Không khuyến khích cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài
So với các quy định hiện hành về nuôi con nuôi, dự thảo Luật Nuôi con nuôi đã có nhiều điểm mới
Chiều 3/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Nuôi con nuôi. Dự luật này đã được Chính phủ trình Quốc hội sáng 2/11.
So với các quy định hiện hành về nuôi con nuôi, dự thảo luật có một số điểm mới cơ bản, như đã pháp điển hóa một cách đồng bộ các vấn đề về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Và quan điểm xuyên suốt là tăng cường việc nuôi con nuôi trong nước đối với trẻ em; việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chỉ là giải pháp cuối cùng.
Cách thức giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài cũng được đổi mới. Theo góp ý của cơ quan thẩm tra và ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 23, dự luật đã bỏ quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp là cơ quan giới thiệu trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài. Thay vào đó việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài sẽ được thực hiện thông qua hội đồng tư vấn giới thiệu trẻ em làm con nuôi, do chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
Bộ Tư pháp sẽ tập trung làm tốt chức năng quản lý nhà nước thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra việc thực hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật
Theo dự luật, cơ sở nuôi dưỡng cũng không trực tiếp tham gia vào việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi mà chỉ tham gia hỗ trợ, hoàn tất các thủ tục trong việc giới thiệu trẻ và được tiếp nhận viện trợ từ thiện từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ việc nuôi dưỡng trẻ em tại cơ sở.
Tại phiên thảo luận tổ chiều nay, nhiều đại biểu quan tâm đến thẩm quyền quyết định nuôi con nuôi và chấm dứt nuôi con nuôi, con nuôi có yếu tố nước ngoài…
Một số ý kiến đồng ý với dự luật là cơ quan hành chính thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi, tòa án quyết định việc chấm dứt nuôi con nuôi. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến chưa nhất trí. Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng đăng ký hay chấm dứt nuôi con nuôi đều nhất thiết phải giao cho tòa án, vì “đây là việc hệ trọng”.
Về độ tuổi trẻ em được nhận làm con nuôi, nhiều đại biểu tán thành ý kiến của cơ quan thẩm tra – Ủy ban Pháp luật – quy định là người dưới 16 tuổi, thay vì dưới 15 tuổi như dự luật, để bảo đảm sự thống nhất trong quy định về độ tuổi trẻ em trong hệ thống pháp luật.
Riêng vấn đề con nuôi có yếu tố người nước ngoài nói chung, nhiều đại biểu cho rằng không nên quá lo lắng về hệ quả trẻ bị lợi dụng hoặc không được chăm sóc tốt. Có đại biểu dẫn chứng ngay trường hợp Bộ trưởng Bộ Y tế Đức là người Việt, được nhận nuôi từ 9 tháng tuổi.
Dự án Luật Nuôi con nuôi sẽ được Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường vào sáng 12/11.
So với các quy định hiện hành về nuôi con nuôi, dự thảo luật có một số điểm mới cơ bản, như đã pháp điển hóa một cách đồng bộ các vấn đề về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Và quan điểm xuyên suốt là tăng cường việc nuôi con nuôi trong nước đối với trẻ em; việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chỉ là giải pháp cuối cùng.
Cách thức giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài cũng được đổi mới. Theo góp ý của cơ quan thẩm tra và ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 23, dự luật đã bỏ quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp là cơ quan giới thiệu trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài. Thay vào đó việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài sẽ được thực hiện thông qua hội đồng tư vấn giới thiệu trẻ em làm con nuôi, do chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
Bộ Tư pháp sẽ tập trung làm tốt chức năng quản lý nhà nước thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra việc thực hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật
Theo dự luật, cơ sở nuôi dưỡng cũng không trực tiếp tham gia vào việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi mà chỉ tham gia hỗ trợ, hoàn tất các thủ tục trong việc giới thiệu trẻ và được tiếp nhận viện trợ từ thiện từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ việc nuôi dưỡng trẻ em tại cơ sở.
Tại phiên thảo luận tổ chiều nay, nhiều đại biểu quan tâm đến thẩm quyền quyết định nuôi con nuôi và chấm dứt nuôi con nuôi, con nuôi có yếu tố nước ngoài…
Một số ý kiến đồng ý với dự luật là cơ quan hành chính thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi, tòa án quyết định việc chấm dứt nuôi con nuôi. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến chưa nhất trí. Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng đăng ký hay chấm dứt nuôi con nuôi đều nhất thiết phải giao cho tòa án, vì “đây là việc hệ trọng”.
Về độ tuổi trẻ em được nhận làm con nuôi, nhiều đại biểu tán thành ý kiến của cơ quan thẩm tra – Ủy ban Pháp luật – quy định là người dưới 16 tuổi, thay vì dưới 15 tuổi như dự luật, để bảo đảm sự thống nhất trong quy định về độ tuổi trẻ em trong hệ thống pháp luật.
Riêng vấn đề con nuôi có yếu tố người nước ngoài nói chung, nhiều đại biểu cho rằng không nên quá lo lắng về hệ quả trẻ bị lợi dụng hoặc không được chăm sóc tốt. Có đại biểu dẫn chứng ngay trường hợp Bộ trưởng Bộ Y tế Đức là người Việt, được nhận nuôi từ 9 tháng tuổi.
Dự án Luật Nuôi con nuôi sẽ được Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường vào sáng 12/11.