Dự luật Phòng chống mua bán người: Thiếu thực tế!
Nhiều quy định tại dự án Luật Phòng chống mua bán người được cho là thiếu thực tế, khó thực hiện
“Nếu không đầu tư thêm thì chất lượng thấp lắm”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận “phê” dự thảo Luật Phòng chống mua bán người, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 17/9.
Ngay khi Chính phủ trình dự luật này tại phiên họp tháng trước, nhiều ý kiến đã nhận xét, trong khi mua bán người đã trở thành vấn nạn gây bức xúc không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới thì dự thảo luật lại quá đơn giản, khó khả thi.
Thẩm tra dự luật đã được tiếp thu, chỉnh lý, Ủy ban Tư pháp vẫn cho rằng, quy định về các biện pháp phòng ngừa, trách nhiệm của gia đình và tổ chức, chế độ hỗ trợ, bảo vệ an toàn cho nạn nhân…còn quá rộng, không phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Những quy định về xử lý hành vi mua bán người, hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống mua bán người chưa cụ thể, gây khó khăn trong quá trình áp dụng. “Đề nghị Chính phủ chỉnh lý lại cho phù hợp, bảo đảm tính khả thi”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng cần làm rõ để thực hiện được luật này thì cần bao nhiêu tiền, tính khả thi đến đâu. Nếu trình ra Quốc hội dự luật như thế này thì “trách nhiệm của chúng ta hơi thấp”, ông Thuận nói.
Theo phân tích của ông Thuận thì nhiều quy định tại dự luật chưa thuyết phục, chưa làm rõ được trách nhiệm nào là của ai.
Nhấn mạnh “phòng quan trọng hơn chống’, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng cho rằng quy định về trách nhiệm cá nhân, như dự luật là không khả thi.
Liên quan đến xử lý vi phạm, theo dự thảo luật, người nào vi phạm các quy định của luật này thì tùy theo đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quy định này được nhiều ý kiến cho rằng thiếu cụ thể và chưa đầy đủ. Vì, ngoài những hành vi mua bán người, có liên quan đến mua bán người, vi phạm pháp luật về phòng chống mua bán người đến mức bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự thì còn những vi phạm chưa đến mức xử lý lại chưa được quy định ở văn bản quy phạm pháp luật nào.
Vì vậy, luật này cần quy định về nguyên tắc xử lý cho từng loại hành vi, mức độ và đối tượng vi phạm, Ủy ban Tư pháp đề nghị.
Về trách nhiệm xác minh nạn nhân, cơ quan thẩm tra cho rằng giao thêm nhiệm vụ cho ủy ban nhân dân cấp xã làm thủ tục để nạn nhân tự trở về, đưa họ đến cơ sở bảo trợ xã hội… là chưa phù hợp vì cơ quan này không đủ năng lực, kinh phí để thực hiện.
Một số quy định khác cũng được cho là thiếu khả thi, như bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi ở, làm việc, học tập của nạn nhân hay thay đổi chỗ ở nạn nhân và người thân thích của họ…
Dự án Luật Phòng chống mua bán người sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám.
Ngay khi Chính phủ trình dự luật này tại phiên họp tháng trước, nhiều ý kiến đã nhận xét, trong khi mua bán người đã trở thành vấn nạn gây bức xúc không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới thì dự thảo luật lại quá đơn giản, khó khả thi.
Thẩm tra dự luật đã được tiếp thu, chỉnh lý, Ủy ban Tư pháp vẫn cho rằng, quy định về các biện pháp phòng ngừa, trách nhiệm của gia đình và tổ chức, chế độ hỗ trợ, bảo vệ an toàn cho nạn nhân…còn quá rộng, không phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Những quy định về xử lý hành vi mua bán người, hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống mua bán người chưa cụ thể, gây khó khăn trong quá trình áp dụng. “Đề nghị Chính phủ chỉnh lý lại cho phù hợp, bảo đảm tính khả thi”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng cần làm rõ để thực hiện được luật này thì cần bao nhiêu tiền, tính khả thi đến đâu. Nếu trình ra Quốc hội dự luật như thế này thì “trách nhiệm của chúng ta hơi thấp”, ông Thuận nói.
Theo phân tích của ông Thuận thì nhiều quy định tại dự luật chưa thuyết phục, chưa làm rõ được trách nhiệm nào là của ai.
Nhấn mạnh “phòng quan trọng hơn chống’, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng cho rằng quy định về trách nhiệm cá nhân, như dự luật là không khả thi.
Liên quan đến xử lý vi phạm, theo dự thảo luật, người nào vi phạm các quy định của luật này thì tùy theo đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quy định này được nhiều ý kiến cho rằng thiếu cụ thể và chưa đầy đủ. Vì, ngoài những hành vi mua bán người, có liên quan đến mua bán người, vi phạm pháp luật về phòng chống mua bán người đến mức bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự thì còn những vi phạm chưa đến mức xử lý lại chưa được quy định ở văn bản quy phạm pháp luật nào.
Vì vậy, luật này cần quy định về nguyên tắc xử lý cho từng loại hành vi, mức độ và đối tượng vi phạm, Ủy ban Tư pháp đề nghị.
Về trách nhiệm xác minh nạn nhân, cơ quan thẩm tra cho rằng giao thêm nhiệm vụ cho ủy ban nhân dân cấp xã làm thủ tục để nạn nhân tự trở về, đưa họ đến cơ sở bảo trợ xã hội… là chưa phù hợp vì cơ quan này không đủ năng lực, kinh phí để thực hiện.
Một số quy định khác cũng được cho là thiếu khả thi, như bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi ở, làm việc, học tập của nạn nhân hay thay đổi chỗ ở nạn nhân và người thân thích của họ…
Dự án Luật Phòng chống mua bán người sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám.