“Hiệu quả của doanh nghiệp dân doanh rất thấp”
Trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước thì doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số với tỷ lệ lên đến 98,6%
Nếu tính theo quy mô lao động thì số doanh nghiệp lớn của Việt Nam chỉ chiếm 2,3%, trong đó chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhà nước.
Báo cáo tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sáng 28/4, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nếu xét về quy mô lao động, trong tổng số doanh nghiệp đến năm 2012 của tất cả khu vực kinh tế thì doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tới 97,7%.
Trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước thì doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chiếm đa số với tỷ lệ lên đến 98,6%. Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% trong tổng số các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Nếu xét về quy mô vốn cũng tương tự với bức tranh về lao động, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ và vừa chiếm đến 94,8%. Số doanh nghiệp có quy mô vốn vừa chỉ đạt 17,6% đối với khối doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Đáng chú ý, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước còn thấp. Hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng còn rất thấp mặc dù khu vực này còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh nghiệp nói chung ở một số chỉ tiêu cơ bản, cụ thể là số lượng doanh nghiệp chiếm 96,5%, số lao động 60,9%, doanh thu 51,6%.
"Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khu vực này thấp do các yếu tố như quy mô vốn, năng lực quản lý, điều hành, khả năng công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường đều thấp hơn so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI", báo cáo của Bộ nhìn nhận.
Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất có giảm nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp vẫn thấp. Tăng trưởng tín dụng đến 20/3/2014 chỉ tăng 0,61% so với tháng trước và giảm 0,57% so với tháng 12/2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 0,03%).
Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng rất chậm, cả năm 2013 ước chỉ tăng 0,95% so với năm 2012. Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng không những chưa có sự cải thiện so với cùng kỳ năm trước mà còn có dấu hiệu giảm sút.
Điều đó cho thấy, nền kinh tế chưa hồi phục rõ nét, doanh nghiệp có xu hướng co cụm hoặc e ngại vay vốn, mở rộng sản xuất dẫn đến dư thừa tín dụng của các ngân hàng.
Với thực tế đó, cộng với bối cảnh hội nhập kinh tế, mở cửa thị trường ngày càng sâu rộng, nguy cơ mất thị phần ngay trên sân nhà đang hiện hữu với làn sóng “thôn tính” của các doanh nghiệp FDI đối với các doanh nghiệp và thương hiệu Việt.
Báo cáo tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sáng 28/4, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nếu xét về quy mô lao động, trong tổng số doanh nghiệp đến năm 2012 của tất cả khu vực kinh tế thì doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tới 97,7%.
Trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước thì doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chiếm đa số với tỷ lệ lên đến 98,6%. Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% trong tổng số các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Nếu xét về quy mô vốn cũng tương tự với bức tranh về lao động, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ và vừa chiếm đến 94,8%. Số doanh nghiệp có quy mô vốn vừa chỉ đạt 17,6% đối với khối doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Đáng chú ý, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước còn thấp. Hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng còn rất thấp mặc dù khu vực này còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh nghiệp nói chung ở một số chỉ tiêu cơ bản, cụ thể là số lượng doanh nghiệp chiếm 96,5%, số lao động 60,9%, doanh thu 51,6%.
"Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khu vực này thấp do các yếu tố như quy mô vốn, năng lực quản lý, điều hành, khả năng công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường đều thấp hơn so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI", báo cáo của Bộ nhìn nhận.
Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất có giảm nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp vẫn thấp. Tăng trưởng tín dụng đến 20/3/2014 chỉ tăng 0,61% so với tháng trước và giảm 0,57% so với tháng 12/2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 0,03%).
Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng rất chậm, cả năm 2013 ước chỉ tăng 0,95% so với năm 2012. Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng không những chưa có sự cải thiện so với cùng kỳ năm trước mà còn có dấu hiệu giảm sút.
Điều đó cho thấy, nền kinh tế chưa hồi phục rõ nét, doanh nghiệp có xu hướng co cụm hoặc e ngại vay vốn, mở rộng sản xuất dẫn đến dư thừa tín dụng của các ngân hàng.
Với thực tế đó, cộng với bối cảnh hội nhập kinh tế, mở cửa thị trường ngày càng sâu rộng, nguy cơ mất thị phần ngay trên sân nhà đang hiện hữu với làn sóng “thôn tính” của các doanh nghiệp FDI đối với các doanh nghiệp và thương hiệu Việt.