Lần đầu tiên Chính phủ thẳng thắn về nguyên nhân tham nhũng

Nguyên Vũ
Chia sẻ

Một số cán bộ cao cấp thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, không hoàn thành trách nhiệm

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga.
Lần đầu tiên Chính phủ thẳng thắn về nguyên nhân tham nhũng. Đây là nhận định được Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đưa ra tại báo cáo thẩm tra về công tác phòng chống tham nhũng năm 2016.

Cả ngày 21/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghe và cho ý kiến về báo cáo của các cơ quan tư pháp và báo cáo phòng chống, tham nhũng.

Chính phủ nói phức tạp, Đảng bảo nghiêm trọng

Đánh giá tình hình, Chính phủ vẫn nhận định cơ bản như ba năm gần đây nhất: “Tình hình tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và chưa bị đẩy lùi”.

Đáng lưu ý, theo cơ quan thẩm tra là trong 4 năm gần đây, Chính phủ không còn đánh giá tình hình tham nhũng ở mức độ “nghiêm trọng” như năm 2012 trở về trước, trong khi đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng như phản ánh của nhiều người dân và doanh nghiệp thì “tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng”.

Cơ quan thẩm tra nhấn mạnh, để xây dựng một Chính phủ liêm chính, cơ quan tư pháp liêm chính như cam kết trước Quốc hội của Thủ tướng Chính phủ và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao thì trước hết phải có thay đổi đột phá trong đánh giá đúng, thực chất tình hình tham nhũng, thẳng thắn chỉ ra địa chỉ cụ thể của những tồn tại, hạn chế trong ngành, lĩnh vực nào, địa phương nào và trách nhiệm thuộc về cá nhân nào.

Theo Uỷ ban Tư pháp, năm 2016 công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt được mục tiêu “từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng”. Nhiều tồn tại, hạn chế đã được cơ quan thẩm tra nêu ra từ những năm trước nhưng vẫn chưa có nhiều chuyển biến.

Đó là: thể chế, chính sách trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức và chưa hiệu quả. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở một số nơi còn chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng. Việc nâng cao trách nhiệm và kỷ luật công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để hạn chế tình trạng nhũng nhiễu chậm chuyển biến.

Đáng chú ý, cơ quan thẩm tra nhận định, tự phát hiện tham nhũng vẫn là khâu rất yếu. Việc “hành chính hóa” quan hệ hình sự trong xử lý hành vi tham nhũng vẫn còn diễn ra.

Số vụ tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử còn ít và tiếp tục giảm, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng, tiến độ xử lý một số vụ còn để kéo dài. Việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng chưa nghiêm; thu hồi tài sản đạt tỷ lệ rất thấp...

Bổ nhiệm cả cán bộ làm thất thoát

Về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, Uỷ ban Tư pháp phát hiện, lần đầu tiên Chính phủ nhìn nhận thẳng thắn trước Quốc hội: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, không hoàn thành trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân và có những trường hợp phạm tội tham nhũng phải xử lý trước pháp luật”.

Cơ quan thẩm tra cũng nhấn mạnh thêm một số nguyên nhân quan trọng như: một số nơi chưa thực hiện đúng chủ trương của Đảng về chống tham nhũng, nói không đi đôi với làm, quyết tâm chống tham nhũng chỉ nằm trên văn bản còn hành động trên thực tế lại chưa tương xứng, có một số cán bộ còn bao che, “bảo kê” cho vi phạm

Báo cáo thẩm tra cũng nêu rõ, đại biểu Quốc hội, dư luận cử tri và báo chí phản ánh trong công tác điều động, bổ nhiệm cán bộ thời gian qua có một số trường hợp lạm dụng quy định để điều động, bổ nhiệm cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, chưa thật sự tiêu biểu, thiếu kinh nghiệm thực tế là người trong gia đình, người thân.

Có trường hợp bổ nhiệm ồ ạt vào thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ, có trường hợp bổ nhiệm cả cán bộ có trách nhiệm trong việc làm thua lỗ, thất thoát lớn vốn, tài sản nhà nước.

Thực tế này đang gây bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của cán bộ Đảng viên và nhân dân vào chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước.

Uỷ ban Tư pháp đề nghị Chính phủ ghi nhận, xem xét kỹ các phản ánh của đại biểu Quốc hội và cử tri, báo chí, chỉ đạo người có trách nhiệm kiểm tra và giải trình  về các trường hợp cụ thể được phản ánh, trên cơ sở đó Chính phủ đánh giá tổng thể thực trạng và đề ra giải pháp xử lý, khắc phục trong thời gian tới. 

Coi là tiêu chí đánh giá bộ trưởng

Nội dung cụ thể đầu tiên được đánh giá tại báo cáo thẩm tra là công tác xây dưng hoàn thiện thể chế về phòng chống tham nhũng.

Uỷ ban Tư pháp nhìn nhận, vẫn còn nhiều văn bản pháp luật thiếu minh bạch, sơ hở, chồng chéo nhưng chậm được sửa đổi làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.

Việc chưa loại bỏ được cơ chế “xin - cho” được cơ quan thẩm tra nhấn mạnh chính là nguyên nhân quan trọng làm phát sinh tham nhũng, nhất là các lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài nguyên khoáng sản, đất đai, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, công tác tổ chức cán bộ …

Báo cáo thẩm tra chỉ rõ, ngay cả văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống tham nhũng cũng có những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, kém hiệu quả nhưng chậm được sửa đổi. Thực trạng này đã kéo dài nhiều năm nay.

Trong bối cảnh đó, việc Chính phủ nhiệm kỳ mới quyết tâm hoàn thiện thể chế để loại bỏ các quy định thiếu minh bạch, gỡ bỏ rào cản, giải phóng nguồn lực của đất nước, hướng tới xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động và liêm chính là một chủ trương đúng đắn và mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay, được cử tri ủng hộ và  kỳ vọng.

Uỷ ban Tư pháp đồng tình với chủ trương này và đề nghị Chính phủ, các thành viên Chính phủ tiếp tục triển khai việc hoàn thiện thể chế để phòng chống tham nhũng.

Đồng thời, đề nghị Quốc hội coi đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bộ trưởng, trưởng ngành, báo cáo thẩm tra viết.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con