Điều hành giá xăng dầu: “Đặt vấn đề sai, nên mới lủng củng”
Quan điểm của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển về công tác điều hành giá xăng dầu
Tại hội thảo về kinh tế vĩ mô sáng 23/9 tại Tp.HCM, câu chuyện thời sự về điều hành giá xăng dầu, với điểm nhấn là cuộc tranh luận căng thẳng của hai vị lãnh đạo Bộ Tài chính và Công Thương cách đây ít ngày, lại được nhắc đến trong một số phát biểu.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhấn mạnh rằng nói đưa giá điện, xăng dầu theo giá thị trường trong hoàn cảnh hiện nay là sai lầm. Trao đổi với VnEconomy bên lề hội thảo, ông Tuyển cho rằng những lủng củng, rắc rối trong điều hành hiện nay là do đã sai ngay từ xuất phát điểm của vấn đề.
Ông Tuyển nói:
- Nhiều người hiểu về giá thị trường không đúng. Nói đưa giá điện, xăng dầu theo giá thị trường là không chuẩn mực trong bối cảnh hiện nay. Giá thị trường là hình thành trên cơ sở cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và xác lập nên giá, do đó có tác dụng kìm giữ giá.
Trong khi ta hiện chỉ có một tập đoàn điện lực, và ba doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chiếm đến 80% thị phần, thế thì làm thế nào mà thị trường được?
Chính vì đặt vấn đề không đúng, nên mới dẫn đến lủng củng, ở chỗ doanh nghiệp đòi theo giá thị trường, còn Nhà nước thì can thiệp vào việc đó.
Bài toán đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay, chính là phải xóa bỏ bù lỗ về giá điện và xăng dầu, chứ không phải thực hiện giá xăng dầu theo cơ chế thị trường.
Muốn làm được thế thì phải tạo ra thị trường cạnh tranh. Có nhiều phương án để thực hiện điều này. Một phương án mạnh mẽ nhưng phức tạp về mặt kỹ thuật là chia nhỏ các tổng công ty xăng dầu ra. Song cũng có cái khó là nếu chia ngang thì không tạo ra thị trường cạnh tranh, còn chia dọc thì đường ống vận chuyển chính không thể chia ra được.
Phương án hai có thể chấp nhận được, là cho nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, họ sẽ dần dần tích tụ phát triển lên, còn lại ta nên tiếp cận xóa bỏ bù lỗ về điện và xăng dầu như tôi đã nói. Và đòi hỏi Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ, hoàn toàn minh bạch công khai, chứ không phải chỉ là nghe doanh nghiệp kêu ca.
Nhưng mỗi lần dư luận đòi hỏi sự minh bạch công khai đó, thì lại có rất nhiều lý do được đưa ra, thưa ông?
Theo tôi thì minh bạch chả khó gì cả, nhất là khi giá nhập bao nhiêu, chi phí bao nhiêu, nhà nước cho lợi nhuận bao nhiêu phần trăm trên chi phí hoặc doanh thu hoàn toàn có thể nắm được, làm được, và điều đó phải công bố cho dân biết.
Như vậy, để tình trạng tù mù thông tin như dư luận vẫn nói hiện nay thì cơ quan nào phải chịu trách nhiệm, thưa ông?
Tôi đã phát biểu rất nhiều lần về việc phải công khai minh bạch giá xăng dầu, và muốn làm được thế thì Bộ Tài chính phải có trách nhiệm kiểm tra và phải công bố.
Thế còn trách nhiệm của các doanh nghiệp thì sao, thưa ông?
Qua câu chuyện vừa rồi thì ngay bản thân doanh nghiệp rõ ràng có sự mâu thuẫn, hôm trước thì bảo lỗ, hôm sau lại bảo không lỗ.
Anh bảo lỗ nhưng không biết là từng mặt hàng xăng, dầu lỗ bao nhiêu thì rất vô lý. Anh yêu cầu điều chỉnh giá mà hỏi lỗ bao nhiêu anh không nói được, thì làm sao mà ông Huệ (Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ - PV) có thể đưa ra quyết định được là điều chỉnh bao nhiêu thì hết lỗ.
Vì thế, Bộ Tài chính phải vào kiểm tra và nói cho dân biết sự thực về lỗ, lãi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Đây là thời điểm tốt nhất để tháo gỡ cái “bùng nhùng” này.
Ông có nói đến phương án cho nhiều doanh nghiệp cùng tham gia thị trường xăng dầu, vậy theo ông, Nhà nước cần làm gì để khuyến khích các doanh nghiệp mới?
Như tôi đã nói, phương án tốt nhất là cho nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường. Nếu mở cửa như vậy thì Nhà nước phải tạo điều kiện cho họ, ví dụ như đất đai làm cây xăng. Nếu không tạo điều kiện thì họ cũng không tham gia được, vì chi phí đầu tư cái này rất lớn.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhấn mạnh rằng nói đưa giá điện, xăng dầu theo giá thị trường trong hoàn cảnh hiện nay là sai lầm. Trao đổi với VnEconomy bên lề hội thảo, ông Tuyển cho rằng những lủng củng, rắc rối trong điều hành hiện nay là do đã sai ngay từ xuất phát điểm của vấn đề.
Ông Tuyển nói:
- Nhiều người hiểu về giá thị trường không đúng. Nói đưa giá điện, xăng dầu theo giá thị trường là không chuẩn mực trong bối cảnh hiện nay. Giá thị trường là hình thành trên cơ sở cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và xác lập nên giá, do đó có tác dụng kìm giữ giá.
Trong khi ta hiện chỉ có một tập đoàn điện lực, và ba doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chiếm đến 80% thị phần, thế thì làm thế nào mà thị trường được?
Chính vì đặt vấn đề không đúng, nên mới dẫn đến lủng củng, ở chỗ doanh nghiệp đòi theo giá thị trường, còn Nhà nước thì can thiệp vào việc đó.
Bài toán đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay, chính là phải xóa bỏ bù lỗ về giá điện và xăng dầu, chứ không phải thực hiện giá xăng dầu theo cơ chế thị trường.
Muốn làm được thế thì phải tạo ra thị trường cạnh tranh. Có nhiều phương án để thực hiện điều này. Một phương án mạnh mẽ nhưng phức tạp về mặt kỹ thuật là chia nhỏ các tổng công ty xăng dầu ra. Song cũng có cái khó là nếu chia ngang thì không tạo ra thị trường cạnh tranh, còn chia dọc thì đường ống vận chuyển chính không thể chia ra được.
Phương án hai có thể chấp nhận được, là cho nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, họ sẽ dần dần tích tụ phát triển lên, còn lại ta nên tiếp cận xóa bỏ bù lỗ về điện và xăng dầu như tôi đã nói. Và đòi hỏi Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ, hoàn toàn minh bạch công khai, chứ không phải chỉ là nghe doanh nghiệp kêu ca.
Nhưng mỗi lần dư luận đòi hỏi sự minh bạch công khai đó, thì lại có rất nhiều lý do được đưa ra, thưa ông?
Theo tôi thì minh bạch chả khó gì cả, nhất là khi giá nhập bao nhiêu, chi phí bao nhiêu, nhà nước cho lợi nhuận bao nhiêu phần trăm trên chi phí hoặc doanh thu hoàn toàn có thể nắm được, làm được, và điều đó phải công bố cho dân biết.
Như vậy, để tình trạng tù mù thông tin như dư luận vẫn nói hiện nay thì cơ quan nào phải chịu trách nhiệm, thưa ông?
Tôi đã phát biểu rất nhiều lần về việc phải công khai minh bạch giá xăng dầu, và muốn làm được thế thì Bộ Tài chính phải có trách nhiệm kiểm tra và phải công bố.
Thế còn trách nhiệm của các doanh nghiệp thì sao, thưa ông?
Qua câu chuyện vừa rồi thì ngay bản thân doanh nghiệp rõ ràng có sự mâu thuẫn, hôm trước thì bảo lỗ, hôm sau lại bảo không lỗ.
Anh bảo lỗ nhưng không biết là từng mặt hàng xăng, dầu lỗ bao nhiêu thì rất vô lý. Anh yêu cầu điều chỉnh giá mà hỏi lỗ bao nhiêu anh không nói được, thì làm sao mà ông Huệ (Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ - PV) có thể đưa ra quyết định được là điều chỉnh bao nhiêu thì hết lỗ.
Vì thế, Bộ Tài chính phải vào kiểm tra và nói cho dân biết sự thực về lỗ, lãi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Đây là thời điểm tốt nhất để tháo gỡ cái “bùng nhùng” này.
Ông có nói đến phương án cho nhiều doanh nghiệp cùng tham gia thị trường xăng dầu, vậy theo ông, Nhà nước cần làm gì để khuyến khích các doanh nghiệp mới?
Như tôi đã nói, phương án tốt nhất là cho nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường. Nếu mở cửa như vậy thì Nhà nước phải tạo điều kiện cho họ, ví dụ như đất đai làm cây xăng. Nếu không tạo điều kiện thì họ cũng không tham gia được, vì chi phí đầu tư cái này rất lớn.