Hà Nội chi 475 tỷ đồng để bình ổn giá
Số tiền UBND thành phố Hà Nội duyệt chi cho công tác bình ổn giá năm 2011 đã tăng thêm 75 tỷ đồng so với năm trước
475 tỷ đồng là số tiền đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt để thực hiện chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thủ đô năm 2011.
Năm nay, 10 nhóm mặt hàng cần tập trung bình ổn gồm: gạo tẻ; thịt lợn; thịt gà, vịt; trứng gà, vịt; thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm, cá; thủy hải sản tươi, đông lạnh; dầu ăn; đường RE; rau củ tươi; giấy vở học sinh.
So với năm trước, số tiền dùng cho bình ổn giá đã tăng thêm 75 tỷ đồng, và giấy vở học sinh là nhóm mặt hàng mới được đưa vào diện cần được bình ổn.
Theo đánh giá của Hà Nội thì số tiền tạm ứng này cũng chỉ đáp ứng khoảng 10% so với nhu cầu đối với 10 nhóm mặt hàng, do vậy, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp bằng các nguồn vốn khác cần chủ động tăng mức dự trữ lượng hàng thêm tối thiểu là 10%, để đảm bảo tổng lượng hàng dự trữ đáp ứng được khoảng 20% so với tổng mức tiêu thụ của người dân thủ đô.
Vốn tạm ứng được phục vụ cho việc chuẩn bị nguồn hàng và tổ chức bán ra các mặt hàng bình ổn giá đáp ứng nhu cầu bình ổn giá thị trường của thành phố từ tháng 5/2011 đến hết tháng 4/2012. Riêng mặt hàng giấy vở học sinh, thời gian bình ổn từ tháng 6/2011 đến hết tháng 10/2011.
Đối tượng tham gia bình ổn giá vẫn là các doanh nghiệp phân phối bán lẻ; doanh nghiệp sản xuất; doanh nghiệp cung ứng hàng hóa; doanh nghiệp vừa cung ứng, vừa có hệ thống phân phối bán lẻ.
Song, Hà Nội cũng khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn tham gia chương trình bình ổn giá nhưng không tạm ứng vốn để mở rộng thị trường bình ổn giá, với yêu cầu các doanh nghiệp này cũng phải chấp hành các quy định về đăng ký giá, treo biển nhận diện hàng bình ổn giá… như các doanh nghiệp được tạm ứng vốn của thành phố.
Năm nay, 10 nhóm mặt hàng cần tập trung bình ổn gồm: gạo tẻ; thịt lợn; thịt gà, vịt; trứng gà, vịt; thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm, cá; thủy hải sản tươi, đông lạnh; dầu ăn; đường RE; rau củ tươi; giấy vở học sinh.
So với năm trước, số tiền dùng cho bình ổn giá đã tăng thêm 75 tỷ đồng, và giấy vở học sinh là nhóm mặt hàng mới được đưa vào diện cần được bình ổn.
Theo đánh giá của Hà Nội thì số tiền tạm ứng này cũng chỉ đáp ứng khoảng 10% so với nhu cầu đối với 10 nhóm mặt hàng, do vậy, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp bằng các nguồn vốn khác cần chủ động tăng mức dự trữ lượng hàng thêm tối thiểu là 10%, để đảm bảo tổng lượng hàng dự trữ đáp ứng được khoảng 20% so với tổng mức tiêu thụ của người dân thủ đô.
Vốn tạm ứng được phục vụ cho việc chuẩn bị nguồn hàng và tổ chức bán ra các mặt hàng bình ổn giá đáp ứng nhu cầu bình ổn giá thị trường của thành phố từ tháng 5/2011 đến hết tháng 4/2012. Riêng mặt hàng giấy vở học sinh, thời gian bình ổn từ tháng 6/2011 đến hết tháng 10/2011.
Đối tượng tham gia bình ổn giá vẫn là các doanh nghiệp phân phối bán lẻ; doanh nghiệp sản xuất; doanh nghiệp cung ứng hàng hóa; doanh nghiệp vừa cung ứng, vừa có hệ thống phân phối bán lẻ.
Song, Hà Nội cũng khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn tham gia chương trình bình ổn giá nhưng không tạm ứng vốn để mở rộng thị trường bình ổn giá, với yêu cầu các doanh nghiệp này cũng phải chấp hành các quy định về đăng ký giá, treo biển nhận diện hàng bình ổn giá… như các doanh nghiệp được tạm ứng vốn của thành phố.