Kiểm toán EVN: “Tay trái” lãi, “tay phải” lỗ
EVN lỗ trong kinh doanh điện, nhưng có nguồn thu lớn từ cổ tức đầu tư và các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động chính
EVN lỗ trong sản xuất kinh doanh điện, nhưng lại có nguồn thu lớn từ cổ tức đầu tư và các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động chính.
Sáng 25/11, Kiểm toán Nhà nước chính thức công bố kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2007 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Điểm nổi bật trong kết quả kiểm toán là những đánh về thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn của tập đoàn này.
Không tăng giá điện thì lỗ
Theo báo cáo kiểm toán, tổng tài sản của EVN tính đến ngày 31/12/2007 là 185.180 tỷ đồng, tương đương gần 11,5 tỷ USD; trong đó tổng tài sản của công ty mẹ là 118.242 tỷ đồng.
Doanh thu năm 2007 của EVN là 58.203 tỷ đồng, tăng 29,57% so với năm 2006. Doanh thu từ bán điện là 50.270 tỷ đồng, tương ứng với tổng sản lượng điện tiêu thụ 58.444 triệu Kwh, và giá bán điện thực tế bình quân 860,14 đồng/Kwh.
Điểm đáng chú ý trong kết quả kiểm toán là nếu không có phần chênh lệch tăng giá bán điện theo Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg ngày 4/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ (3.402 tỷ đồng do kiểm toán xác định), thì lợi nhuận của EVN chỉ còn 973 tỷ đồng, chủ yếu đến từ đầu tư ngoài ngành, và riêng hoạt động kinh doanh điện của EVN trong năm 2007 đã lỗ hơn 506 tỷ đồng.
Đánh giá về những kết quả trên, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, xét về mục tiêu dài hạn, nếu không điều chỉnh giá bán, EVN sẽ dần mất đi thế chủ động trong việc sử dụng lợi thế nguồn thủy điện giá rẻ để điều tiết lợi nhuận chung, cũng như bù đắp chi phí tăng do huy động bổ sung vào các nguồn khác như hiện nay…
“Chưa tập trung hết nguồn lực cho mục tiêu chính”
Cũng theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, việc sử dụng và quản lý nguồn vốn của EVN trong năm 2007 “chưa huy động và tập trung hết các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu chính”.
Trong tổng số vốn đầu tư tài chính dài hạn 49.718 tỷ đồng của tập đoàn này, lượng vốn đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện (như viễn thông điện lực, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản…) là 3.590 tỷ đồng, chiếm 7,2% vốn đầu tư và 4,8% tổng nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong đó, riêng đầu tư vào lĩnh vực viễn thông điện lực là 1.113 tỷ đồng (2,24% vốn đầu tư); vào lĩnh vực ngân hàng là 802 tỷ đồng, chứng khoán 198,6 tỷ đồng, bảo hiểm là 125,3 tỷ đồng, bất động sản 56,2 tỷ đồng (4 lĩnh vực này chiếm 2,38% vốn đầu tư); đầu tư khác và mua công trái, trái phiếu 1.275,7 tỷ đồng (2,57% vốn đầu tư).
Khả năng trả nợ “cơ bản đảm bảo và lành mạnh”
Về khả năng thanh toán nợ của EVN tại thời điểm 31/12/2007, theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, là cơ bản đảm bảo và lành mạnh.
Cụ thể, khả năng thanh toán hiện hành (tổng tài sản/tổng nợ phải trả) của công ty mẹ là 1,85 lần, của EVN là 1,73 lần. Tỷ lệ nợ phải trả /vốn chủ sở hữu được đánh giá là “khá lành mạnh” tại công ty mẹ là 1,17 lần, EVN là 1,44 lần, cho thấy EVN và công ty mẹ hoạt động chủ yếu bằng vốn tự có.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn/tổng nợ ngắn hạn) tại công ty mẹ là 1,6 lần, EVN là 1,94 lần.
Sáng 25/11, Kiểm toán Nhà nước chính thức công bố kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2007 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Điểm nổi bật trong kết quả kiểm toán là những đánh về thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn của tập đoàn này.
Không tăng giá điện thì lỗ
Theo báo cáo kiểm toán, tổng tài sản của EVN tính đến ngày 31/12/2007 là 185.180 tỷ đồng, tương đương gần 11,5 tỷ USD; trong đó tổng tài sản của công ty mẹ là 118.242 tỷ đồng.
Doanh thu năm 2007 của EVN là 58.203 tỷ đồng, tăng 29,57% so với năm 2006. Doanh thu từ bán điện là 50.270 tỷ đồng, tương ứng với tổng sản lượng điện tiêu thụ 58.444 triệu Kwh, và giá bán điện thực tế bình quân 860,14 đồng/Kwh.
Điểm đáng chú ý trong kết quả kiểm toán là nếu không có phần chênh lệch tăng giá bán điện theo Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg ngày 4/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ (3.402 tỷ đồng do kiểm toán xác định), thì lợi nhuận của EVN chỉ còn 973 tỷ đồng, chủ yếu đến từ đầu tư ngoài ngành, và riêng hoạt động kinh doanh điện của EVN trong năm 2007 đã lỗ hơn 506 tỷ đồng.
Đánh giá về những kết quả trên, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, xét về mục tiêu dài hạn, nếu không điều chỉnh giá bán, EVN sẽ dần mất đi thế chủ động trong việc sử dụng lợi thế nguồn thủy điện giá rẻ để điều tiết lợi nhuận chung, cũng như bù đắp chi phí tăng do huy động bổ sung vào các nguồn khác như hiện nay…
“Chưa tập trung hết nguồn lực cho mục tiêu chính”
Cũng theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, việc sử dụng và quản lý nguồn vốn của EVN trong năm 2007 “chưa huy động và tập trung hết các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu chính”.
Trong tổng số vốn đầu tư tài chính dài hạn 49.718 tỷ đồng của tập đoàn này, lượng vốn đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện (như viễn thông điện lực, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản…) là 3.590 tỷ đồng, chiếm 7,2% vốn đầu tư và 4,8% tổng nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong đó, riêng đầu tư vào lĩnh vực viễn thông điện lực là 1.113 tỷ đồng (2,24% vốn đầu tư); vào lĩnh vực ngân hàng là 802 tỷ đồng, chứng khoán 198,6 tỷ đồng, bảo hiểm là 125,3 tỷ đồng, bất động sản 56,2 tỷ đồng (4 lĩnh vực này chiếm 2,38% vốn đầu tư); đầu tư khác và mua công trái, trái phiếu 1.275,7 tỷ đồng (2,57% vốn đầu tư).
Khả năng trả nợ “cơ bản đảm bảo và lành mạnh”
Về khả năng thanh toán nợ của EVN tại thời điểm 31/12/2007, theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, là cơ bản đảm bảo và lành mạnh.
Cụ thể, khả năng thanh toán hiện hành (tổng tài sản/tổng nợ phải trả) của công ty mẹ là 1,85 lần, của EVN là 1,73 lần. Tỷ lệ nợ phải trả /vốn chủ sở hữu được đánh giá là “khá lành mạnh” tại công ty mẹ là 1,17 lần, EVN là 1,44 lần, cho thấy EVN và công ty mẹ hoạt động chủ yếu bằng vốn tự có.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn/tổng nợ ngắn hạn) tại công ty mẹ là 1,6 lần, EVN là 1,94 lần.