Diễn đàn doanh nghiệp Việt – Pháp sắp được tổ chức tại Hà Nội

Châu Anh
Chia sẻ

Thương mại song phương giữa hai nước Việt - Pháp liên tục tăng trưởng, đạt hơn 7,45 tỷ USD vào năm 2021 và ước tính đã lên tới 8,5 tỷ USD vào năm 2022...

Doanh nghiệp Pháp đang dành nhiều sự quan tâm tới thị trường Việt Nam
Doanh nghiệp Pháp đang dành nhiều sự quan tâm tới thị trường Việt Nam

Ngày 15/4 tới đây, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Pháp, tại Khách sạn Melia Hà Nội, 44 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.  

Với sự tham gia từ 200 - 250 đại biểu, gồm nhà đầu tư, doanh nghiệp, đại diện các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố của hai nước Việt Nam và Pháp, diễn đàn là cơ hội giới thiệu về môi trường, định hướng, chính sách thu hút đầu tư, kinh doanh của các địa phương Việt Nam; trao đổi, thảo luận về xu hướng và nhu cầu đầu tư của Pháp vào Việt Nam và ngược lại; tạo không gian kết nối hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Tại diễn đàn, đại diện các cơ quan nhà nước, bộ ngành, cơ quan địa phương, các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam và Pháp sẽ tham gia và đóng góp ý kiến, thảo luận, thống nhất các cơ hội hợp tác song phương và đa phương.

Các sự kiện giao lưu, hợp tác chính bao gồm: phiên đối thoại doanh nghiệp-doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp - cơ quan nhà nước (B2G), các cuộc gặp giữa các địa phương Việt - Pháp trong khối Pháp ngữ. Bên cạnh đó, diễn đàn cũng dành riêng một khu vực trưng bày ấn phẩm giới thiệu, quảng bá địa phương và doanh nghiệp đến từ hai nước.

Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động thuộc khuôn khổ Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 diễn ra từ ngày 13-15/4/2023, chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.

Hội nghị sẽ tăng cường quảng bá, giới thiệu truyền thống văn hóa, tiềm năng và những thành tựu kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội và các địa phương Việt Nam; quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và hội nhập quốc tế.

Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 12/4/1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, khôi phục hòa bình và nền độc lập của Việt Nam. Sau 50 năm, hai quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, giáo dục, xã hội và văn hóa.

Thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng trưởng, đạt hơn 7,45 tỷ USD vào năm 2021 và lên tới 8,5 tỷ USD vào năm 2022.

Pháp là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong EU, chỉ đứng sau Hà Lan, Đức, Áo.

Hai nước có nhiều chương trình trao đổi và hợp tác đào tạo đại học và sau đại học phong phú và đa dạng với hàng trăm thỏa thuận đã được ký kết giữa các trường đại học và trung tâm nghiên cứu hai bên.

Mỗi năm, Chính phủ Pháp dành 80 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập tại Pháp. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Pháp đã tăng 40% trong vòng 10 năm qua lên 7.000 người, đưa Pháp trở thành đất nước có số lượng du học sinh Việt Nam lớn thứ 3 trên thế giới.

Hằng năm, Chính phủ Pháp dành khoảng 5 triệu Euro cho ngân sách hợp tác văn hóa với Việt Nam, điển hình là việc hỗ trợ hoạt động của Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội, Viện Trao đổi văn hóa Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Đà Nẵng. Đây là nơi tổ chức và diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước.

Về hợp tác y tế, hai nước hiện có 30 dự án hợp tác đào tạo y học và cận y học như đào tạo bác sĩ nội trú tại các bệnh viện Pháp. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua, Việt Nam đã hỗ trợ khẩu trang cho các địa phương của Pháp, Pháp hỗ trợ 5,5 triệu liều vắc xin cùng nhiều trang thiết bị y tế cho Việt Nam…

Hiện tại có hơn 300 doanh nghiệp Pháp đã đầu tư vào Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Pháp có tham vọng muốn đầu tư trong 16 lĩnh vực trên 21 lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong nền kinh tế của Việt Nam.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con