Hiệp hội Thép lo ngại có quá nhiều dự án thép
Liên quan đến việc cấp phép đầu tư nước ngoài vào ngành thép, Hiệp hội Thép vừa có công văn gửi Thủ tướng
Liên quan đến việc cấp phép đầu tư nước ngoài vào ngành thép, Hiệp hội Thép vừa có công văn gửi Thủ tướng.
>>Năm 2010, Việt Nam hy vọng xuất khẩu thép
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho hay, theo qui hoạch ngành thép giai đoạn 2007 - 2015 có xét đến năm 2025 thì tới năm 2020 chỉ đặt mục tiêu sản xuất 15 - 18 triệu tấn thép, nghĩa là khoảng mười năm nữa Việt Nam chỉ cần xây dựng từ 1 - 2 liên hợp luyện thép.
Nhưng thực tế, đã có năm dự án liên hợp được cấp phép trong vòng sáu tháng đầu năm.
Chưa kể có công ty Việt Nam trong vòng hai tháng ký với hai đối tác làm hai liên hợp 5 - 10 triệu tấn, trong khi công suất các nhà máy sản xuất thép cây và thép cuộn Việt Nam đã gần gấp đôi nhu cầu là điều “không hợp lý, đặc biệt trong qui hoạch vừa được phê duyệt không có dự án đó”, ông Cường nhấn mạnh.
Cũng theo VSA, nhiều dự án chọn thiết bị Trung Quốc, qui mô nhỏ để giảm vốn đầu tư, hậu quả là Việt Nam sẽ nhận công nghệ lạc hậu và chịu ô nhiễm môi trường.
>>Năm 2010, Việt Nam hy vọng xuất khẩu thép
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho hay, theo qui hoạch ngành thép giai đoạn 2007 - 2015 có xét đến năm 2025 thì tới năm 2020 chỉ đặt mục tiêu sản xuất 15 - 18 triệu tấn thép, nghĩa là khoảng mười năm nữa Việt Nam chỉ cần xây dựng từ 1 - 2 liên hợp luyện thép.
Nhưng thực tế, đã có năm dự án liên hợp được cấp phép trong vòng sáu tháng đầu năm.
Chưa kể có công ty Việt Nam trong vòng hai tháng ký với hai đối tác làm hai liên hợp 5 - 10 triệu tấn, trong khi công suất các nhà máy sản xuất thép cây và thép cuộn Việt Nam đã gần gấp đôi nhu cầu là điều “không hợp lý, đặc biệt trong qui hoạch vừa được phê duyệt không có dự án đó”, ông Cường nhấn mạnh.
Cũng theo VSA, nhiều dự án chọn thiết bị Trung Quốc, qui mô nhỏ để giảm vốn đầu tư, hậu quả là Việt Nam sẽ nhận công nghệ lạc hậu và chịu ô nhiễm môi trường.