“Đừng để nhiều doanh nghiệp “chết” oan!”
Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận định về khó khăn mà khối doanh nghiệp này đang đối mặt
Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận định về khó khăn mà khối doanh nghiệp này đang đối mặt.
Thưa ông, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bớt khó khăn trong giai đoạn hiện nay chưa?
Mặc dù kinh tế vĩ mô có một số dấu hiệu tích cực, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn lớn. Vì kiềm chế lạm phát tiếp tục là mục tiêu hàng đầu nên chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn đang hạn chế sự phát triển của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp gần 40% trong GDP hàng năm. Đây là loại hình doanh nghiệp rất linh hoạt và hoạt động khá hiệu quả trong nền kinh tế. Trên góc độ nguồn vốn có thể chia doanh nghiệp nhỏ và vừa làm 3 loại: doanh nghiệp có sẵn vốn, hầu như không vay ngân hàng; doanh nghiệp có vốn nhưng không nhiều nên vẫn vay khi cần thiết; doanh nghiệp chủ yếu dùng vốn vay từ ngân hàng.
Loại doanh nghiệp thứ 3 chiếm 50-60% trong tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa . Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất khó khăn về nhiều mặt, trong đó khó khăn nhất vẫn là vấn đề vốn. Việc tiếp cận vốn đã khó, chi phí vay lại cao nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút.
Ông nhận định thế nào về ý kiến cho rằng, hiện nay chưa phải là mức đáy của khó khăn?
Tôi đồng tình với ý kiến này. Tất cả giải pháp tiền tệ đều có độ trượt 3-6 tháng. Bên cạnh mặt tốt, mặt trái của các giải pháp cũng sẽ xuất hiện. Quý 4/2008 và quý 1/2009 sẽ là thời điểm rất khó khăn vì lúc ấy nguồn vốn của nhiều doanh nghiệp cạn kiệt, chu kỳ lạm phát cao của năm đến, lại cộng thêm độ trượt của chính sách thắt chặt.
Vì vậy, việc cứu các doanh nghiệp là vấn đề cần làm nhưng lại phải rất cẩn thận. Nếu cứu các doanh nghiệp một cách không căn cơ sẽ dễ gây hậu quả và áp lực lớn cho xã hội. doanh nghiệp nhà nước chiếm vốn lớn nhưng hiệu quả thấp. doanh nghiệp nhỏ và vừa lại hoạt động hiệu quả và tăng tốc tốt nhất.
Ngoài ra, việc hỗ trợ các ngân hàng cũng là vô cùng cần thiết.
Nhưng thưa ông, đây cũng là thời kỳ khó khăn chung và là cơ hội để đào thải những doanh nghiệp hoạt động kém?
Sự đào thải và phá sản là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Thị trường càng phát triển, quy luật cạnh tranh này càng trở nên khốc liệt. Hàng năm, vẫn có một lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa “ra đi”.
Tuy nhiên, với một nền kinh tế thị trường chưa hoàn hảo như Việt Nam chúng ta, sự cạnh tranh nhiều khi là thiếu công bằng và nếu xảy ra “cái chết hàng loạt” của nhiều doanh nghiệp sẽ gây ra tác động không tốt cho xã hội.
Ngoài ra, sự đào thải khốc liệt lần này có thể dẫn đến những cái chết oan.
Một số ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay, đã có chính sách ưu tiên vốn cho một số lĩnh vực, nhưng doanh nghiệp vẫn kêu “khó”?
Hạ lãi suất cho vay là tốt cho cả người đi vay và người cho vay vì lãi suất càng cao, rủi ro càng lớn. Đúng là theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, họ vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được thị trường tốt, công việc kinh doanh đang thuận lợi, tạo được nhiều công ăn việc làm thì gặp khó khăn vì thiếu vốn. Nếu những doanh nghiệp như thế này ra đi, hậu quả sẽ là làm gia tăng số lượng thất nghiệp, giảm lượng hàng hóa cho xã hội. Trong những trường hợp này, dù họ thuộc lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ, xuất khẩu hay không xuất khẩu cũng nên hỗ trợ.
Ngoài ra, trong thời kỳ khó khăn này, bên cạnh nhiệm vụ bảo toàn vốn, các ngân hàng cũng nên nghĩ đến tính cộng đồng vì nếu các doanh nghiệp nguy nan thì ngân hàng cũng không được lợi gì.
Vì vậy, rất cần những chính sách có tính phân loại thật cụ thể về lãi suất, dư nợ, lĩnh vực hoạt động. Trên cơ sở đấy, các ngân hàng phải phân loại khách hàng của mình để xem xét, doanh nghiệp nào cần đưa vốn vào, doanh nghiệp nào chưa làm gì đã đòi vốn, hoặc doanh nghiệp đã có nhiều vốn nhưng có cho thêm cũng không gượng được thì cần giãn ra, thậm chí không cho vay.
Ví dụ doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu như hải sản, cà phê, cao su, đã hội đủ điều kiện phát triển về cả thị trường và con người thì tại sao lại không cho vay. Điều này cũng có lợi cho cả ngân hàng, vì để tồn tại được, ngân hàng phải cho vay được. Ngân hàng càng “co” lại bao nhiêu khó khăn bấy nhiêu.
Phương hướng đã khá rõ nhưng khả năng thành công là như thế nào, thưa ông?
Khó khăn vừa rồi cho thấy nhiều vấn đề về cơ cấu, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, đầu tư công, công tác dự báo, sự phối hợp. Tình trạng xảy ra là do chúng ta là chủ yếu. Vì vậy, không thể nhập nguyên si giải pháp ở đâu vào được, tự chúng ta hiểu và xử lý thật khẩn cấp thì mới có kết quả.
“Bệnh” đã đoán đúng, thang thuốc đã cắt. Nhưng liều lượng, lịch uống thuốc như thế nào, kiên quyết uống hay không là ở người thực hiện. Đây là thời điểm rất cần những hành động cụ thể, kịp thời và sự phối hợp “ăn ý” giữa các cơ quan, bộ, ngành.
Thưa ông, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bớt khó khăn trong giai đoạn hiện nay chưa?
Mặc dù kinh tế vĩ mô có một số dấu hiệu tích cực, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn lớn. Vì kiềm chế lạm phát tiếp tục là mục tiêu hàng đầu nên chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn đang hạn chế sự phát triển của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp gần 40% trong GDP hàng năm. Đây là loại hình doanh nghiệp rất linh hoạt và hoạt động khá hiệu quả trong nền kinh tế. Trên góc độ nguồn vốn có thể chia doanh nghiệp nhỏ và vừa làm 3 loại: doanh nghiệp có sẵn vốn, hầu như không vay ngân hàng; doanh nghiệp có vốn nhưng không nhiều nên vẫn vay khi cần thiết; doanh nghiệp chủ yếu dùng vốn vay từ ngân hàng.
Loại doanh nghiệp thứ 3 chiếm 50-60% trong tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa . Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất khó khăn về nhiều mặt, trong đó khó khăn nhất vẫn là vấn đề vốn. Việc tiếp cận vốn đã khó, chi phí vay lại cao nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút.
Ông nhận định thế nào về ý kiến cho rằng, hiện nay chưa phải là mức đáy của khó khăn?
Tôi đồng tình với ý kiến này. Tất cả giải pháp tiền tệ đều có độ trượt 3-6 tháng. Bên cạnh mặt tốt, mặt trái của các giải pháp cũng sẽ xuất hiện. Quý 4/2008 và quý 1/2009 sẽ là thời điểm rất khó khăn vì lúc ấy nguồn vốn của nhiều doanh nghiệp cạn kiệt, chu kỳ lạm phát cao của năm đến, lại cộng thêm độ trượt của chính sách thắt chặt.
Vì vậy, việc cứu các doanh nghiệp là vấn đề cần làm nhưng lại phải rất cẩn thận. Nếu cứu các doanh nghiệp một cách không căn cơ sẽ dễ gây hậu quả và áp lực lớn cho xã hội. doanh nghiệp nhà nước chiếm vốn lớn nhưng hiệu quả thấp. doanh nghiệp nhỏ và vừa lại hoạt động hiệu quả và tăng tốc tốt nhất.
Ngoài ra, việc hỗ trợ các ngân hàng cũng là vô cùng cần thiết.
Nhưng thưa ông, đây cũng là thời kỳ khó khăn chung và là cơ hội để đào thải những doanh nghiệp hoạt động kém?
Sự đào thải và phá sản là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Thị trường càng phát triển, quy luật cạnh tranh này càng trở nên khốc liệt. Hàng năm, vẫn có một lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa “ra đi”.
Tuy nhiên, với một nền kinh tế thị trường chưa hoàn hảo như Việt Nam chúng ta, sự cạnh tranh nhiều khi là thiếu công bằng và nếu xảy ra “cái chết hàng loạt” của nhiều doanh nghiệp sẽ gây ra tác động không tốt cho xã hội.
Ngoài ra, sự đào thải khốc liệt lần này có thể dẫn đến những cái chết oan.
Một số ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay, đã có chính sách ưu tiên vốn cho một số lĩnh vực, nhưng doanh nghiệp vẫn kêu “khó”?
Hạ lãi suất cho vay là tốt cho cả người đi vay và người cho vay vì lãi suất càng cao, rủi ro càng lớn. Đúng là theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, họ vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được thị trường tốt, công việc kinh doanh đang thuận lợi, tạo được nhiều công ăn việc làm thì gặp khó khăn vì thiếu vốn. Nếu những doanh nghiệp như thế này ra đi, hậu quả sẽ là làm gia tăng số lượng thất nghiệp, giảm lượng hàng hóa cho xã hội. Trong những trường hợp này, dù họ thuộc lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ, xuất khẩu hay không xuất khẩu cũng nên hỗ trợ.
Ngoài ra, trong thời kỳ khó khăn này, bên cạnh nhiệm vụ bảo toàn vốn, các ngân hàng cũng nên nghĩ đến tính cộng đồng vì nếu các doanh nghiệp nguy nan thì ngân hàng cũng không được lợi gì.
Vì vậy, rất cần những chính sách có tính phân loại thật cụ thể về lãi suất, dư nợ, lĩnh vực hoạt động. Trên cơ sở đấy, các ngân hàng phải phân loại khách hàng của mình để xem xét, doanh nghiệp nào cần đưa vốn vào, doanh nghiệp nào chưa làm gì đã đòi vốn, hoặc doanh nghiệp đã có nhiều vốn nhưng có cho thêm cũng không gượng được thì cần giãn ra, thậm chí không cho vay.
Ví dụ doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu như hải sản, cà phê, cao su, đã hội đủ điều kiện phát triển về cả thị trường và con người thì tại sao lại không cho vay. Điều này cũng có lợi cho cả ngân hàng, vì để tồn tại được, ngân hàng phải cho vay được. Ngân hàng càng “co” lại bao nhiêu khó khăn bấy nhiêu.
Phương hướng đã khá rõ nhưng khả năng thành công là như thế nào, thưa ông?
Khó khăn vừa rồi cho thấy nhiều vấn đề về cơ cấu, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, đầu tư công, công tác dự báo, sự phối hợp. Tình trạng xảy ra là do chúng ta là chủ yếu. Vì vậy, không thể nhập nguyên si giải pháp ở đâu vào được, tự chúng ta hiểu và xử lý thật khẩn cấp thì mới có kết quả.
“Bệnh” đã đoán đúng, thang thuốc đã cắt. Nhưng liều lượng, lịch uống thuốc như thế nào, kiên quyết uống hay không là ở người thực hiện. Đây là thời điểm rất cần những hành động cụ thể, kịp thời và sự phối hợp “ăn ý” giữa các cơ quan, bộ, ngành.