Mới chỉ có gần 15% lao động trẻ Việt Nam được đào tạo
Hàng triệu thanh niên ở thành thị thiếu việc làm, thanh niên nông thôn chỉ có việc làm chiếm ít hơn 75% quỹ thời gian trong năm
Báo báo kết quả khảo sát nguồn nhân lực trong thanh niên Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 30/6 đã cho thấy một tín hiệu đáng lo ngại, khi chỉ có gần 15% lao động trẻ Việt Nam được đào tạo và hầu như rất ít lao động có tay nghề cao.
Theo chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam 2010, thách thức lớn nhất đối với thanh niên ngày nay là việc làm. Hàng triệu thanh niên ở thành thị thiếu việc làm, thanh niên nông thôn chỉ có việc làm chiếm ít hơn 75% quỹ thời gian trong năm.
Một bản câu hỏi khảo sát ý kiến người sử dụng lao động đã được thiết kế bởi Trung tâm Nghiên cứu thị trường lao động, Đại học Leicester (CLMS), kết hợp với VCCI và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhằm tìm lời giải cho câu hỏi, vì sao khi tỷ lệ không có việc làm cao trong khi nhiều lao động trẻ Việt Nam được đào tạo tốt, có năng lực lại không thể nhận được công việc phù hợp.
Tổng số 5.850 câu hỏi đã được VCCI gửi đến cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp FDI, Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp thành viên VCCI và Câu lạc bộ các nhà quản lý nhân sự. Các doanh nghiệp được hỏi thuộc 5 ngành nghề chính là in ấn, chế biến xuất khẩu thủy sản, điện tử, dệt may và du lịch. VCCI thu về được 252 bản trả lời, gồm 149 bản ở Tp.HCM và 94 bản ở Hà Nội làm làm dữ liệu phân tích.
Theo kết quả khảo sát, 3,5% lực lượng lao động nằm trong độ tuổi 16 - 18 và 39% trong độ tuổi 19 - 25. Điều này có nghĩa là một bộ phận lớn lực lượng lao động Việt Nam là lao động trẻ.
Nhìn chung, số lượng lao động tại doanh nghiệp liên tục tăng trong 3 năm gần đây và số lao động trong độ tuổi 16 - 25 có tỉ lệ tăng nhiều nhất. Hầu hết những doanh nghiệp được khảo sát khi được hỏi về số lượng lao động sẽ biến động như thế nào trong 3 năm tới đều dự đoán số lượng lao động sẽ tăng nhẹ (2 đến 5%) ở các vị trí quản lý và chuyên môn cấp cao trong khi đó số lao động trình độ trung bình, thấp và lao động giản đơn vẫn giữ nguyên nếu không nói là giảm.
Hầu hết các doanh nghiệp được hỏi đều lo ngại về việc thiếu hụt lao động, đặc biệt là nhu cầu của doanh nghiệp cho các vị trí cán bộ quản lý, hệ thống nhân sự đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong tương lai.
Hơn 1/2 số doanh nghiệp chỉ ra rằng số lượng và chất lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật bậc cao của Việt Nam là chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Thiếu hụt trầm trọng nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Có tới 67% doanh nghiệp công nghiệp cho rằng họ không được đáp ứng nhu cầu về cán bộ quản lý .Trong khi đó, trong lĩnh vực dịch vụ, tỉ lệ này là 52% và 51%.
Ngay trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cũng tồn tại các ý kiến khác nhau giữa các doanh nghiệp. Có đến 85% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đồng ý rằng cách hiệu quả nhất để đào tạo lao động mới là giao cán bộ nhân viên cũ kèm cặp. Trong khi đó, phần lớn số doanh nghiệp được hỏi cho rằng đào tạo tại cơ sở bên ngoài là không hiệu quả.
Trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, rất ít doanh nghiệp thấy tuyển dụng thông qua trung tâm giới thiệu việc làm hoặc liên hệ trực tiếp với các cơ sở giáo dục đào tạo là hiệu quả. Riêng trong nông nghiệp, 62,5% các doanh nghiệp cho rằng họ sử dụng hiệu quả cách tuyển trực tiếp từ các cơ sở giáo dục đào tạo và đánh giá cao kỹ năng mà các cơ sở này đào tạo.
Một phát hiện nữa là cách tuyển dụng trực tiếp từ cơ sở đào tạo được sử dụng ở 56% doanh nghiệp nhà nước, 45% doanh nghiệp tư nhân nhưng tỉ lệ này lại đặc biệt thấp trong các doanh nghiệp FDI.
Khi được hỏi về những nghề trong tương lai có thể thu hút sự quan tâm lớn của doanh nghiệp, đại đa số doanh nghiệp dự báo nhu cầu lớn về cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật bậc cao. Ngoài ra, sẽ xuất hiện một số nghề, kỹ năng công việc mới do sự thay đổi về công nghệ và phương pháp làm việc.
Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn (trên 1.000 lao động) và doanh nghiệp nhà nước.
Hơn 80% số doanh nghiệp này nhận thấy rằng trong 5 năm tới họ cần lao động có những kỹ năng mới. Ngược lại, con số này ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 58% và doanh nghiệp tư nhân là 61%.
Kết luận mà kết quả khảo sát đưa ra kêu gọi các nhà quản lý tập trung nghiên cứu và đưa ra được một chiến lược phát triển nguồn nhân lực trẻ như là yếu tố thiết yếu nhằm đảm bảo nguồn nhân lực phù hợp trong tương lai.
Theo chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam 2010, thách thức lớn nhất đối với thanh niên ngày nay là việc làm. Hàng triệu thanh niên ở thành thị thiếu việc làm, thanh niên nông thôn chỉ có việc làm chiếm ít hơn 75% quỹ thời gian trong năm.
Một bản câu hỏi khảo sát ý kiến người sử dụng lao động đã được thiết kế bởi Trung tâm Nghiên cứu thị trường lao động, Đại học Leicester (CLMS), kết hợp với VCCI và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhằm tìm lời giải cho câu hỏi, vì sao khi tỷ lệ không có việc làm cao trong khi nhiều lao động trẻ Việt Nam được đào tạo tốt, có năng lực lại không thể nhận được công việc phù hợp.
Tổng số 5.850 câu hỏi đã được VCCI gửi đến cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp FDI, Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp thành viên VCCI và Câu lạc bộ các nhà quản lý nhân sự. Các doanh nghiệp được hỏi thuộc 5 ngành nghề chính là in ấn, chế biến xuất khẩu thủy sản, điện tử, dệt may và du lịch. VCCI thu về được 252 bản trả lời, gồm 149 bản ở Tp.HCM và 94 bản ở Hà Nội làm làm dữ liệu phân tích.
Theo kết quả khảo sát, 3,5% lực lượng lao động nằm trong độ tuổi 16 - 18 và 39% trong độ tuổi 19 - 25. Điều này có nghĩa là một bộ phận lớn lực lượng lao động Việt Nam là lao động trẻ.
Nhìn chung, số lượng lao động tại doanh nghiệp liên tục tăng trong 3 năm gần đây và số lao động trong độ tuổi 16 - 25 có tỉ lệ tăng nhiều nhất. Hầu hết những doanh nghiệp được khảo sát khi được hỏi về số lượng lao động sẽ biến động như thế nào trong 3 năm tới đều dự đoán số lượng lao động sẽ tăng nhẹ (2 đến 5%) ở các vị trí quản lý và chuyên môn cấp cao trong khi đó số lao động trình độ trung bình, thấp và lao động giản đơn vẫn giữ nguyên nếu không nói là giảm.
Hầu hết các doanh nghiệp được hỏi đều lo ngại về việc thiếu hụt lao động, đặc biệt là nhu cầu của doanh nghiệp cho các vị trí cán bộ quản lý, hệ thống nhân sự đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong tương lai.
Hơn 1/2 số doanh nghiệp chỉ ra rằng số lượng và chất lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật bậc cao của Việt Nam là chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Thiếu hụt trầm trọng nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Có tới 67% doanh nghiệp công nghiệp cho rằng họ không được đáp ứng nhu cầu về cán bộ quản lý .Trong khi đó, trong lĩnh vực dịch vụ, tỉ lệ này là 52% và 51%.
Ngay trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cũng tồn tại các ý kiến khác nhau giữa các doanh nghiệp. Có đến 85% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đồng ý rằng cách hiệu quả nhất để đào tạo lao động mới là giao cán bộ nhân viên cũ kèm cặp. Trong khi đó, phần lớn số doanh nghiệp được hỏi cho rằng đào tạo tại cơ sở bên ngoài là không hiệu quả.
Trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, rất ít doanh nghiệp thấy tuyển dụng thông qua trung tâm giới thiệu việc làm hoặc liên hệ trực tiếp với các cơ sở giáo dục đào tạo là hiệu quả. Riêng trong nông nghiệp, 62,5% các doanh nghiệp cho rằng họ sử dụng hiệu quả cách tuyển trực tiếp từ các cơ sở giáo dục đào tạo và đánh giá cao kỹ năng mà các cơ sở này đào tạo.
Một phát hiện nữa là cách tuyển dụng trực tiếp từ cơ sở đào tạo được sử dụng ở 56% doanh nghiệp nhà nước, 45% doanh nghiệp tư nhân nhưng tỉ lệ này lại đặc biệt thấp trong các doanh nghiệp FDI.
Khi được hỏi về những nghề trong tương lai có thể thu hút sự quan tâm lớn của doanh nghiệp, đại đa số doanh nghiệp dự báo nhu cầu lớn về cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật bậc cao. Ngoài ra, sẽ xuất hiện một số nghề, kỹ năng công việc mới do sự thay đổi về công nghệ và phương pháp làm việc.
Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn (trên 1.000 lao động) và doanh nghiệp nhà nước.
Hơn 80% số doanh nghiệp này nhận thấy rằng trong 5 năm tới họ cần lao động có những kỹ năng mới. Ngược lại, con số này ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 58% và doanh nghiệp tư nhân là 61%.
Kết luận mà kết quả khảo sát đưa ra kêu gọi các nhà quản lý tập trung nghiên cứu và đưa ra được một chiến lược phát triển nguồn nhân lực trẻ như là yếu tố thiết yếu nhằm đảm bảo nguồn nhân lực phù hợp trong tương lai.