Hải Phòng kết nối cung cầu công nghệ cho 60 doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản

Nguyễn HIền
Chia sẻ

Phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản có sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp đến từ 2 nước...

Hội nghị kết nối cung cầu Việt Nam - Nhật Bản đã được tổ chức nhiều lần tại Hải Phòng
Hội nghị kết nối cung cầu Việt Nam - Nhật Bản đã được tổ chức nhiều lần tại Hải Phòng

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng vừa tổ chức Phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản, dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 3 điểm cầu: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và Osaka (Nhật Bản). Tại đây, đại diện hơn 10 tổ chức, doanh nghiệp cung cấp công nghệ Nhật Bản đã giới thiệu và tìm kiếm cơ hội hợp tác, giao thương với doanh nghiệp tại Việt Nam trong các lĩnh vực: công nghiệp, công nghệ bảo quản nông sản, thủy sản… Phía Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp tại Hải Phòng và các tỉnh/thành lân cận tham gia và tìm hiểu cơ hội.

Khẳng định vai trò của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0, bà Phạm Thị Sen Quỳnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng, cho biết đổi mới công nghệ, chuyển đổi số là xu thế phổ biến và là quá trình thay đổi sâu sắc các hoạt động sản xuất tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hơn lúc nào hết, nhu cầu đổi mới công nghệ, chuyển đổi số đang trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các Tập đoàn đa quốc gia.

Để hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật, nắm bắt các xu hướng công nghệ mới, nhằm thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Hải Phòng, thời gian qua, thành phố đã xây dựng và triển khai Chương trình đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ theo từng giai đoạn với nhiều nội dung và hoạt động thiết thực. Việc tổ chức phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản là một nội dung trọng tâm của Chương trình.

Bà Quyền Thị Thúy Hà, Trưởng chi nhánh thương vụ tại Osaka (Nhật Bản), cho biết Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng, phát triển tốt đẹp thể hiện ở cấp vĩ mô là các đoàn lãnh đạo cấp cao 2 nước đã trao đổi, làm việc và còn thể hiện thông qua kết quả về hợp tác đầu tư, công nghệ, nhân lực. Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Về hợp tác thương mại, Nhật Bản là nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn thứ tư của Việt Nam.

Tuy nhiên, Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển, đi trước Việt Nam nhiều năm nên đối tác yêu cầu khắt khe và áp dụng tiêu chuẩn cao hơn, nhất là các mặt hàng về thực phẩm, nông sản vì đây là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, để xâm nhập vào thị trường Nhật Bản, cần sự nỗ lực, đồng hành từ Chính phủ tới các bộ, ngành của Việt Nam.

"Các doanh nghiệp cần cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, công nghiệp hoá, hiện đại hóa quy trình sản xuất, đầu tư công nghệ. Việc thâm nhập vào thị trường Nhật Bản sẽ mở ra cánh cửa thâm nhập vào thị trường quốc tế khác", bà Quyền Thị Thúy Hà nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ sự kiện, các tổ chức doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực công nghệ bảo quản nông/ thủy sản, công nghiệp và các tổ chức xúc tiến, hỗ trợ khác giới thiệu các công nghệ, thiết bị mới như: công nghệ sản xuất đường TETRA; công nghệ bảo quản sử dụng từ trường làm chậm quá trình ô-xy hóa và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn; công nghệ làm lạnh sâu và nhanh nhưng không đóng đá; công nghệ sản xuất màng bọc thực phẩm thay thế lõi nhôm nhưng đặc hữu, ngăn sự ảnh hưởng của không khí, ánh sáng và độ ẩm; công nghệ sản xuất gạch xuyên nước 2 lớp cao cấp, sử dụng tro than để thấm và giữ nước mưa; chuyển giao công nghệ phân tách và thu hồi kim loại quý từ các vi mạch điện tử.

Ngay sau đó, các doanh nghiệp của 2 quốc gia tiến hành kết nối trực tuyến 1-1 để nắm bắt, trao đổi thông tin, tìm hiểu công nghệ và nhu cầu đặt hàng của phía đối tác trước khi ký kết Biên bản ghi nhớ và tiến tới các giao dịch thành công trong tương lai.                                    

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con