Đề nghị thay đổi hình thức thi hành án tử hình
Dự thảo Luật Thi hành án hình sự quy định việc thi hành hình phạt tử hình theo hai hình thức là xử bắn hoặc tiêm thuốc độc
Dự thảo Luật Thi hành án hình sự Chính phủ vừa trình Quốc hội chiều nay quy định việc thi hành hình phạt tử hình theo hai hình thức là xử bắn hoặc tiêm thuốc độc.
Trong đó, hình thức xử bắn được áp dụng trong trường hợp cần trấn áp mạnh mẽ tội phạm, có chiến tranh, tình trạng khẩn cấp hoặc khi chưa có điều kiện áp dụng hình thức tiêm thuộc độc.
Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra - đề nghị chỉ nên quy định một hình thức theo hướng hiện đại là tiêm thuốc độc. Vì việc quy định hai hình thức sẽ tạo ra sự không thống nhất, khó khăn trong thực tế áp dụng, dễ tạo ra sự “tùy nghi” trong thực hiện.
Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án hình sự nhiều năm qua cho thấy, hình thức xử bắn đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập về pháp trường, về áp lực tâm lý đối với người trực tiếp làm nhiệm vụ thi hành hình phạt.
Tuy nhiên, Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ giải trình cụ thể về cơ sở khoa học, thực tiễn, những ưu điểm, khó khăn cũng như các điều kiện về con người, cơ sở vật chất khi thực hiện hình thức mới. Đồng thời đề xuất tiến độ và thời gian thực hiện để Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết về vấn đề này.
Cơ quan thẩm tra cũng nhất trí với quy định của dự thảo luật về việc cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người bị tử hình nhận hài cốt, tro cốt để táng. Trường hợp đề nghị cho nhận thi hài thì Ủy ban cho rằng nên giao cho hội đồng thi hành hình phạt tử hình xem xét giải quyết thì khách quan hơn là giao cho chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án, như dự luật.
Riêng việc hiến xác, mô, bộ phận cơ thể người bị thi hành án tử hình, Ủy ban Tư pháp nhất trí với Chính phủ. Theo đó người có quyết định thi hành án tử hình có nguyện vọng này vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học thì phải làm đơn gửi chánh án đã ra quyết định thi hành án xem xét, giải quyết. Việc lấy mô, bộ phận cơ thể người sẽ thực hiện trước khi thi hành án.
Trong các ngày 20 và 26/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ và ở hội trường dự án luật này và thông qua tại kỳ họp sau.
Trong đó, hình thức xử bắn được áp dụng trong trường hợp cần trấn áp mạnh mẽ tội phạm, có chiến tranh, tình trạng khẩn cấp hoặc khi chưa có điều kiện áp dụng hình thức tiêm thuộc độc.
Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra - đề nghị chỉ nên quy định một hình thức theo hướng hiện đại là tiêm thuốc độc. Vì việc quy định hai hình thức sẽ tạo ra sự không thống nhất, khó khăn trong thực tế áp dụng, dễ tạo ra sự “tùy nghi” trong thực hiện.
Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án hình sự nhiều năm qua cho thấy, hình thức xử bắn đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập về pháp trường, về áp lực tâm lý đối với người trực tiếp làm nhiệm vụ thi hành hình phạt.
Tuy nhiên, Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ giải trình cụ thể về cơ sở khoa học, thực tiễn, những ưu điểm, khó khăn cũng như các điều kiện về con người, cơ sở vật chất khi thực hiện hình thức mới. Đồng thời đề xuất tiến độ và thời gian thực hiện để Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết về vấn đề này.
Cơ quan thẩm tra cũng nhất trí với quy định của dự thảo luật về việc cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người bị tử hình nhận hài cốt, tro cốt để táng. Trường hợp đề nghị cho nhận thi hài thì Ủy ban cho rằng nên giao cho hội đồng thi hành hình phạt tử hình xem xét giải quyết thì khách quan hơn là giao cho chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án, như dự luật.
Riêng việc hiến xác, mô, bộ phận cơ thể người bị thi hành án tử hình, Ủy ban Tư pháp nhất trí với Chính phủ. Theo đó người có quyết định thi hành án tử hình có nguyện vọng này vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học thì phải làm đơn gửi chánh án đã ra quyết định thi hành án xem xét, giải quyết. Việc lấy mô, bộ phận cơ thể người sẽ thực hiện trước khi thi hành án.
Trong các ngày 20 và 26/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ và ở hội trường dự án luật này và thông qua tại kỳ họp sau.