Lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu của Nga sẽ ảnh hưởng ra sao đến thị trường toàn cầu?

An Huy
Chia sẻ

Động thái của Nga có thể gây gián đoạn nguồn cung xăng dầu toàn cầu ngay trước mùa đông, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt vốn đang đẩy giá dầu thô thế giới về mốc 100 USD/thùng...

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Getty/CNBC.
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Getty/CNBC.

Chính phủ Nga mới đây công bố lệnh cấm vô thời hạn đối với việc xuất khẩu xăng và dầu diesel sang hầu hết các quốc gia khác - một động thái có thể gây gián đoạn nguồn cung xăng dầu toàn cầu ngay trước mùa đông, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt vốn đang đẩy giá dầu thô thế giới về mốc 100 USD/thùng.

Trong một sắc lệnh được ký bởi Thủ tướng Mikhail Mishutin, điện Kremlin vào hôm thứ Năm tuần trước cho biết sẽ hạn chế tạm thời việc xuất khẩu xăng và dầu diesel nhằm mục đích bình ổn giá xăng dầu trong nước. Lệnh cấm có hiệu lực ngay, áp dụng đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ 4 nước Liên Xô cũ, và không có thời hạn kết thúc. 4 nước không bị áp lệnh cấm này là Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan.

Nga là một trong những nước xuất khẩu dầu diesel lớn nhất và là nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới. Theo hãng tin CNBC, thị trường đang lo ngại về ảnh hưởng tiềm tàng từ lệnh cấm mà Nga vừa đưa ra, nhất là vào thời điểm mà lượng tồn kho dầu diesel trên toàn cầu đã giảm xuống mức thấp. Giới phân tích cho rằng việc tuyên bố của Nga thiếu chi tiết rõ ràng dẫn tới việc khó đánh giá chính xác liệu lệnh cấm sẽ kéo dài trong bao lâu. Họ cũng cảnh báo khả năng Moscow có thể một lần nữa tìm cách sử dụng nguồn cung năng lượng như một “vũ khí” ngay trước mùa sưởi ấm, theo hãng tin CNBC.

“Tất cả các hợp đồng được ký trước khi lệnh cấm có hiệu lực vẫn sẽ được thực thi, đồng nghĩa rằng hoạt động xuất khẩu xăng và dầu diesel của Nga sẽ không dừng ngay lập tức, nên khả năng sẽ mất khoảng 1-2 tuần để lệnh cấm này bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường”, trưởng phân tích Viktor Katona của công ty nghiên cứu thị trường Kpler nhận định trong một báo cáo vào hôm thứ Sáu. “Tuy nhiên, đến lúc đó, Chính phủ Nga có thể đã chấm dứt lệnh cấm này, một cách cũng đột ngột như khi lệnh cấm được đưa ra”.

Trước khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra vào năm ngoái, các nhà máy lọc dầu của Nga xuất khẩu khoảng 2,8 triệu thùng sản phẩm dầu mỗi ngày. Gần đây, con số này đã giảm còn khoảng 1 triệu thùng/ngày, theo dữ liệu từ ngân hàng Hà Lan ING, nhưng Nga vẫn là một nhà cung cấp lớn trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Ông Warren Patterson, trưởng bộ phận chiến lược hàng hoá cơ bản của ING, nhận định trong một báo cáo ra hôm thứ Sáu rằng lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu của Nga là một diễn biến lớn trước thềm mùa đông ở bán cầu Bắc - khoảng thời gian mà nhu cầu tiêu thụ năng lượng thường tăng để phục vụ cho việc sưởi ấm.

“Thị trường các sản phẩm chưng cất từ dầu thô đã thắt chặt từ trước khi có lệnh cấm của Nga, với lượng tồn kho đồng loạt giảm ở Mỹ, châu Âu và châu Á trước khi mùa đông bắt đầu”, ông Patterson nói, đề cập đến những yếu tố như việc OPEC+ cắt giảm sản lượng khai thác dầu, hoạt động đi lại bằng đường không khởi sắc, và việc châu Âu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn cung thay thế cho các sản phẩm xăng dầu từ Nga sau khi áp lệnh cấp nhập khẩu xăng dầu từ Nga từ tháng 2 năm nay.

OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga.

“Sự gián đoạn nguồn cung 1 triệu thùng dầu diesel từ Nga mỗi ngày sẽ được cảm nhận rõ trên thị trường toàn cầu… Giá sẽ tăng tới mức nào tuỳ thuộc vào thời gian kéo dài của lệnh cấm”, ông Patterson phát biểu.

Đầu tháng này, Saudi Arabia - thủ lĩnh không chính thức của OPEC - tuyên bố gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng tự nguyên 1 triệu thùng dầu/ngày cho tới hết năm nay. Trong một động thái phối hợp hành động với Saudi Arabia, Nga tuyên bố giảm xuất khẩu dầu thô 300.000 thùng/ngày cho tới hết năm. Dù vậy, Riyadh và Moscow cho biết sẽ rà soát hàng tháng việc cắt giảm sản lượng này.

Nhận định về lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu mà Nga vừa đưa ra, ông Callum Macpherson - trưởng bộ phận phân tích thị trường hàng hoá cơ bản của công ty Investec - cho rằng biện pháp này rõ ràng nhằm giải quyết tình trạng thắt chặt nguồn cung và giá xăng dầu tăng cao tại thị trường Nga.

“Tuy nhiên, lệnh cấm này cũng có những điểm tương đồng với sự gián đoạn nguồn cung khí đốt mà Nga cung cấp cho châu Âu từ năm 2021. Sự gián đoạn nguồn cung khí đốt ban đầu cũng chỉ được cho là tạm thời trong lúc Nga làm đầy dự trữ trong nước, và rồi điều gì xảy ra ai cũng đã rõ”, ông Macpherson phát biểu.

“Dường như có một sự trùng hợp là lệnh cấm mới được công bố sau khi Nga có một khoảng thời gian khó khăn tại Liên hiệp quốc, hoặc đây có thể là sự mở rộng của chính sách ‘dùng năng lượng làm vũ khí’ để phản ứng với những khó khăn mà Nga đang gặp phải”.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con