Kỷ lục nhập siêu
Nhìn các số liệu, ngay cả những người lâu nay vẫn cho rằng nhập siêu là cần thiết cũng phải... giật mình
Nhập siêu cùng với lạm phát là một trong hai vấn đề nổi cộm nhất về kinh tế quý 1/2008.
Chính vì thế, giảm nhập siêu là một trong 8 giải pháp cần được tập trung chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới được đề ra tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 3/2008.
Sở dĩ nhập siêu là vấn đề nổi cộm bởi vì mức nhập siêu đã cao hơn nhiều so với các năm trước. Mới qua 3 tháng, nhưng mức nhập siêu đã cao hơn mức nhập siêu cả năm trong các năm từ 2006 trở về trước và bằng trên một nửa mức nhập siêu trong cả năm 2007.
Nhập siêu trong quý 1 năm nay cũng cao gấp 3,8 lần mức nhập siêu 1.933 triệu USD của quý 1/2007. Tỷ lệ nhập siêu đã “lồng lên” mức 56,5%, cao nhất từ trước tới nay, gấp 3 lần tỷ lệ của cùng kỳ năm trước. Nếu cứ đà này thì mức nhập siêu trong cả năm nay có thể cao gấp rưỡi năm trước.
Nhìn các số liệu, ngay cả những người lâu nay vẫn cho rằng nhập siêu là cần thiết trong điều kiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phục vụ nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao, cũng phải... giật mình.
Nhập siêu tăng cao chủ yếu do nhập khẩu có quy mô lớn và tăng cao hơn nhiều so với xuất khẩu (xuất khẩu 13.026 triệu USD, tăng 22,7%, trong khi nhập khẩu lên đến 20.392 triệu USD và tăng tới 62,5%). Nếu xem xét chi tiết tình hình xuất - nhập khẩu, sẽ thấy rõ hơn nguyên nhân cụ thể của nhập siêu.
Trước hết, tăng xuất khẩu đạt 22,7% không phải là thấp, bởi tốc độ tăng này đã cao gấp gần 3,1 lần so với tốc độ tăng GDP trong quý 1/2008 (7,4%); bởi nhiều mặt hàng tăng trưởng khá cao, như dầu thô tăng 48,1%, dệt may tăng 20,2%, giầy dép tăng 16,1%, sản phẩm gỗ tăng 21,3%...
Cũng không thể nói nhập siêu là do giá xuất khẩu giảm, mà trái lại hầu hết giá xuất khẩu đều tăng, trong đó tăng khá cao là dầu thô tăng 64,4%, than đá tăng 51, 6%, gạo tăng 35,4%, cà phê tăng 38,4%, cao su tăng 31%...
Song nguyên nhân nhập siêu nhìn từ góc độ xuất khẩu chính là cơ cấu xuất khẩu còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhìn tổng quát, xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô (như dầu thô, than đá...), vẫn là hàng chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế (như gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè, thuỷ sản...).
Hàng chế biến xuất khẩu còn ít và quan trọng hơn là tỷ lệ hàng gia công còn lớn, lượng nguyên phụ liệu phải nhập từ nước ngoài chiếm tỷ trọng cao. Chính vì thế, như một lãnh đạo Bộ Công Thương đã từng nhận xét, với tính chất gia công lớn như vậy thì càng xuất khẩu sẽ càng nhập siêu. Điều đó cũng chứng tỏ, công nghiệp phụ trợ, nội địa hoá rất chậm phát triển.
Nhập khẩu tăng rất cao và tăng cao ở cả hai khu vực, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu lớn (14.281 triệu USD) và tăng cao hơn tốc độ tăng chung (75,1%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lớn (39%).
Nhập khẩu tăng cao ở hầu hết các mặt hàng chủ yếu, tăng cả lượng và tăng cả giá. Chỉ tính 8 mặt hàng xăng dầu, sắt thép, chất dẻo, giấy, sợi dệt, bông, lúa mỳ..., do giá tăng đã làm tăng 1.774 triệu USD, bằng 27,6% kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này.
Nhập siêu tăng còn có nguyên nhân từ hiệu quả và sức cạnh tranh sản xuất trong nước còn thấp. Năm ngoái là năm đầu tiên nước ta gia nhập WTO, nhược điểm này mới “hé lộ” một ít mà nhập siêu đã “lồng” lên gấp 2,8 lần năm trước; năm nay là năm thứ hai nếu nhập siêu tiếp tục “lồng lên” nữa thì nhược điểm trên sẽ “bộc phát” ra rõ hơn.
Một điểm cần lưu ý là một số mặt hàng có thể sản xuất được, thậm chí có nguồn nguyên liệu trong nước như clinke làm xi măng, phôi thép, dầu thô, thức ăn gia súc, bột giấy... nhưng laị chậm đưa vào sản xuất hoặc sản xuất ít. Một số mặt hàng chưa thật cần thiết nhưng lại nhập khẩu với khối lượng lớn.
Một điểm khác là trong khi giá nhập khẩu tính bằng USD cao lên thì tỷ giá lại được neo vào USD lên hàng nhập khẩu nên bị đắt kép (đắt do tính giá bằng USD, đắt do tỷ giá VND/USD tăng trong khi USD mất giá lớn so với các đồng tiền khác). Hơn nữa, có đến 80% giá trị hàng xuất nhập khẩu lại được thanh toán bằng USD.
Để giảm nhập siêu cùng với vịêc chống lạm phát, cần thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu, nhất là đối với các ngành hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép...; tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhất là việc chuyển ngoại tệ thành VND, thiếu vốn tín dụng... cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Chính vì thế, giảm nhập siêu là một trong 8 giải pháp cần được tập trung chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới được đề ra tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 3/2008.
Sở dĩ nhập siêu là vấn đề nổi cộm bởi vì mức nhập siêu đã cao hơn nhiều so với các năm trước. Mới qua 3 tháng, nhưng mức nhập siêu đã cao hơn mức nhập siêu cả năm trong các năm từ 2006 trở về trước và bằng trên một nửa mức nhập siêu trong cả năm 2007.
Nhập siêu trong quý 1 năm nay cũng cao gấp 3,8 lần mức nhập siêu 1.933 triệu USD của quý 1/2007. Tỷ lệ nhập siêu đã “lồng lên” mức 56,5%, cao nhất từ trước tới nay, gấp 3 lần tỷ lệ của cùng kỳ năm trước. Nếu cứ đà này thì mức nhập siêu trong cả năm nay có thể cao gấp rưỡi năm trước.
Nhìn các số liệu, ngay cả những người lâu nay vẫn cho rằng nhập siêu là cần thiết trong điều kiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phục vụ nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao, cũng phải... giật mình.
Nhập siêu tăng cao chủ yếu do nhập khẩu có quy mô lớn và tăng cao hơn nhiều so với xuất khẩu (xuất khẩu 13.026 triệu USD, tăng 22,7%, trong khi nhập khẩu lên đến 20.392 triệu USD và tăng tới 62,5%). Nếu xem xét chi tiết tình hình xuất - nhập khẩu, sẽ thấy rõ hơn nguyên nhân cụ thể của nhập siêu.
Trước hết, tăng xuất khẩu đạt 22,7% không phải là thấp, bởi tốc độ tăng này đã cao gấp gần 3,1 lần so với tốc độ tăng GDP trong quý 1/2008 (7,4%); bởi nhiều mặt hàng tăng trưởng khá cao, như dầu thô tăng 48,1%, dệt may tăng 20,2%, giầy dép tăng 16,1%, sản phẩm gỗ tăng 21,3%...
Cũng không thể nói nhập siêu là do giá xuất khẩu giảm, mà trái lại hầu hết giá xuất khẩu đều tăng, trong đó tăng khá cao là dầu thô tăng 64,4%, than đá tăng 51, 6%, gạo tăng 35,4%, cà phê tăng 38,4%, cao su tăng 31%...
Song nguyên nhân nhập siêu nhìn từ góc độ xuất khẩu chính là cơ cấu xuất khẩu còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhìn tổng quát, xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô (như dầu thô, than đá...), vẫn là hàng chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế (như gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè, thuỷ sản...).
Hàng chế biến xuất khẩu còn ít và quan trọng hơn là tỷ lệ hàng gia công còn lớn, lượng nguyên phụ liệu phải nhập từ nước ngoài chiếm tỷ trọng cao. Chính vì thế, như một lãnh đạo Bộ Công Thương đã từng nhận xét, với tính chất gia công lớn như vậy thì càng xuất khẩu sẽ càng nhập siêu. Điều đó cũng chứng tỏ, công nghiệp phụ trợ, nội địa hoá rất chậm phát triển.
Nhập khẩu tăng rất cao và tăng cao ở cả hai khu vực, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu lớn (14.281 triệu USD) và tăng cao hơn tốc độ tăng chung (75,1%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lớn (39%).
Nhập khẩu tăng cao ở hầu hết các mặt hàng chủ yếu, tăng cả lượng và tăng cả giá. Chỉ tính 8 mặt hàng xăng dầu, sắt thép, chất dẻo, giấy, sợi dệt, bông, lúa mỳ..., do giá tăng đã làm tăng 1.774 triệu USD, bằng 27,6% kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này.
Nhập siêu tăng còn có nguyên nhân từ hiệu quả và sức cạnh tranh sản xuất trong nước còn thấp. Năm ngoái là năm đầu tiên nước ta gia nhập WTO, nhược điểm này mới “hé lộ” một ít mà nhập siêu đã “lồng” lên gấp 2,8 lần năm trước; năm nay là năm thứ hai nếu nhập siêu tiếp tục “lồng lên” nữa thì nhược điểm trên sẽ “bộc phát” ra rõ hơn.
Một điểm cần lưu ý là một số mặt hàng có thể sản xuất được, thậm chí có nguồn nguyên liệu trong nước như clinke làm xi măng, phôi thép, dầu thô, thức ăn gia súc, bột giấy... nhưng laị chậm đưa vào sản xuất hoặc sản xuất ít. Một số mặt hàng chưa thật cần thiết nhưng lại nhập khẩu với khối lượng lớn.
Một điểm khác là trong khi giá nhập khẩu tính bằng USD cao lên thì tỷ giá lại được neo vào USD lên hàng nhập khẩu nên bị đắt kép (đắt do tính giá bằng USD, đắt do tỷ giá VND/USD tăng trong khi USD mất giá lớn so với các đồng tiền khác). Hơn nữa, có đến 80% giá trị hàng xuất nhập khẩu lại được thanh toán bằng USD.
Để giảm nhập siêu cùng với vịêc chống lạm phát, cần thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu, nhất là đối với các ngành hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép...; tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhất là việc chuyển ngoại tệ thành VND, thiếu vốn tín dụng... cho doanh nghiệp xuất khẩu.