“Hậu thế” của Vinashin sẽ cổ phần hóa năm tới
Đa số các đơn vị trong SBIC đều lỗ lũy kế và vốn chủ sở hữu âm với giá trị rất lớn
Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC), tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần trong năm 2015.
Thông tin này đã được Chủ tịch Hội đồng Thành viên SBIC, ông Nguyễn Ngọc Sự thông báo tại một hội nghị về tập huấn công tác cổ phần hóa mới đây.
Theo kế hoạch, ngay trong năm 2014, SBIC sẽ hoàn tất việc cổ phần hóa 4 đơn vị thành viên gồm: Công ty TNHH Một thành viên Tôn Vinashin, Công ty TNHH Một thành viên Cảng Chân Mây, Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Hạ Long và Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Cam Ranh.
Đồng thời, 5 công ty TNHH một thành viên khác gồm: Đóng tàu Thịnh Long; Đóng tàu và Công nghiệp Hàng hải Sài Gòn; Công nghiệp Tàu thủy Sài Gòn; Công nghiệp Tàu thủy Bạch Đằng và Công nghiệp Tàu thủy Phà Rừng cũng sẽ phải nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa, dự kiến kết thúc vào quý 2/2015.
Đáng chú ý là Công ty mẹ SBIC cũng sẽ phải hoàn tất các công đoạn để có thể chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần ngay trong năm 2015.
Ông Nguyễn Ngọc Sự cũng cho biết hiện nay đa số các đơn vị trong Tổng công ty đều lỗ lũy kế và vốn chủ sở hữu âm với giá trị rất lớn. Do đó, để các đơn vị có đủ điều kiện cổ phần hóa, lãnh đạo Tổng công ty và các ban tham mưu đang trình Bộ Tài chính xem xét cấp đủ vốn điều lệ cho các đơn vị giữ lại. Bên cạnh đó, SBIC xin được miễn toàn bộ nghĩa vụ thuế phải nộp đối với các đơn vị thuộc diện giữ lại trong mô hình Tổng công ty.
“Cái khó hiện tại là khi xử lý tái cơ cấu nợ, những đơn vị thành viên vẫn âm vốn chủ sở hữu. SBIC đang xin cơ chế đề nghị Chính phủ cho chuyển các khoản nợ về công ty mẹ để đủ điều kiện tiến hành cổ phần hóa (không âm vốn chủ sở hữu). Nguồn bù đắp các khoản đã chuyển về công ty mẹ sẽ được lấy từ tiền bán cổ phần thu được khi cổ phần hóa. Trường hợp tiền thu từ bán cổ phần không đủ bù đắp, kiến nghị Chính phủ tiếp tục có cơ chế hỗ trợ công ty mẹ thông qua hình thức tái cơ cấu nợ, bù đắp lỗ”, ông Sự nói.
Đối với phương án sản xuất song song với cổ phần hóa, Chủ tịch SBIC cũng cho biết thêm, ngoài việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa, SBIC sẽ chú trọng đến phân công sản phẩm trong Tổng công ty cùng với việc sắp xếp lại lao động một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó, Tổng công ty sẽ cố gắng tối đa tìm kiếm những nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng.
Như VnEconomy từng đề cập nhiều lần, quá trình tái cơ cấu SBIC vẫn đang diễn ra, trong đó quan trọng nhất là xử lý nợ và giải quyết lượng lao động dôi dư. Theo các chuyên gia, việc giải quyết các hệ quả từ sự đổ vỡ của Vinashin trước đây chắc chắn sẽ còn kéo dài trong nhiều năm.
Tiến trình cổ phần hóa SBIC đang được đặt trong kế hoạch tổng thể về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải, cơ quan vừa được Thủ tướng tuyên dương về thành tích cổ phần hóa tại hội nghị toàn quốc về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tổ chức mới đây.
Thông tin này đã được Chủ tịch Hội đồng Thành viên SBIC, ông Nguyễn Ngọc Sự thông báo tại một hội nghị về tập huấn công tác cổ phần hóa mới đây.
Theo kế hoạch, ngay trong năm 2014, SBIC sẽ hoàn tất việc cổ phần hóa 4 đơn vị thành viên gồm: Công ty TNHH Một thành viên Tôn Vinashin, Công ty TNHH Một thành viên Cảng Chân Mây, Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Hạ Long và Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Cam Ranh.
Đồng thời, 5 công ty TNHH một thành viên khác gồm: Đóng tàu Thịnh Long; Đóng tàu và Công nghiệp Hàng hải Sài Gòn; Công nghiệp Tàu thủy Sài Gòn; Công nghiệp Tàu thủy Bạch Đằng và Công nghiệp Tàu thủy Phà Rừng cũng sẽ phải nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa, dự kiến kết thúc vào quý 2/2015.
Đáng chú ý là Công ty mẹ SBIC cũng sẽ phải hoàn tất các công đoạn để có thể chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần ngay trong năm 2015.
Ông Nguyễn Ngọc Sự cũng cho biết hiện nay đa số các đơn vị trong Tổng công ty đều lỗ lũy kế và vốn chủ sở hữu âm với giá trị rất lớn. Do đó, để các đơn vị có đủ điều kiện cổ phần hóa, lãnh đạo Tổng công ty và các ban tham mưu đang trình Bộ Tài chính xem xét cấp đủ vốn điều lệ cho các đơn vị giữ lại. Bên cạnh đó, SBIC xin được miễn toàn bộ nghĩa vụ thuế phải nộp đối với các đơn vị thuộc diện giữ lại trong mô hình Tổng công ty.
“Cái khó hiện tại là khi xử lý tái cơ cấu nợ, những đơn vị thành viên vẫn âm vốn chủ sở hữu. SBIC đang xin cơ chế đề nghị Chính phủ cho chuyển các khoản nợ về công ty mẹ để đủ điều kiện tiến hành cổ phần hóa (không âm vốn chủ sở hữu). Nguồn bù đắp các khoản đã chuyển về công ty mẹ sẽ được lấy từ tiền bán cổ phần thu được khi cổ phần hóa. Trường hợp tiền thu từ bán cổ phần không đủ bù đắp, kiến nghị Chính phủ tiếp tục có cơ chế hỗ trợ công ty mẹ thông qua hình thức tái cơ cấu nợ, bù đắp lỗ”, ông Sự nói.
Đối với phương án sản xuất song song với cổ phần hóa, Chủ tịch SBIC cũng cho biết thêm, ngoài việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa, SBIC sẽ chú trọng đến phân công sản phẩm trong Tổng công ty cùng với việc sắp xếp lại lao động một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó, Tổng công ty sẽ cố gắng tối đa tìm kiếm những nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng.
Như VnEconomy từng đề cập nhiều lần, quá trình tái cơ cấu SBIC vẫn đang diễn ra, trong đó quan trọng nhất là xử lý nợ và giải quyết lượng lao động dôi dư. Theo các chuyên gia, việc giải quyết các hệ quả từ sự đổ vỡ của Vinashin trước đây chắc chắn sẽ còn kéo dài trong nhiều năm.
Tiến trình cổ phần hóa SBIC đang được đặt trong kế hoạch tổng thể về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải, cơ quan vừa được Thủ tướng tuyên dương về thành tích cổ phần hóa tại hội nghị toàn quốc về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tổ chức mới đây.