“Giải cứu” bất động sản: Góc nhìn từ bạn đọc

Anh Minh
Chia sẻ

Những ý kiến phản đối đề xuất "giải cứu" bất động sản cần được xem như một tham khảo cần thiết về dư luận

Dư nợ cho vay bất động sản đến cuối tháng 5/2011 là khoảng 220.000 tỷ đồng - Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn.
Dư nợ cho vay bất động sản đến cuối tháng 5/2011 là khoảng 220.000 tỷ đồng - Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn.
Thông tin “Bộ Xây dựng đề xuất “giải cứu” thị trường bất động sản” trên VnEconomy đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm ngàn bạn đọc. Nhiều người đã gửi phản hồi về tòa soạn và góc nhìn đa chiều từ chính họ là sự tham khảo cần thiết.

Nổi bật trong số các ý kiến phản hồi gửi về là những bình luận theo hướng ủng hộ hoặc phản đối quan điểm "giải cứu" thị trường. Tuy nhiên, xét về tổng thể, xu hướng phản đối lại là chủ đạo.

Bạn đọc Nguyễn Bá Phú cho rằng thắt chặt tín dụng tại thời điểm này là hướng đi đúng của Ngân hàng Nhà nuớc. Nếu các ngân hàng cứ tiếp tục cho vay để đầu tư bất động sản thì bóng bóng sẽ nổ, kéo theo kinh tế của cả nước gặp khó khăn.

Cùng quan điểm này, bạn đọc Nguyễn Huy Hoàng cho rằng không nên tiếp tục cho vay bất động sản thời điểm này; điều đó chỉ càng làm cho nền kinh tế khó khăn hơn gấp bội phần. “Chúng ta cần phải tôn trọng đúng quy luật thị truờng, thắt chặt tín dụng thì không nên làm nửa vời như vậy. Phải cân bằng vốn đầu tư cho các ngành nghề sao cho hợp lý”, bạn đọc Hoàng nêu vấn đề.

Trong khi đó, bạn đọc Nguyễn Văn Hoàng lại đặt câu hỏi: Tại sao phải giải cứu và giải cứu ai? Theo bạn đọc này, thị trường bất động sản đang đứng trước cơ hội giảm giá, người có thu nhập sẽ có cơ hội mua nhà. Và “Thế tại sao không để cho nó giảm?”.

Cũng với quan điểm phản đối, một số bạn đọc tỏ ra bất bình thực sự với quan điểm của Bộ Xây dựng. Một bạn đọc ký tên "Người xây dựng" viết: "Thật nực cười khi “Bộ Xây dựng cho rằng, để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững, Bộ đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và có hướng dẫn các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phân định rạch ròi các khoản vay đối với lĩnh vực bất động sản nói chung, trên cơ sở không tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản trong tổng dư nợ của toàn hệ thống".

“Mong muốn của Chính phủ và nhân dân là tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển bền vững và lành mạnh và đó cũng là trách nhiệm của Bộ Xây dựng. Tại sao Bộ Xây dựng không tư vấn cho Chính phủ và đề ra các giải pháp hữu hiệu mà đến bây giờ mới đề nghị nọ đề nghị kia”, thư viết tiếp.

Thậm chí, một độc giả khác là Phan Đức Hiếu còn nêu vấn đề là tại sao lại không “giải cứu” cho nền kinh tế, giải cứu cho các doanh nghiệp kinh doanh, sáng tạo khác, mà chỉ giải cứu cho mỗi “doanh nghiệp bất động sản”?

Tuy nhiên, một số bạn đọc tỏ ra “thông cảm” với đề xuất của Bộ Xây dựng cũng như với các chủ đầu tư. Bạn đọc Nguyễn Tùng Giang cho biết anh đồng tình với cách làm của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng chỉ đề xuất một số giải pháp nhằm giảm bớt khó khăn cho thị trường bất động sản trên cơ sở không tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng bất động sản trên tổng dư nợ toàn hệ thống, nghĩa là chỉ cơ cấu lại các khoản cho vay bất động sản hợp lý hơn mà thôi.

“Hiện nay rất nhiều dự án không thể tiếp tục do thiếu vốn. Nếu cứ để những dự án này đắp chiếu thì sẽ phát sinh nhiều chi phí cho bảo quản, hỏng hóc, ... chưa kể giá nguyên vật liệu có thể tăng trong thời gian tới. Điều này dẫn đến giá thành cao lên, gây khó khăn cho việc giảm giá bán. Hơn nữa, tôi nghĩ nếu các dự án này được hoàn thành thì nguồn cung bất động sản sẽ tăng lên đáng kể, làm tiền đề cho việc giảm giá bất động sản”, bạn Nguyễn Tùng Giang đưa ra quan điểm.

Một bạn đọc có tên Nguyễn Văn Đực (trùng với tên một doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản - PV), nói rằng cần xem việc giải cứu bất động sản hoặc ngành nghề nào khác cũng là một điều bình thường của một đất nước phát triển trong môi trường đầy biến động.

“Đành rằng có nhiều chủ đầu tư sau khi đạt được siêu lợi nhuận, phất lên một cách đột biến đã có cung cách tiêu tiền quá đáng (xe xịn, máy bay, du thuyền, biệt thự và cả… người đẹp) rồi phát ngôn ngạo nghễ, để bỗng dưng trở thành kẻ đáng ghét dưới mắt đa số người dân trong nước còn nghèo đói. Nhưng xin đừng nhìn các chủ đầu tư bất động sản khác qua hình ảnh của những đại gia ngạo mạn này. Bởi vì còn có nhiều chủ đầu tư bất động sản nặng lòng với nhu cầu ở bức thiết của đại đa số người dân”, bạn đọc này viết và nhấn mạnh rằng “lâu lắm rồi tôi mới có dịp ủng hộ 100% đề xuất của Bộ Xây dựng”!

Hiện nhiều bạn đọc đang tiếp tục gửi ý kiến trao đổi về chủ đề này. VnEconomy trân trọng cảm ơn sự chia sẻ và hỗ trợ thông tin của các bạn.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con