Huy động vốn khởi nghiệp tại thị trường ASEAN năm 2022 và triển vọng năm 2023

Bảo Ngọc
Chia sẻ

Các nhà đầu tư chuyển hướng giao dịch trong bối cảnh triển vọng IPO mờ nhạt hơn đối với nhiều dự án công nghệ…

Hoạt động gây quỹ khởi nghiệp tại thị trường Đông Nam Á đã có dấu hiệu chậm lại trong năm 2022 với giá trị các bản thỏa thuận giảm khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Điều kiện kinh tế khủng hoảng khiến dự đoán triển vọng và định giá của các công ty công nghệ trẻ đang tìm kiếm vốn tăng trưởng giảm sút mạnh mẽ, theo KrASIA.

Kết quả đáng thất vọng xuất hiện sau cơn sốt đầu tư vào năm 2021 khi tổng giá trị thương vụ tăng vọt lên mức kỷ lục 25,75 tỷ USD. Trong năm 2021, một số công ty khởi nghiệp lớn nhất khu vực như Grab đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch. 

Vào năm 2022, các công ty khởi nghiệp trong khu vực đã huy động được tổng cộng 17,79 tỷ USD vốn chủ sở hữu và khoản vay, giảm 31% so với năm trước, theo nền tảng thông tin tài chính DealStreetAsia có trụ sở tại Singapore tổng hợp gần đây. Tuy nhiên, số lượng giao dịch vốn chủ sở hữu đã tăng 9,6% lên 1.062 giao dịch được thực hiện.

"Đông Nam Á đã kết thúc năm 2022 ở mức thấp khi những vấn đề kinh tế vĩ mô và giá thị trường đại chúng giảm buộc các nhà đầu tư phải “hãm phanh” tài trợ cho thị trường tư nhân", báo cáo của DealStreetAsia cho biết. "Với nhiều startup còn đang khó khăn trong việc duy trì tổ chức, năm nay sẽ là năm thị trường u ám - một số doanh nghiệp sẽ phá sản, trong khi những doanh nghiệp khác có thể bị mua lại bởi các đối thủ có dòng tiền lớn".

Thực trạng gọi vốn khởi nghiệp bắt đầu giảm vào đầu năm ngoái và giảm sâu từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022, với tổng số tiền thu được từ vốn chủ sở hữu chỉ còn 2,88 tỷ USD, đây là giá trị các thương vụ hàng quý thấp nhất trong hai năm qua.

Bức tranh năm 2022 cũng được thể hiện rõ ràng từ số lượng kỳ lân giảm - chỉ có 8 startup đủ điều kiện trong năm 2022, bằng 1/3 tổng số của năm 2021.

Trong số đó có Coda Payments đặt trụ sở tại Singapore, một nền tảng fintech giúp khách hàng mua bán các trò chơi trực tuyến. Với thỏa thuận vốn cổ phần cao thứ hai trong khu vực vào năm ngoái, công ty đã huy động được 690 triệu USD ở vòng gọi vốn, thu hút quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC và một số nhà đầu tư khác. 

Được thành lập vào năm 2011, nền tảng của Coda cho phép các nhà xuất bản trò chơi trực tuyến chấp nhận hơn 300 phương thức thanh toán đa dạng. Công ty cũng điều hành một cửa hàng ứng dụng cho các khoản tín dụng và vật phẩm trong trò chơi trực tuyến, với hơn 67 triệu người dùng tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trường hợp của Coda cho thấy, fintech là lĩnh vực được tài trợ nhiều nhất trong khu vực, chiếm 1/3 tổng tài trợ vốn cổ phần vào năm 2022, theo DealStreetAsia. Trong số 20 giao dịch cổ phiếu hàng đầu vào năm ngoái, các công ty tài chính chiếm một nửa bảng xếp hạng.

Tại Đông Nam Á, lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số và dịch vụ tài chính dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng. Ngành công nghiệp này có được một sự thúc đẩy lớn từ làn sóng nhu cầu tăng cao trong thời kỳ đại dịch. Thị trường thanh toán kỹ thuật số của khu vực vào năm 2030 dự kiến sẽ đạt 2 nghìn tỷ USD theo giá trị giao dịch, tăng gấp 3 lần so với một thập kỷ trước đó, theo một nghiên cứu của Google kết hợp với Temasek Holdings và Bain & Co.

Thương mại điện tử là lĩnh vực được tài trợ nhiều thứ hai ở Đông Nam Á vào năm 2022, huy động được 3,55 tỷ USD trong bối cảnh mua sắm xuyên biên giới tiếp tục gia tăng bất chấp nhu cầu giảm và các hạn chế liên quan đến Covid-19 đã được gỡ bỏ. Ví dụ, Lazada có trụ sở tại Singapore đã huy động được 1,68 tỷ USD từ công ty mẹ Alibaba.

Thông qua Lazada, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc đang để mắt đến một thị phần lớn hơn ở Đông Nam Á. Đại gia ngành TMĐT đang cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Sea. Tại Việt Nam, Lazada đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Masan sau bản thỏa thuận trị giá 400 triệu USD nhắm vào chi nhánh bán lẻ tiêu dùng tích hợp của tập đoàn. 

Tuy nhiên, trường hợp như Coda và Lazada có thể coi là số ít những “ngoại lệ” trong khu vực vào năm ngoái khi các nhà đầu tư có thái độ “xa lánh” nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ.

Thay vào đó, các công ty giai đoạn đầu lại chứng kiến thị trường gọi vốn khởi sắc. Giá trị trung bình cho các thương vụ tài trợ hạt giống là 2,5 triệu USD, tăng 56% so với năm 2021, trong khi các giao dịch series A tăng 8%, lên 8,1 triệu USD.

Ông Ryu Muramatsu, đối tác sáng lập của GMO Venture Partners, cho biết các công ty khởi nghiệp đã thực hiện "một bước ngoặt 180 độ trong hoạt động kinh doanh" khi các nhà đầu tư ưu tiên tạo ra lợi nhuận và dòng tiền tự do sớm hơn nhiều so với trước đây. Ông Muramatsu mô tả thị trường gọi vốn đã trải qua "một sự thay đổi mạnh mẽ".

"Tư duy của các nhà đầu tư đang thay đổi, họ hướng tới lợi nhuận", vị chuyên gia chia sẻ với Nikkei Asia. Ông nói thêm rằng nhiều công ty, đặc biệt là những công ty ở giai đoạn series B trở đi, đang đặt trọng tâm nhiều hơn vào việc chuyển lợi nhuận.

DealStreetAsia nhận định 2021 là một năm mà lượng vốn tư nhân đạt kỷ lục với các công ty khởi nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, tổng giá trị huy động vốn cổ phần được ghi nhận vào năm 2022 vẫn cao hơn 80% so với năm 2019, trước đại dịch. Điều này nhấn mạnh sức hấp dẫn lâu dài của khu vực như một điểm đến đầu tư.

Mong muốn thay đổi của các nhà đầu tư về cả tăng trưởng và dòng tiền tự do sẽ mang lại "giai đoạn trưởng thành mới" cho các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á, DealStreetAsia cho biết thêm.

Ông Karan Mohla, đối tác công ty đầu tư mạo hiểm B Capital Group có trụ sở tại Mỹ, cho biết, khi các công ty khởi nghiệp tập trung nhiều hơn vào cấu trúc và hiệu suất công ty, khu vực Đông Nam Á sẽ thu hút các khoản đầu tư chất lượng cao hơn. "Đó là lý do tại sao có lẽ năm 2023 sẽ mang lại nhiều điều cả tích cực và tiêu cực", ông Mohla nói. "Đó là một phần cần thiết của quá trình dịch chuyển".

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con