Khủng hoảng chíp toàn cầu: "Cơn điên" gom hàng và sự phụ thuộc vào châu Á

Ngọc Trang
Chia sẻ

Các ngành công nghiệp từ ôtô cho tới thiết bị điện tử đang rơi vào tình cảnh điêu đứng trước tình trạng gián đoạn sản xuất do thiếu chíp trầm trọng

Chíp bán dẫn là linh kiện quan trọng trong mọi thiết bị điện tử từ máy tính, điện thoại thông minh cho tới cảm biến phanh ôtô - Ảnh: AP
Chíp bán dẫn là linh kiện quan trọng trong mọi thiết bị điện tử từ máy tính, điện thoại thông minh cho tới cảm biến phanh ôtô - Ảnh: AP

Từ những đơn hàng bị chậm trễ, nguồn cung linh kiện cho thiết bị gia dụng thiếu hụt cho tới điện thoại thông minh bị đội giá, thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chíp bán dẫn chưa từng có. 

Sự thiếu hụt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là việc các hãng ôtô và hàng điện tử tính toán sai về nhu cầu tiêu dùng hậu Covid-19. Nhu cầu tăng mạnh khiến các hãng này phải gấp rút chuẩn bị đơn hàng. Tuy nhiên, lúc này, các nhà sản xuất chíp đang phải gồng mình phục vụ những thương hiệu công nghệ lớn như Apple, khi mà điện thoại di động 5G và Internet bùng nổ sau đại dịch. 

Cùng với đó là lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vào các hãng công nghệ Trung Quốc càng khiến cuộc khủng hoảng thiếu chíp càng trầm trọng. 

"CƠN ĐIÊN" GOM HÀNG VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG THIẾU CHÍP CHƯA TỪNG CÓ

Tình trạng thiếu chíp ban đầu xảy ra chủ yếu trong ngành công nghiệp ôtô, sau đó lan rộng ra các ngành nghề khác như truyền thông, điện tử. Với việc mọi công ty sử dụng chíp trong sản phẩm đều hoảng sợ và "điên cuồng" gom hàng tích trữ, tình trạng thiếu hụt càng nghiêm trọng, thổi giá chíp tăng vọt.

Theo Reuters, tâm lý hoảng loạn mua vào do lo sợ thiếu chíp cũng góp phần đẩy nhu cầu đối với linh kiện quan trọng này tăng vọt. Các công ty sợ rằng giá chíp tăng sẽ khiến họ gặp khó trong việc cân đối chi phí sản phẩm trong thương lai. Đây là nguyên nhân khiến các công ty này đua nhau đặt nhiều đơn hàng từ bây giờ. Điều này đã tới nhu cầu tăng quá mạnh trong khi nguồn cung lại có xu hướng giảm do nhiều yếu tố. 

Nhiều chuyên gia nhận định nhu cầu quá "nóng" có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngành chíp bán dẫn trong tương lai, đặc biệt là khi các nhà sản xuất chíp không kịp tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu. 

Khủng hoảng chíp toàn cầu: "Cơn điên" gom hàng và sự phụ thuộc vào châu Á - Ảnh 1.

Các hãng ôtô thất thu khoảng 60 tỷ USD trong năm nay do tình trạng thiếu chíp để sản xuất - Ảnh: AutoNews

Ngành công nghiệp ôtô giờ đây ngày càng phụ thuộc vào chíp trong mọi thứ từ quản lý động cơ bằng máy tính để tiết kiệm xăng cho đến các tính năng hỗ trợ lái xe. Cuộc khủng hoảng chíp cũng buộc nhiều công ty phải cắt giảm sản xuất. General Motors, Ford, Volkswagen, Subaru, Toyota và Nissan đều đã phải giảm quy mô sản xuất để ứng phó với tình hình.

Theo hãng dữ liệu IHS Markit, tình trạng thiếu chíp bán dẫn ôtô có thể ảnh hưởng tới khoảng 1,3 triệu xe hạng nhẹ trên toàn cầu. Ước tính, các hãng ôtô thất thu khoảng 60 tỷ USD trong năm nay do tình trạng thiếu chíp để sản xuất.  

IHS cho biết vụ hỏa hoạn tại nhà máy sản xuất chíp của Renesas Electronics Corp - công ty chiếm 30% thị phần bộ vi điều khiển ôtô - càng làm tình hình thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thời tiết giá rét khắc nghiệt tại bang Texas cũng khiến Samsung Electronics Co Ltd, NXP Semiconductors và Infineon phải tạm thời đóng cửa các nhà máy sản xuất chíp.

Trong khi đó, ngành điện tử cũng điêu đứng vì tình trạng thiếu chíp. Nhiều hãng sản xuất hàng điện tử gia dụng như điều hòa, tủ lạnh buộc phải cắt giảm sản xuất vì không có đủ nguồn cung chíp để đáp ứng đơn hàng. 

QUÁ PHỤ THUỘC VÀO CHÂU Á

Theo các nhà phân tích, gốc rễ của cuộc khủng hoảng này là ngành công nghiệp chíp toàn cầu phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động sản xuất tại châu Á. Hiện tại, phần lớn hoạt động sản xuất chíp diễn ra tại châu lục này, nơi các công ty lớn như Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd (TSMC) (Đài Loan) và Samsung thầu sản xuất cho hàng trăm công ty chíp.

Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu TrendForce tại Đài Bắc, các nhà sản xuất theo hợp đồng của Đài Loan chiếm hơn 60% tổng doanh thu thị trường thiết bị bán dẫn toàn cầu năm 2019. Phần lớn số này thuộc về TSMC - nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới với khách hàng là các hãng công nghệ hàng đầu như Apple, Qualcomm và Nvidia. Dữ liệu của TrendForce cho thấy TSMC chiếm tới 54% tổng doanh thu bán dẫn toàn cầu trong năm ngoái.

Khủng hoảng chíp toàn cầu: "Cơn điên" gom hàng và sự phụ thuộc vào châu Á - Ảnh 2.

TSMC là nhà sản xuất chíp bán dẫn lớn nhất thế giới - Ảnh: China Daily

Không chỉ phụ thuộc về số lượng, thế giới cũng phụ thuộc vào các công ty châu Á về những con chíp công nghệ cao nhất. Hiện tại, TSMC và đối thủ Hàn Quốc Samsung là hai công ty duy nhất có khả năng sản xuất con chíp 5 nanomet - loại tiên tiến nhất thế giới thời điểm này. TSMC đang chuẩn bị cho các chip 3 nanomet thế hệ mới và dự kiến bắt đầu sản xuất vào năm 2022.

Trong khi đó, việc tăng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu bất ngờ "bùng nổ" không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Các nhà máy chíp thường phải tốn hàng chục tỷ USD để xây dựng. Để tăng sản lượng cần tới nhiều năm để lên kế hoạch và chuẩn bị đủ điều kiện cho hệ thống máy móc phức tạp.

Trước cuộc khủng hoảng chưa từng có, các chính phù cùng với các doanh nghiệp đua nhau tung ra kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đề xuất chi 37 tỷ USD để tăng cường hoạt động sản xuất chíp tại nước này. Hiện tại, 4 nhà máy đang dự kiến được xây dựng tại Mỹ, gồm 2 nhà máy tại bang Arizona (của TSMC và Intel) và một nhà máy khác tại Texas.

Trung Quốc cũng tung ra nhiều chương trình hỗ trợ nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chíp và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ phương tây.

Ở phía các "đại gia" ngành chíp, TSMC mới đây công bố kế hoạch chi 100 tỷ USD trong 3 năm tới để mở rộng các cơ sở sản xuất chíp. Kế hoạch này được bổ sung vào kế hoạch trị giá 28 tỷ USD đầu tư tăng năng lực sẩn xuất của TSMC. Con số khổng lồ này cho thấy quyết tâm của nhà sản xuất chíp lớn nhất thế giới trong việc giải quyết nhu cầu bùng nổ với các công nghệ mới trong tương lai.

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯTHỜI GIAN/MỤC TIÊU
TSMC100 tỷ USDTrong 3 năm tới để tăng năng lực sản xuất
Intel20 tỷ USDĐể xây hai nhà máy tại bang Arizona (Mỹ)
Samsung116 tỷ USDTrong 10 năm tới để mở rộng hoạt động sản xuất chíp 

Trong khi đó, Intel đầu tháng này tuyên bố sẽ cạnh tranh trực tiếp với TSMC trong mảng thầu sản xuất chíp cho các công ty khác với việc đầu tư 20 tỷ USD xây 2 nhà máy tại bang Arizona. Không bỏ lỡ cơ hội, Samsung Electronics của Hàn Quốc cũng đang triển khai kế hoạch đầu tư 116 tỷ USD trong một thập kỷ tới để mở rộng hoạt động kinh doanh chíp của mình.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con