Doanh nhân trải lòng về rào cản kinh doanh nhân Ngày Doanh nhân
“Việc làm luật hiện nay còn xa rời thực tiễn, nên nhiều khi không thúc đẩy sản xuất, thậm chí còn kìm hãm sản xuất”
Nhiều rào cản về thuế, đạo đức cán bộ thực thi chính sách.. đã được đại diện các doanh nghiệp phản ánh tại cuộc toạ đàm về xoá bỏ rào cản kinh doanh vừa được tổ chức nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Đạo đức công chức có vấn đề
Tại đây, bà Thái Hương, Chủ tịch TH Group bày tỏ hy vọng, Nghị quyết 35 của Chính phủ với những đổi mới quyết liệt sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh minh bạch hơn, lấy doanh nghiệp làm trụ cột phát triển kinh tế.
“Việc làm luật hiện nay còn xa rời thực tiễn, nên nhiều khi không thúc đẩy sản xuất, thậm chí còn kìm hãm sản xuất, Khi đã ban hành luật thì đè người ta ra thu thuế”, bà Hương nêu quan điểm và dẫn chứng, tập đoàn TH có những công cụ lao động nằm trong danh sách được ưu tiên rồi, nhưng nhân viên thuế đến lại bảo cái này không có trong biểu thuế, phải áp mức thuế 5%.
“Có đợt khi tôi đi nước ngoài thì nghe tin Cục Hải quan Nghệ An nói TH True Milk thuộc danh sách trốn thuế. Lúc đó tôi mới nói với nhân viên là nộp ngay để tránh ảnh hưởng đến thanh danh, rồi sẽ kiến nghị hoàn thuế sau”, bà Hương bức xúc.
Về vấn đề đất đai, bà Hương kể, năm 2008 khi TH đầu tư vào Nghệ An, các cấp chính quyền đều nói “hết đất” rồi. Các doanh nghiệp khác muốn đầu tư cũng gặp tình trạng tương tự. Chính quyền chia đất nông trường cho dân nhưng nhiều người dân không biết phải làm gì để canh tác đất đai hiệu quả, trong khi các doanh nghiệp cần đất mà không có.
Trong bối cảnh TH cần tới 4,5 triệu ha đất nông nghiệp trong các nông trường, khi nhiều doanh nghiệp khác đã “bó tay”, tập đoàn của bà Hương đành đi vận động từng hộ gia đình trả lại đất cho chính quyền.
Do đó, người phụ nữ đứng đầu TH kiến nghị, Nhà nước cần sớm có quy hoạch lại về đất đai, để các doanh nghiệp có dự án hiệu quả có thể tích tụ đất quy mô lớn.
Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bà Thái Hương cho biết đang rất bất cập do Chính phủ chưa có một chiến lược cụ thể. Bà Hương đặt câu hỏi, tại sao Campuchia có thương hiệu gạo quốc gia, trong khi Việt Nam chưa làm được?
“Tại Nga, chúng tôi đầu tư vào ngành nông nghiệp, chăn nuôi và được nước này dành khá nhiều ưu tiên. Ở Việt Nam, chúng tôi cũng cần sự bảo hộ, sự bảo hộ ở đây là minh bạch chính sách, môi trường kinh doanh, có chiến lược cụ thể, chứ chúng tôi không đòi miễn thuế”, bà Hương nêu.
Trong khi đó, theo bà Hương Vũ, Phó tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam, các cán bộ thuế đến với doanh nghiệp thường mang tâm lý áp đặt, gây khó khăn.
“Sự bất cập, thái độ luôn hoài nghi doanh nghiệp trốn thuế, đưa những nghĩa vụ thuế không hợp lý… gây bức xúc cho người nộp thuế”, bà Hương Vũ nói.
Ông Phí Ngọc Trịnh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Hồ Gươm thì cho biết, đạo đức công chức nhiều cán bộ thuế đang có vấn đề. Tình trạng “trên trải thảm, dưới trải đinh” vẫn phổ biến.
“Doanh nghiệp chúng tôi muốn đóng thuế lớn cho Nhà nước, nhưng đạo đức cán bộ thu thuế cần phải nâng cao hơn. Có cán bộ đến công ty yêu cầu đưa hồ sơ 7-8 năm trước, trong khi những thứ đó để hệ thống đầy đủ mất nhiều thời gian, đề nghị họ lên hệ thống điện tử lấy thì không chấp nhận”, ông Thịnh nói và cho rằng những nhũng nhiễu trên có thể xuất phát từ thu nhập công chức thấp.
Chi phí giao dịch quá cao
Ông Đoàn Duy Khương, Phó chủ tịch VCCI nói, chúng ta đang sống trong một thế giới và khu vực thay đổi nhanh chóng. Trong nhiều năm qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP thuộc hàng cao nhất trong khu vực và thế giới, nhưng đang có xu hướng chậm dần.
VCCI đã kết hợp với Hội đồng Kinh doanh ASEAN và Trường Đại học Lý Quang Diệu để xếp hạng mức độ cạnh tranh của các nước trong khu vực. Kết quả không lạc quan lắm đối với Việt Nam. Các tiêu chí môi trường tài chính, hạ tầng cơ sở cho thấy Việt Nam kém hơn nhiều nước ASEAN.
TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, kinh tế Việt Nam đang có những bước ngoặt. Thành tựu nhiều nhưng thách thức cũng nhiều hơn. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy trong vài năm gần đây, những cải cách về hành chính có thay đổi cách hành xử của bộ máy Nhà nước với doanh nghiệp. Không chỉ minh bạch hơn mà còn thân thiện hơn.
Tuy nhiên, chi phí giao dịch quá cao hiện là một trong những lý do khiến doanh nghiệp Việt khó trưởng thành, khó lớn mạnh. Theo ông Thành, đây là yếu tố quan trọng nhất, nhiều doanh nghiệp phản ánh các “chi phí ngoài” quá lớn, dẫn đến kinh doanh giảm sút, thua lỗ.
Ông Susumu Sato, Phó giám đốc Văn phòng Jetro Hà Nội cho biết, vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam có xu hướng giảm dần, thậm chí đứng sau Hàn Quốc và Đài Loan. Năm 2015, nhà đầu tư Nhật chỉ rót 1,8 tỷ USD với 456 dự án.
Cũng theo ông, nhiều doanh nghiệp Nhật phản ánh có những điều không minh bạch, thiếu thống nhất trong văn bản luật, cho nên một số nhà đầu tư đã quyết định không đầu tư vào Việt Nam.
Đạo đức công chức có vấn đề
Tại đây, bà Thái Hương, Chủ tịch TH Group bày tỏ hy vọng, Nghị quyết 35 của Chính phủ với những đổi mới quyết liệt sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh minh bạch hơn, lấy doanh nghiệp làm trụ cột phát triển kinh tế.
“Việc làm luật hiện nay còn xa rời thực tiễn, nên nhiều khi không thúc đẩy sản xuất, thậm chí còn kìm hãm sản xuất, Khi đã ban hành luật thì đè người ta ra thu thuế”, bà Hương nêu quan điểm và dẫn chứng, tập đoàn TH có những công cụ lao động nằm trong danh sách được ưu tiên rồi, nhưng nhân viên thuế đến lại bảo cái này không có trong biểu thuế, phải áp mức thuế 5%.
“Có đợt khi tôi đi nước ngoài thì nghe tin Cục Hải quan Nghệ An nói TH True Milk thuộc danh sách trốn thuế. Lúc đó tôi mới nói với nhân viên là nộp ngay để tránh ảnh hưởng đến thanh danh, rồi sẽ kiến nghị hoàn thuế sau”, bà Hương bức xúc.
Về vấn đề đất đai, bà Hương kể, năm 2008 khi TH đầu tư vào Nghệ An, các cấp chính quyền đều nói “hết đất” rồi. Các doanh nghiệp khác muốn đầu tư cũng gặp tình trạng tương tự. Chính quyền chia đất nông trường cho dân nhưng nhiều người dân không biết phải làm gì để canh tác đất đai hiệu quả, trong khi các doanh nghiệp cần đất mà không có.
Trong bối cảnh TH cần tới 4,5 triệu ha đất nông nghiệp trong các nông trường, khi nhiều doanh nghiệp khác đã “bó tay”, tập đoàn của bà Hương đành đi vận động từng hộ gia đình trả lại đất cho chính quyền.
Do đó, người phụ nữ đứng đầu TH kiến nghị, Nhà nước cần sớm có quy hoạch lại về đất đai, để các doanh nghiệp có dự án hiệu quả có thể tích tụ đất quy mô lớn.
Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bà Thái Hương cho biết đang rất bất cập do Chính phủ chưa có một chiến lược cụ thể. Bà Hương đặt câu hỏi, tại sao Campuchia có thương hiệu gạo quốc gia, trong khi Việt Nam chưa làm được?
“Tại Nga, chúng tôi đầu tư vào ngành nông nghiệp, chăn nuôi và được nước này dành khá nhiều ưu tiên. Ở Việt Nam, chúng tôi cũng cần sự bảo hộ, sự bảo hộ ở đây là minh bạch chính sách, môi trường kinh doanh, có chiến lược cụ thể, chứ chúng tôi không đòi miễn thuế”, bà Hương nêu.
Trong khi đó, theo bà Hương Vũ, Phó tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam, các cán bộ thuế đến với doanh nghiệp thường mang tâm lý áp đặt, gây khó khăn.
“Sự bất cập, thái độ luôn hoài nghi doanh nghiệp trốn thuế, đưa những nghĩa vụ thuế không hợp lý… gây bức xúc cho người nộp thuế”, bà Hương Vũ nói.
Ông Phí Ngọc Trịnh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Hồ Gươm thì cho biết, đạo đức công chức nhiều cán bộ thuế đang có vấn đề. Tình trạng “trên trải thảm, dưới trải đinh” vẫn phổ biến.
“Doanh nghiệp chúng tôi muốn đóng thuế lớn cho Nhà nước, nhưng đạo đức cán bộ thu thuế cần phải nâng cao hơn. Có cán bộ đến công ty yêu cầu đưa hồ sơ 7-8 năm trước, trong khi những thứ đó để hệ thống đầy đủ mất nhiều thời gian, đề nghị họ lên hệ thống điện tử lấy thì không chấp nhận”, ông Thịnh nói và cho rằng những nhũng nhiễu trên có thể xuất phát từ thu nhập công chức thấp.
Chi phí giao dịch quá cao
Ông Đoàn Duy Khương, Phó chủ tịch VCCI nói, chúng ta đang sống trong một thế giới và khu vực thay đổi nhanh chóng. Trong nhiều năm qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP thuộc hàng cao nhất trong khu vực và thế giới, nhưng đang có xu hướng chậm dần.
VCCI đã kết hợp với Hội đồng Kinh doanh ASEAN và Trường Đại học Lý Quang Diệu để xếp hạng mức độ cạnh tranh của các nước trong khu vực. Kết quả không lạc quan lắm đối với Việt Nam. Các tiêu chí môi trường tài chính, hạ tầng cơ sở cho thấy Việt Nam kém hơn nhiều nước ASEAN.
TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, kinh tế Việt Nam đang có những bước ngoặt. Thành tựu nhiều nhưng thách thức cũng nhiều hơn. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy trong vài năm gần đây, những cải cách về hành chính có thay đổi cách hành xử của bộ máy Nhà nước với doanh nghiệp. Không chỉ minh bạch hơn mà còn thân thiện hơn.
Tuy nhiên, chi phí giao dịch quá cao hiện là một trong những lý do khiến doanh nghiệp Việt khó trưởng thành, khó lớn mạnh. Theo ông Thành, đây là yếu tố quan trọng nhất, nhiều doanh nghiệp phản ánh các “chi phí ngoài” quá lớn, dẫn đến kinh doanh giảm sút, thua lỗ.
Ông Susumu Sato, Phó giám đốc Văn phòng Jetro Hà Nội cho biết, vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam có xu hướng giảm dần, thậm chí đứng sau Hàn Quốc và Đài Loan. Năm 2015, nhà đầu tư Nhật chỉ rót 1,8 tỷ USD với 456 dự án.
Cũng theo ông, nhiều doanh nghiệp Nhật phản ánh có những điều không minh bạch, thiếu thống nhất trong văn bản luật, cho nên một số nhà đầu tư đã quyết định không đầu tư vào Việt Nam.