồng, tăng 16,8% so với ước thực hiện năm 2009, tăng 65.750 tỷ đồng; đạt tỷ lệ động viên 23,6% GDP (từ thuế và phí là 22,2% GDP).
Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, đây là mức tăng chưa thật tích cực, vì năm 2010 tình hình kinh tế thế giới phục hồi, nền kinh tế trong nước tăng trưởng mạnh hơn, các chính sách miễn, giảm và giãn thuế không còn. Do vậy thu ngân sách Nhà nước sẽ tăng, nhất là thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu…
Vì vậy, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát để xây dựng phương án thu ngân sách năm 2010 tích cực hơn, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Về mức bội chi ngân sách Nhà nước năm 2010, Ủy ban đề nghị Chính phủ nên giữ không quá 6% GDP là hợp lý.
Liên quan đến phương án phân bổ ngân sách Trung ương, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị rà soát làm rõ một số khoản chi, trong đó có 5.038 tỷ đồng bố trí cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong năm 2010.
Ủy ban này đề nghị, ngoại trừ 3.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế để lại cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam chỉ bố trí vốn cho một số nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước thực hiện.
Các nhiệm vụ chi khác, các tập đoàn, tổng công ty phải tự bố trí kinh phí từ kết quả sản xuất kinh doanh của mình từ lợi nhuận sau thuế hàng năm để lại tái đầu tư, kể cả việc bảo đảm phúc lợi xã hội cho một số lĩnh vực.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ giải trình rõ để Quốc hội quyết định việc bố trí vốn đầu tư 1.483 tỷ đồng cho các tập đoàn, tổng công ty. Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam 28 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 60 tỷ đồng, Tập đoàn Dệt may 10 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng hải 54 tỷ đồng…
Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ giải trình về việc vốn ngân sách từ năm 2006-2010 chi cho chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đã vượt nghị quyết của Quốc hội.
Theo Nghị quyết số 73/2006/NQ-QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội, vốn ngân sách bố trí 4 năm cho chương trình này là 4.515 tỷ đồng. Thực tế từ năm 2006-2009 đã bố trí 3.330,5 tỷ đồng, năm 2010 dự kiến bố trí 1.425 tỷ đồng.
Về đầu tư theo mục tiêu nhiệm vụ cụ thể của trung ương và địa phương, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng đề nghị xem xét lại mục tiêu hỗ trợ 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP: 1.240 tỷ đồng. Cụ thể, Chính phủ cần xem xét căn cứ xác định mức bình quân 20 tỷ đồng/huyện, trong khi cơ cấu về dân số, tỷ lệ hộ nghèo, diện tích có sự khác biệt để tránh bố trí ngân sách theo kiểu bình quân. Cạnh đó, việc hỗ trợ các trường đại học do địa phương quản lý 240 tỷ đồng cũng cần được xem xét, cân nhắc thêm.
Ủy ban cũng nhấn mạnh, việc phân bổ ngân sách năm 2010 phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, có tính đến yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện chính sách kích thích “hậu suy thoái kinh tế”, giảm dần bội chi ngân sách Nhà nước và đề phòng lạm phát.
Theo đó, về tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2010, Chính phủ dự kiến là 456.400 tỷ đồng, tăng 16,8% so với ước thực hiện năm 2009, tăng 65.750 tỷ đồng; đạt tỷ lệ động viên 23,6% GDP (từ thuế và phí là 22,2% GDP).
Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, đây là mức tăng chưa thật tích cực, vì năm 2010 tình hình kinh tế thế giới phục hồi, nền kinh tế trong nước tăng trưởng mạnh hơn, các chính sách miễn, giảm và giãn thuế không còn. Do vậy thu ngân sách Nhà nước sẽ tăng, nhất là thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu…
Vì vậy, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát để xây dựng phương án thu ngân sách năm 2010 tích cực hơn, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Về mức bội chi ngân sách Nhà nước năm 2010, Ủy ban đề nghị Chính phủ nên giữ không quá 6% GDP là hợp lý.
Liên quan đến phương án phân bổ ngân sách Trung ương, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị rà soát làm rõ một số khoản chi, trong đó có 5.038 tỷ đồng bố trí cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong năm 2010.
Ủy ban này đề nghị, ngoại trừ 3.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế để lại cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam chỉ bố trí vốn cho một số nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước thực hiện.
Các nhiệm vụ chi khác, các tập đoàn, tổng công ty phải tự bố trí kinh phí từ kết quả sản xuất kinh doanh của mình từ lợi nhuận sau thuế hàng năm để lại tái đầu tư, kể cả việc bảo đảm phúc lợi xã hội cho một số lĩnh vực.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ giải trình rõ để Quốc hội quyết định việc bố trí vốn đầu tư 1.483 tỷ đồng cho các tập đoàn, tổng công ty. Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam 28 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 60 tỷ đồng, Tập đoàn Dệt may 10 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng hải 54 tỷ đồng…
Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ giải trình về việc vốn ngân sách từ năm 2006-2010 chi cho chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đã vượt nghị quyết của Quốc hội.
Theo Nghị quyết số 73/2006/NQ-QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội, vốn ngân sách bố trí 4 năm cho chương trình này là 4.515 tỷ đồng. Thực tế từ năm 2006-2009 đã bố trí 3.330,5 tỷ đồng, năm 2010 dự kiến bố trí 1.425 tỷ đồng.
Về đầu tư theo mục tiêu nhiệm vụ cụ thể của trung ương và địa phương, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng đề nghị xem xét lại mục tiêu hỗ trợ 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP: 1.240 tỷ đồng. Cụ thể, Chính phủ cần xem xét căn cứ xác định mức bình quân 20 tỷ đồng/huyện, trong khi cơ cấu về dân số, tỷ lệ hộ nghèo, diện tích có sự khác biệt để tránh bố trí ngân sách theo kiểu bình quân. Cạnh đó, việc hỗ trợ các trường đại học do địa phương quản lý 240 tỷ đồng cũng cần được xem xét, cân nhắc thêm.
Ủy ban cũng nhấn mạnh, việc phân bổ ngân sách năm 2010 phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, có tính đến yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện chính sách kích thích “hậu suy thoái kinh tế”, giảm dần bội chi ngân sách Nhà nước và đề phòng lạm phát.