Mua bán người: “Vận chuyển” có phải tội danh?
Còn nhiều băn khoăn về quy định tại dự thảo Luật Phòng chống mua bán người
“Không phải là vài trăm gram heroin, mà là một cô gái trên 50 kg, “vận chuyển” ra nước ngoài thì bằng máy bay, chẳng lẽ lại bắt ông cơ trưởng chịu trách nhiệm vì chở cô ấy đi?”.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng giải thích như vậy về lý do ông không đồng ý đưa “vận chuyển” vào tội danh khi thảo luận về dự án Luật Phòng chống mua bán người tại hội trường Quốc hội sáng 23/3.
Liên quan đến quy định về quản lý, kinh doanh dịch vụ, đại biểu Nguyễn Lân Dũng đề nghị đưa vào luật vấn đề bảo kê nhà nghỉ.
“Đây là một vấn đề bức xúc, tôi thấy có lẽ không nước nào có nhiều nhà nghỉ như nước mình, và tôi nghĩ không ai đến đây để nghỉ. Có người bảo kê để cho nhà nghỉ làm những việc không lành mạnh, trong đó người thiệt hại là phụ nữ”, đại biểu Dũng phân tích.
Được nhiều ý kiến cho rằng đã tiếp thu, chỉnh sửa khá tốt, song cũng còn không ít nội dung tại dự thảo luật được đề nghị làm rõ.
Theo Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, người đại diện ban soạn thảo dự án luật, vấn đề đại biểu Dũng nêu nằm trong câu chuyện khó nhất tại điều 2 (giải thích từ ngữ) và điều 3 (các hành vi bị nghiêm cấm) khi tiếp thu, chỉnh lý.
“Có nhiều ý kiến nói rằng bỏ tuyển mộ, vận chuyển… trong các hành vi bị nghiêm cấm, chúng tôi xin tiếp thu để nghiên cứu một lần nữa trước khi trình lại Quốc hội”, ông Cường nói.
Bên cạnh ý kiến bỏ tội danh cũng có đại biểu đề nghị bổ sung tội danh mới. Theo đại biểu Nguyễn Đình Xuân, những đường dây đưa phụ nữ Việt Nam sang nước ngoài đẻ thuê đủ để cấu thành tội mua bán trẻ em. Tuy nhiên vì luật pháp Việt Nam chưa quy định chưa thật rõ và đây là cơ hội để quy định thật rõ.
Ông Xuân giải thích, trong một số trường hợp người đi đẻ thuê vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm vì những đứa trẻ sau khi được giao cho người ta thì chưa chắc đã trở thành con nuôi mà có thể bị sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau và không loại trừ trường hợp mua bán tội phạm.
Quy định về quyền và việc hỗ trợ nạn nhân cũng là nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo dự thảo luật, nạn nhân có quyền yêu cầu được bảo vệ, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Đồng thời hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ học văn hóa, học nghề và trợ cấp khó khăn ban đầu...
Đại biểu Hồ Trọng Ngũ cho rằng không nên quy định quyền của nạn nhân như dự luật, vì e rằng đến lúc nào đấy nhiều người muốn được trở thành nạn nhân của tội mua bán người.
“Thực tiễn của chúng ta rất nhiều người đang túng quẫn về cách làm ăn, về nguồn sống, cho nên rất sợ rằng nhiều người sẽ đi đến chuyện muốn trở thành nạn nhân của loại tội phạm này”, ông Ngũ nói.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng giải thích như vậy về lý do ông không đồng ý đưa “vận chuyển” vào tội danh khi thảo luận về dự án Luật Phòng chống mua bán người tại hội trường Quốc hội sáng 23/3.
Liên quan đến quy định về quản lý, kinh doanh dịch vụ, đại biểu Nguyễn Lân Dũng đề nghị đưa vào luật vấn đề bảo kê nhà nghỉ.
“Đây là một vấn đề bức xúc, tôi thấy có lẽ không nước nào có nhiều nhà nghỉ như nước mình, và tôi nghĩ không ai đến đây để nghỉ. Có người bảo kê để cho nhà nghỉ làm những việc không lành mạnh, trong đó người thiệt hại là phụ nữ”, đại biểu Dũng phân tích.
Được nhiều ý kiến cho rằng đã tiếp thu, chỉnh sửa khá tốt, song cũng còn không ít nội dung tại dự thảo luật được đề nghị làm rõ.
Theo Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, người đại diện ban soạn thảo dự án luật, vấn đề đại biểu Dũng nêu nằm trong câu chuyện khó nhất tại điều 2 (giải thích từ ngữ) và điều 3 (các hành vi bị nghiêm cấm) khi tiếp thu, chỉnh lý.
“Có nhiều ý kiến nói rằng bỏ tuyển mộ, vận chuyển… trong các hành vi bị nghiêm cấm, chúng tôi xin tiếp thu để nghiên cứu một lần nữa trước khi trình lại Quốc hội”, ông Cường nói.
Bên cạnh ý kiến bỏ tội danh cũng có đại biểu đề nghị bổ sung tội danh mới. Theo đại biểu Nguyễn Đình Xuân, những đường dây đưa phụ nữ Việt Nam sang nước ngoài đẻ thuê đủ để cấu thành tội mua bán trẻ em. Tuy nhiên vì luật pháp Việt Nam chưa quy định chưa thật rõ và đây là cơ hội để quy định thật rõ.
Ông Xuân giải thích, trong một số trường hợp người đi đẻ thuê vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm vì những đứa trẻ sau khi được giao cho người ta thì chưa chắc đã trở thành con nuôi mà có thể bị sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau và không loại trừ trường hợp mua bán tội phạm.
Quy định về quyền và việc hỗ trợ nạn nhân cũng là nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo dự thảo luật, nạn nhân có quyền yêu cầu được bảo vệ, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Đồng thời hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ học văn hóa, học nghề và trợ cấp khó khăn ban đầu...
Đại biểu Hồ Trọng Ngũ cho rằng không nên quy định quyền của nạn nhân như dự luật, vì e rằng đến lúc nào đấy nhiều người muốn được trở thành nạn nhân của tội mua bán người.
“Thực tiễn của chúng ta rất nhiều người đang túng quẫn về cách làm ăn, về nguồn sống, cho nên rất sợ rằng nhiều người sẽ đi đến chuyện muốn trở thành nạn nhân của loại tội phạm này”, ông Ngũ nói.