Giảm giá xe hơi: Mới chỉ là “đốm lửa”?
Giá xe hơi đã đồng loạt giảm, song dường như vẫn chưa đủ sức lôi kéo người tiêu dùng và hâm nóng thị trường
Mặc dù giá bán lẻ các loại xe hơi đã đồng loạt giảm trên dưới 5%, có trường hợp giảm đến 11%, song dường như vẫn chưa đủ sức lôi kéo người tiêu dùng và “hâm nóng” thị trường.
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng đợt giảm giá vừa được một loạt hãng xe tiến hành - sau khi thuế giá trị gia tăng giảm xuống còn 5% - chỉ giống như một “đốm lửa” nhỏ trước “khối băng” đang bao phủ lên thị trường ôtô.
Bây giờ là xa xỉ
“Nếu như đợt giảm giá này rơi vào khoảng thời gian đầu năm ngoái thì chắc chắn tôi hay rất nhiều người khác sẽ đi mua xe ngay lập tức. Còn hiện nay, việc giảm được một hai nghìn USD cho một chiếc xe hạng trung bình không đủ sức hấp dẫn, trong khi nhu cầu sử dụng đồng tiền vào những việc khác cấp thiết hơn nhiều.”, chị Thủy, chủ một chuỗi cửa hàng gas tại các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy và Đống Đa (Hà Nội) giãi bày.
Theo chị Thủy, nếu không thật sự cần thiết thì một chiếc xe hơi trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay quả là món đồ quá xa xỉ.
Khi được hỏi, rất nhiều người cũng đồng quan điểm với chị Thủy, khi cho rằng về bản chất thì chiếc xe hơi không còn là thứ hàng hóa xa xỉ bởi nó đã trở thành loại phương tiện giao thông thiết yếu trong đời sống xã hội, song lại là rất xa xỉ khi đặt vào bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
“Nếu trong túi tôi có 500 triệu đồng, rõ ràng việc đầu tư chúng vào việc gì đó có khả năng sinh lời lớn và an toàn quan trọng hơn nhiều so với việc đem đi mua một chiếc xe trong khi các nguồn thu nhập đang bị “co lại” do suy thoái kinh tế!”, anh Trọng Nam, một nhà đầu tư chứng khoán, ví dụ.
Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng sở dĩ người dân còn đang thờ ơ với chuyện xe cộ là vì mức giảm giá được các hãng xe đưa ra chưa đủ hấp dẫn.
Theo luồng quan điểm này, trong khi giá xe vẫn còn cao so với nhiều nước khác và so với thu nhập bình quân của người dân thì mức giảm giá chỉ tương ứng với mức giảm thuế mà các hãng xe được hưởng là không thuyết phục.
Ở một góc nhìn khác, việc các hãng xe chưa chủ động tiến hành giảm giá (và giảm giá cao hơn so với tác động trực tiếp đến giá) trong tình hình thị trường ảm đạm cũng cho thấy rõ “thái độ” không thật sự cầu thị đối với khách hàng.
Do đó, với nhiều người, mức giảm giá trung bình 5% chưa đủ làm hấp dẫn đối với việc lựa chọn mua xe trong thời điểm này.
Nên tận dụng việc giảm thuế
Tồn kho và sản xuất đình trệ đang là tình trạng chung của đại đa số các nhà sản xuất ôtô. Còn đối với nhiều nhà nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc, tình cảnh thậm chí còn bi đát hơn bởi trong khi hàng bán chậm thì vốn tồn đọng, tiền lãi vay ngày càng dày lên.
Do đó, việc làm sao giải quyết nhanh chóng lượng xe tồn kho, cắt lỗ, quay vòng vốn… đang là yêu cầu trọng yếu đối với các hãng xe trong giai đoạn hiện nay.
Dựa trên quan điểm này, các nhà phân tích cho rằng các hãng xe nên tận dụng việc giảm thuế giá trị gia tăng làm cái cớ để giảm mạnh giá bán qua đó kích cầu thị trường.
Thực tế cũng đã có một số hãng xe tận dụng cơ hội giảm thuế để tiến hành giảm mạnh giá bán.
Trong đó có thể kể đến trường hợp Mercedes-Benz Việt Nam. Trong khi đa số các hãng xe khác đưa ra mức giảm giá bình quân 4,6-5% (tương đương mức tác động đến giá có được do giảm thuế), Mercedes-Benz đã tiến hành giảm giá 6-7%.
Một hãng xe khác là Trường Hải (Kia) cũng đã tiến hành giảm giá cao hơn mức bình quân trên thị trường, mức giảm 5-11%.
Mặc dù mức giảm giá đó cũng vẫn bị coi như “muối bỏ bể” song ít nhiều cũng đã tạo được “ấn tượng” nhất định đối với người tiêu dùng.
Theo nhiều chuyên gia, để thật sự có thể hâm nóng thị trường, kích thích sức mua thì các hãng xe cần phải tung ra chương trình giảm giá với mức giảm mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời với các chương trình chăm sóc khách hàng.
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng đợt giảm giá vừa được một loạt hãng xe tiến hành - sau khi thuế giá trị gia tăng giảm xuống còn 5% - chỉ giống như một “đốm lửa” nhỏ trước “khối băng” đang bao phủ lên thị trường ôtô.
Bây giờ là xa xỉ
“Nếu như đợt giảm giá này rơi vào khoảng thời gian đầu năm ngoái thì chắc chắn tôi hay rất nhiều người khác sẽ đi mua xe ngay lập tức. Còn hiện nay, việc giảm được một hai nghìn USD cho một chiếc xe hạng trung bình không đủ sức hấp dẫn, trong khi nhu cầu sử dụng đồng tiền vào những việc khác cấp thiết hơn nhiều.”, chị Thủy, chủ một chuỗi cửa hàng gas tại các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy và Đống Đa (Hà Nội) giãi bày.
Theo chị Thủy, nếu không thật sự cần thiết thì một chiếc xe hơi trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay quả là món đồ quá xa xỉ.
Khi được hỏi, rất nhiều người cũng đồng quan điểm với chị Thủy, khi cho rằng về bản chất thì chiếc xe hơi không còn là thứ hàng hóa xa xỉ bởi nó đã trở thành loại phương tiện giao thông thiết yếu trong đời sống xã hội, song lại là rất xa xỉ khi đặt vào bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
“Nếu trong túi tôi có 500 triệu đồng, rõ ràng việc đầu tư chúng vào việc gì đó có khả năng sinh lời lớn và an toàn quan trọng hơn nhiều so với việc đem đi mua một chiếc xe trong khi các nguồn thu nhập đang bị “co lại” do suy thoái kinh tế!”, anh Trọng Nam, một nhà đầu tư chứng khoán, ví dụ.
Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng sở dĩ người dân còn đang thờ ơ với chuyện xe cộ là vì mức giảm giá được các hãng xe đưa ra chưa đủ hấp dẫn.
Theo luồng quan điểm này, trong khi giá xe vẫn còn cao so với nhiều nước khác và so với thu nhập bình quân của người dân thì mức giảm giá chỉ tương ứng với mức giảm thuế mà các hãng xe được hưởng là không thuyết phục.
Ở một góc nhìn khác, việc các hãng xe chưa chủ động tiến hành giảm giá (và giảm giá cao hơn so với tác động trực tiếp đến giá) trong tình hình thị trường ảm đạm cũng cho thấy rõ “thái độ” không thật sự cầu thị đối với khách hàng.
Do đó, với nhiều người, mức giảm giá trung bình 5% chưa đủ làm hấp dẫn đối với việc lựa chọn mua xe trong thời điểm này.
Nên tận dụng việc giảm thuế
Tồn kho và sản xuất đình trệ đang là tình trạng chung của đại đa số các nhà sản xuất ôtô. Còn đối với nhiều nhà nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc, tình cảnh thậm chí còn bi đát hơn bởi trong khi hàng bán chậm thì vốn tồn đọng, tiền lãi vay ngày càng dày lên.
Do đó, việc làm sao giải quyết nhanh chóng lượng xe tồn kho, cắt lỗ, quay vòng vốn… đang là yêu cầu trọng yếu đối với các hãng xe trong giai đoạn hiện nay.
Dựa trên quan điểm này, các nhà phân tích cho rằng các hãng xe nên tận dụng việc giảm thuế giá trị gia tăng làm cái cớ để giảm mạnh giá bán qua đó kích cầu thị trường.
Thực tế cũng đã có một số hãng xe tận dụng cơ hội giảm thuế để tiến hành giảm mạnh giá bán.
Trong đó có thể kể đến trường hợp Mercedes-Benz Việt Nam. Trong khi đa số các hãng xe khác đưa ra mức giảm giá bình quân 4,6-5% (tương đương mức tác động đến giá có được do giảm thuế), Mercedes-Benz đã tiến hành giảm giá 6-7%.
Một hãng xe khác là Trường Hải (Kia) cũng đã tiến hành giảm giá cao hơn mức bình quân trên thị trường, mức giảm 5-11%.
Mặc dù mức giảm giá đó cũng vẫn bị coi như “muối bỏ bể” song ít nhiều cũng đã tạo được “ấn tượng” nhất định đối với người tiêu dùng.
Theo nhiều chuyên gia, để thật sự có thể hâm nóng thị trường, kích thích sức mua thì các hãng xe cần phải tung ra chương trình giảm giá với mức giảm mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời với các chương trình chăm sóc khách hàng.