Giảm mạnh nhất 8 năm, chứng khoán Trung Quốc hoảng loạn
"Mọi thứ đang bắt đầu giống như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990"
Thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm nay (24/8) có phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2007 khi các biện pháp cứu thị trường mà Bắc Kinh tung ra không đủ sức trấn an các nhà đầu tư về sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Hãng tin Bloomberg cho biết, chỉ số Shanghai Composite Index sụt 8,5% vào thời điểm đóng cửa, còn 3.209,91 điểm, xóa sạch thành quả tăng điểm từ đầu năm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises Index của các cổ phiếu Trung Quốc tại thị trường Hồng Kông mất 5,8%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2014. Chỉ số tương lai CSI 300 Index của chứng khoán đại lục giảm kịch sàn biên độ 10%.
Các dữ liệu kinh tế xấu đi và tín hiệu cho thấy sự tháo chạy của các dòng vốn đã áp đảo những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm vực dậy thị trường chứng khoán với quy mô 6 nghìn tỷ USD của nước này. Cuối tuần vừa rồi, Trung Quốc tuyên bố sẽ cho phép các quỹ lương hưu lần đầu tiên được mua cổ phiếu, giới đầu tư tỏ ra thất vọng khi Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) không cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc như đồn đoán trước đó.
“Đây là một thảm họa thực sự và có vẻ như không gì có thể chặn lại”, ông Chen Gang, Giám đốc đầu tư công ty quản lý quỹ Heqitongyi Asset Management ở Thượng Hải, nhận định.
“Nếu chúng tôi không tự mình cắt giảm nắm giữ cổ phiếu, thì quỹ của chúng tôi đối mặt nguy cơ phải đóng cửa. Nhiều quỹ mới mở đã chịu số phận như vậy trong thời gian gần đây. Chúng tôi hy vọng có thể vượt qua được”.
Hơn 800 cổ phiếu giảm kịch sàn biên độ 10% trong phiên giao dịch hôm nay trên sàn Thượng Hải. Kể từ mức đỉnh hôm 12/6 đến nay, Shanghai Composite Index đã sụt 38%, cuốn phăng 4 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa.
Tại thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng Index “bốc hơi” 5,2%. Chỉ số Taiex của chứng khoán Đài Loan sụt 4,8%, sau khi có lúc giảm 7,5% trong phiên giao dịch.
Theo ước tính của hãng tin Bloomberg, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm xuống mức 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấyhoạt động sản xuất khu vực kinh tế tư nhân của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm do nhu cầu suy giảm ở thị trường cả trong và ngoài nước.
Tuy giảm sâu nhưng giá cổ phiếu ở Trung Quốc vẫn bị xem là đắt. Hệ số P/E của các cổ phiếu ở thị trường đại lục hiện ở mức khoảng 61 lần, cao nhất trong số 10 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, trong đó cao gấp hơn 3 lần so với mức P/E 19 lần của các cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ.
Tiền gửi Nhân dân tệ tại Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và các định chế tài chính ở nước này trong tháng 7 đã giảm với tốc độ kỷ lục, một tín hiệu cho thấy tốc độ tháo chạy được đẩy nhanh của các dòng vốn.
Cổ phiếu Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng thương mại lớn thứ nhì của nước này, giảm 9,7% trong phiên đầu tuần, mạnh nhất từ ngày 19/1. Cổ phiếu Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc trượt 9,3%. Cổ phiếu công ty dầu lửa quốc doanh PetroChina mất 4,9%.
Chỉ số MSCI Emerging Markets Index, thước đo của các thị trường chứng khoán mới nổi, sụt 4,2% trong phiên hôm nay, mạnh nhất kể từ tháng 9/2011. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật mất 4,6% trong phiên này, trong khi thị trường Australia sụt 3,2%.
Chịu ảnh hưởng từ phiên giảm điểm chóng mặt của chứng khoán Trung Quốc, thị trường chứng khoán châu Âu cũng sụt ngay 3% khi vừa mở cửa phiên giao dịch đầu tuần. Giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ có thời điểm mất 3%, còn 39,2 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tại London mất 2,4%, còn 44,4 USD/thùng, thấp nhất trong 6 năm rưỡi.
“Thị trường đang hoảng loạn. Mọi thứ đang bắt đầu giống như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990. Giới đầu cơ đang bán ra những tài sản dễ chịu tổn thất nhất”, ông Takako Masai, trưởng bộ phận nghiên cứu của Shinsei Bank ở Tokyo, phát biểu với hãng tin Reuters.
Theo số liệu của Bloomberg, 5 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa đã "bốc hơi" khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu kể từ khi Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ hôm 11/8.
Hãng tin Bloomberg cho biết, chỉ số Shanghai Composite Index sụt 8,5% vào thời điểm đóng cửa, còn 3.209,91 điểm, xóa sạch thành quả tăng điểm từ đầu năm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises Index của các cổ phiếu Trung Quốc tại thị trường Hồng Kông mất 5,8%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2014. Chỉ số tương lai CSI 300 Index của chứng khoán đại lục giảm kịch sàn biên độ 10%.
Các dữ liệu kinh tế xấu đi và tín hiệu cho thấy sự tháo chạy của các dòng vốn đã áp đảo những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm vực dậy thị trường chứng khoán với quy mô 6 nghìn tỷ USD của nước này. Cuối tuần vừa rồi, Trung Quốc tuyên bố sẽ cho phép các quỹ lương hưu lần đầu tiên được mua cổ phiếu, giới đầu tư tỏ ra thất vọng khi Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) không cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc như đồn đoán trước đó.
“Đây là một thảm họa thực sự và có vẻ như không gì có thể chặn lại”, ông Chen Gang, Giám đốc đầu tư công ty quản lý quỹ Heqitongyi Asset Management ở Thượng Hải, nhận định.
“Nếu chúng tôi không tự mình cắt giảm nắm giữ cổ phiếu, thì quỹ của chúng tôi đối mặt nguy cơ phải đóng cửa. Nhiều quỹ mới mở đã chịu số phận như vậy trong thời gian gần đây. Chúng tôi hy vọng có thể vượt qua được”.
Hơn 800 cổ phiếu giảm kịch sàn biên độ 10% trong phiên giao dịch hôm nay trên sàn Thượng Hải. Kể từ mức đỉnh hôm 12/6 đến nay, Shanghai Composite Index đã sụt 38%, cuốn phăng 4 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa.
Tại thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng Index “bốc hơi” 5,2%. Chỉ số Taiex của chứng khoán Đài Loan sụt 4,8%, sau khi có lúc giảm 7,5% trong phiên giao dịch.
Theo ước tính của hãng tin Bloomberg, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm xuống mức 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấyhoạt động sản xuất khu vực kinh tế tư nhân của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm do nhu cầu suy giảm ở thị trường cả trong và ngoài nước.
Tuy giảm sâu nhưng giá cổ phiếu ở Trung Quốc vẫn bị xem là đắt. Hệ số P/E của các cổ phiếu ở thị trường đại lục hiện ở mức khoảng 61 lần, cao nhất trong số 10 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, trong đó cao gấp hơn 3 lần so với mức P/E 19 lần của các cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ.
Tiền gửi Nhân dân tệ tại Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và các định chế tài chính ở nước này trong tháng 7 đã giảm với tốc độ kỷ lục, một tín hiệu cho thấy tốc độ tháo chạy được đẩy nhanh của các dòng vốn.
Cổ phiếu Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng thương mại lớn thứ nhì của nước này, giảm 9,7% trong phiên đầu tuần, mạnh nhất từ ngày 19/1. Cổ phiếu Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc trượt 9,3%. Cổ phiếu công ty dầu lửa quốc doanh PetroChina mất 4,9%.
Chỉ số MSCI Emerging Markets Index, thước đo của các thị trường chứng khoán mới nổi, sụt 4,2% trong phiên hôm nay, mạnh nhất kể từ tháng 9/2011. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật mất 4,6% trong phiên này, trong khi thị trường Australia sụt 3,2%.
Chịu ảnh hưởng từ phiên giảm điểm chóng mặt của chứng khoán Trung Quốc, thị trường chứng khoán châu Âu cũng sụt ngay 3% khi vừa mở cửa phiên giao dịch đầu tuần. Giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ có thời điểm mất 3%, còn 39,2 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tại London mất 2,4%, còn 44,4 USD/thùng, thấp nhất trong 6 năm rưỡi.
“Thị trường đang hoảng loạn. Mọi thứ đang bắt đầu giống như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990. Giới đầu cơ đang bán ra những tài sản dễ chịu tổn thất nhất”, ông Takako Masai, trưởng bộ phận nghiên cứu của Shinsei Bank ở Tokyo, phát biểu với hãng tin Reuters.
Theo số liệu của Bloomberg, 5 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa đã "bốc hơi" khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu kể từ khi Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ hôm 11/8.