“Hiệu ứng Trump” sẽ khiến Hoa Kỳ phát thải thêm 4 tỷ tấn CO2 vào năm 2030

Bảo Huy
Chia sẻ

Phân tích của Dự án Carbon Brief (*) dự đoán rằng việc quay trở lại Nhà Trắng của cựu Tổng thống Donald Trump có thể dẫn tới lượng khí thải Mỹ tăng thêm 4 tỷ tấn vào năm 2030 gây thiệt hại 900 tỷ USD cho khí hậu toàn cầu...

Nhiều nhà quan sát lo ngại sự quay trở lại Nhà Trắng của cựu Tổng thống Donald Trump sẽ là ‘đòn giáng’ vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nhiều nhà quan sát lo ngại sự quay trở lại Nhà Trắng của cựu Tổng thống Donald Trump sẽ là ‘đòn giáng’ vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Dựa trên các nhận định mới nhất của Trung tâm Quốc gia về Kinh tế học Môi trường Mỹ, 4 tấn khí thải carbon dioxide GtCO2e (4GtCO2e) tương đương với lượng khí thải hàng năm cộng lại của Liên minh châu Âu và Nhật Bản. Nó cũng tương đương với tổng lượng khí thải hàng năm cộng lại của 140 quốc gia phát thải thấp nhất thế giới.

ĐẢO NGƯỢC MỌI NỖ LỰC XANH

Giới quan sát không mấy lạc quan khi nhận định, lượng khí thải 4GtCO2e tăng thêm từ nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump sẽ đảo ngược tất cả “nỗ lực xanh” trên toàn thế giới trong 5 năm qua. Thế giới có thể sẽ phải chấm dứt hy vọng về việc giữ mức nóng lên toàn cầu dưới 1,5 độ C.

Đáng chú ý, vào năm 2020, trước khi ông Trump rời nhiệm sở, lượng khí thải nhà kính của Mỹ đã giảm xuống mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, theo ABC News.

Theo một nghiên cứu của BloombergNEF, Mỹ chỉ thải ra 5,9 tỷ tấn khí thải vào năm 2020 - giảm hơn 9% so với năm 2019 và tương đương với mức của năm 1983. Năm 2019, ô nhiễm carbon của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1992.

Tuy nhiên, các nhà khí hậu học cho rằng điều này không phải do những nỗ lực của chính quyền Trump mà phần lớn là do ảnh hưởng của đại suy thoái kinh tế.

Lượng khí thải nhà kính của Mỹ đã giảm đều đặn kể từ năm 2005 do các yếu tố như thay đổi hướng tiếp cận kinh tế, sự phát triển của năng lượng tái tạo và sự chuyển dịch từ than sang năng lượng khí đốt.

Kể từ khi nhậm chức vào đầu năm 2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết thực hiện theo Thỏa thuận Paris đó là cắt giảm lượng khí thải của Mỹ xuống 50-52% vào năm 2030 và tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Chính quyền Biden đã thực hiện một danh sách dài các chính sách, đáng chú ý nhất là Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022 (IRA), để giữ các mục tiêu trên trong tầm tay.

Kịch bản về chính sách khí hậu của ứng cử viên Tổng thống Trump và đương kim Tổng thống Biden. Nguồn: Phân tích mô hình của Carbon Brief trong Bistline et al. (2023) và Rhodium Group (2023). Biểu đồ của Carbon Brief.
Kịch bản về chính sách khí hậu của ứng cử viên Tổng thống Trump và đương kim Tổng thống Biden. Nguồn: Phân tích mô hình của Carbon Brief trong Bistline et al. (2023) và Rhodium Group (2023). Biểu đồ của Carbon Brief.

Theo giả định của Dự án Carbon Brief, các chính sách khí hậu hiện tại của chính quyền dự kiến ​​sẽ cắt giảm đáng kể lượng khí thải của Mỹ, đưa quốc gia này tiến gần đến mục tiêu năm 2030, mặc dù vẫn còn một khoảng cách giữa lượng khí thải dự kiến ​​và lượng khí thải cần thiết để đạt được mục tiêu năm 2030 và 2050.

Con số này được đưa ra trong kịch bản “Biden” (đường màu xanh lam trong hình) là tất cả các chính sách về khí hậu liên bang hiện đang được áp dụng hoặc đang trong quá trình hoàn thiện đều được cho là sẽ tiếp tục. 

 

Chú giải: Lượng khí thải nhà kính của Mỹ giai đoạn 1990-2022 (đường màu đen trong hình) là tỷ tấn CO2 tương đương. Đường màu đỏ và khu vực bao quanh: Lượng khí thải dự kiến ​​theo kịch bản “Trump” trong đó các chính sách khí hậu quan trọng của Biden bị loại bỏ. Đường màu xanh lam và khu vực bao quanh: Lượng khí thải dự kiến ​​theo kịch bản “Biden” với IRA và các chính sách khí hậu quan trọng khác. Màu vàng: Quỹ đạo mục tiêu khí hậu của Mỹ do chính quyền Biden cam kết (50-52% vào năm 2030).

Kịch bản "Trump" (đường màu đỏ) giả định rằng IRA và các chính sách khí hậu quan trọng khác của chính quyền sẽ Biden bị đảo ngược. Kịch bản này không bao gồm các biện pháp tiếp theo mà ông Trump có thể thực hiện để thúc đẩy nhiên liệu hóa thạch hoặc làm suy yếu tiến trình phát triển năng lượng sạch.

Nhìn chung, phân tích cho thấy lượng khí thải nhà kính của Mỹ sẽ giảm xuống còn 28% so với mức năm 2005 vào năm 2030 nếu ông Trump giành được nhiệm kỳ thứ hai và đảo ngược các chính sách của ông Biden.

Nếu phe Dân chủ với ứng cử viên là đương kim phó Tổng thống Kamala Harris đắc cử, lượng khí thải dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng 43% so với mức năm 2005.

Như vậy, theo kịch bản của Trump lượng khí thải nhà kính hàng năm của Hoa Kỳ sẽ cao hơn khoảng 1GtCO2e vào năm 2030 so với thời Biden, dẫn đến lượng khí thải tích lũy tăng thêm khoảng 4GtCO2e.

Dựa trên ước tính mới cập nhật về chi phí xã hội do carbon từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) - ở mức khoảng 230 USD cho mỗi tấn CO2 vào năm 2030 - 4GtCO2e khí thải bổ sung đó sẽ gây ra thiệt hại về khí hậu toàn cầu hơn 900 tỷ USD.

Nói cách khác, lượng khí thải 4GtCO2e bổ sung sẽ tương đương với gấp đôi tổng lượng khí thải tiết kiệm được trên toàn cầu trong 5 năm qua nhờ triển khai năng lượng gió, mặt trời, xe điện, hạt nhân và máy bơm nhiệt.

Hiện chỉ có 8 trong số gần 200 quốc gia trên thế giới có lượng khí thải vượt quá 1GtCO2e mỗi năm và 4GtCO2e, nhiều hơn tổng lượng khí thải hàng năm cộng lại từ 140 quốc gia phát thải thấp nhất.

BÃI BỎ NHIỀU CHÍNH SÁCH GIẢM PHÁT THẢI 

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ứng cử viên hiện tại cho cuộc đua tháng 11 tới của đảng Cộng hòa không hề che giấu ý định đảo ngược các chính sách về khí hậu của người tiền nhiệm, giống như những gì ông đã làm trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Ví dụ, năm 2018, chính quyền Trump đã bãi bỏ các quy định của thời Obama về ô nhiễm không khí độc hại từ các địa điểm sản xuất điện và công nghiệp.

Nhiều chính sách về giảm phát thải của chính quyền J.Biden có nguy cơ bị đảo ngược.
Nhiều chính sách về giảm phát thải của chính quyền J.Biden có nguy cơ bị đảo ngược.

Tương tự, năm 2020, chính quyền đảng Cộng hòa bãi bỏ một quy định của chính quyền Obama về khí thải metan từ ngành dầu khí. Quy định về không khí độc hại và metan của chính quyền hiện tại có thể phải đối mặt với số phận tương tự trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump.

Năm 2023, tờ Financial Times đưa tin rằng ông Trump đang "lên kế hoạch xóa sổ" Đạo luật giảm lạm phát (IRA), tăng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và bãi bỏ các quy định để khuyến khích xe điện. Ông gọi IRA này là "mức tăng thuế lớn nhất trong lịch sử".

“Vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ 2, tổng thống cam kết bãi bỏ mọi quy định triệt tiêu việc làm và phá hủy ngành công nghiệp của Joe Biden”. Financial Times trích lời Carla Sands, cố vấn của ông Trump khi được hỏi về dự định của ứng viên Tổng thống với chính sách về chống biến đổi khí hậu.

Dẫn lời các chuyên gia về chính sách khí hậu, MIT Technology Review cho biết nếu điều này xảy ra thì cả tín dụng thuế năng lượng sạch và xe điện đều sẽ "đặc biệt bị tổn thương”.

"Những cam kết sâu rộng của Trump nhằm làm suy yếu các cam kết quốc tế về giảm phát thải, thổi bùng các cuộc chiến thương mại toàn cầu và mở rộng nguồn tài nguyên của quốc gia để khai thác nhiên liệu hóa thạch khiến IRA thay đổi. Điều này sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư ở phạm vi rộng hơn cũng như làm giảm triển vọng phát triển cho các ngành công nghiệp xanh mới nổi", ấn phẩm này phân tích.

Bi quan hơn, tờ Guardian nhận định nhiệm kỳ thứ hai của Trump "thậm chí còn cực đoan hơn đối với môi trường so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông".

"Trái ngược với nhiệm kỳ đầu tiên tại Nhà Trắng đôi khi hỗn loạn, chính quyền Trump đã phác thảo một chương trình hành động bài bản, quy mô hơn trong nhiệm kỳ 2, đó là thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hóa thạch, gạt các nhà khoa học khí hậu sang một bên và lật ngược các quy tắc hạn chế khí thải làm nóng hành tinh".

Điều này sẽ khiến thế giới không thể tránh khỏi việc vượt quá giới hạn 1,5 độ C. Theo phân tích năm 2023 của Our World in Data, trái đất chỉ được phép thải ra 100 tỷ tấn CO2 để có được 83% cơ hội duy trì cân bằng nhiệt độ trong mức giới hạn. Trong khi đó, năm 2023, năm nóng nhất trong lịch sử, tổng lượng khí thải CO2 đã đạt tới 41 tỷ tấn.

 

Dự án Carbon Brief có trụ sở tại Anh, cung cấp thông tin chuyên sâu và mới nhất về khoa học khí hậu, chính sách khí hậu và chính sách năng lượng. Carbon Brief cung cấp dữ liệu để giúp nâng cao hiểu biết về biến đổi khí hậu trên bình diện khoa học và phản ứng chính sách.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con